Bước tới nội dung

Giả thuyết UFO tâm lý xã hội

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giả thuyết tâm lý xã hội, viết tắt PSH, lập luận rằng ít nhất một số báo cáo UFO được giải thích tốt nhất bằng phương thức tâm lý hoặc xã hội. Nó thường trái ngược với giả thuyết ngoài Trái Đất (ETH) khá nổi tiếng và đặc biệt phổ biến trong giới nghiên cứu UFO ở Anh, như David Clarke, Hilary Evans, biên tập viên của tạp chí Magonia, và nhiều cộng tác viên cho tạp chí Fortean Times. Nó cũng phổ biến ở Pháp kể từ khi xuất bản một cuốn sách vào năm 1977 được viết bởi Michel Monnerie,[1] với nhan đề Et si les ovnis n'existaient pas? (Điều gì xảy ra nếu UFO không tồn tại?). Giới UFO học cho rằng giả thuyết tâm lý xã hội đôi khi bị nhầm lẫn với việc hạ bệ chống lại ETH tích cực, nhưng có một sự khác biệt quan trọng ở chỗ nhà nghiên cứu PSH coi UFO là một chủ đề thú vị đáng để nghiên cứu nghiêm túc, ngay cả khi nó được tiếp cận bằng thái độ hoài nghi (tức là cách không đáng tin).[2]

Giả thuyết tâm lý xã hội được xây dựng dựa trên phát hiện rằng hầu hết các báo cáo UFO đều có những giải thích thông thường như thiên thể, đèn máy bay, bóng bay và một loạt những thứ lẫn lộn khác nhìn thấy trên bầu trời thể hiện sự hiện diện của bầu không khí cảm xúc bất thường làm sai lệch nhận thức và ý nghĩa thấy được và sự bất thường của các chất kích thích trên mặt đất đơn thuần.[3][4][5] Trong tình huống kỳ lạ hơn khi mọi người thú nhận việc tiếp xúc trực tiếp với người ngoài hành tinh, nhu cầu tiếp cận tâm lý xã hội dường như được bắt buộc bởi sự hiện diện của ít nhất 70 lời xác nhận của những người gặp người Sao Kim và ít nhất 50 lời xác nhận gặp người Sao Hỏa; cả hai thế giới bây giờ được biết là không thể ở được và chẳng có nền văn minh tiên tiến nào. Trò bịp bợm xem ra giải thích một số tuyên bố của những người tiếp xúc này, nhưng những cơn mộng mị, ảo giác và những diễn biến tinh thần khác rõ ràng có liên quan đến chất liệu dựa trên huyền thoại như vậy. Bằng cách khái quát hóa, các tài liệu khác cho thấy sự hiện diện của các thực thể ngoài hành tinh đến từ nơi khác mà giả thuyết vừa nêu có thể giải thích được bằng các cách thức tương tự. Sự hiện diện quan sát về hoạt động và hình ảnh hoặc chủ đề giống như giấc mơ siêu thực dựa trên môi trường văn hóa và các nguồn tài liệu được hiểu theo lịch sử củng cố cho đề xuất rằng giả thuyết ngoài Trái Đất là không cần thiết và, bằng dao cạo Occam, có lẽ không chính xác.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn học UFO tiếng Anh, thuật ngữ giả thuyết tâm lý xã hội lần đầu tiên đạt được sự nổi bật vào tháng 4 năm 1984 khi trang bìa của tờ Magonia có dòng chữ "Sự trỗi dậy của giả thuyết tâm lý xã hội" của Jacques Scornaux và Peter Rogerson. Việc sử dụng thuật ngữ này của Scornaux[6] đánh dấu quay trở lại các cuộc tranh cãi UFO của Pháp được nảy sinh từ Michel Monnerie có cuốn sách Le Naufrage des Extra-terrestres (1979) đưa ra "le modèle socio-psychologique" như một thách thức trực tiếp đối với giả thuyết ngoài Trái Đất.[7] Claude Maugé đã cho độc giả Magonia thấy một phác thảo ngắn gọn về "mô hình tâm lý xã hội" xuất hiện từ các nghiên cứu của Pháp vào năm 1983, nhưng việc lật các âm tiết làm cho thuật ngữ này trở nên thông thường hơn đối với từ vựng học thuật hiện có.[8] Rogerson áp dụng thuật ngữ giúp ông diễn tả một sự tiến hóa và giảm dần các giả thuyết kỳ lạ mà ông lấy làm hứng thú ban đầu bao gồm các khái niệm huyền bí như psi, ảo giác tập thể và vô thức tập thể.[9] Thuật ngữ này đánh dấu sự nắm giữ của một hệ thống hoàn toàn bình thường các quá trình tâm lý bao gồm giấc mơ, ảo giác, giải thích tưởng tượng về các kích thích thực tế về vật chất, bóp méo nhận thức và trải nghiệm siêu hình. Đây là những thứ bị ảnh hưởng bởi huyền thoại văn hóa, điều kiện xã hội và bối cảnh lịch sử. Kể từ năm 1968, nhóm các nhà văn viết cho Magonia đã tìm hiểu các lựa chọn thay thế cho ETH theo nghĩa chung rằng nó đã không giải thích được phần lớn những gì được nhìn thấy trong các trường hợp kỳ lạ ở mức độ cao. Roger Sandell đã nói về việc trở thành một nhà nghiên cứu UFO đam mê và trực tính cho đến khi ông nhận ra rằng các báo cáo UFO mà mình thu thập được từ một làn sóng xứ Wales năm 1905 có ý nghĩa rất nhỏ và là một phần của một loạt câu chuyện ma và ảo ảnh tôn giáo lớn hơn. Ông lưu ý rằng tư tưởng giới nghiên cứu UFO đã từng bị chi phối bởi các lý thuyết rằng Sao Kim và Sao Hỏa là nguồn gốc của UFO, nhưng chương trình không gian đã cho thấy chúng thực sự chẳng có sự sống nào cả. Thêm vào tài liệu khải huyền và quỷ học của tư duy UFO đương thời và nhu cầu suy nghĩ lại lớn hơn dường như là bắt buộc. Tất cả liệu có thể là sản phẩm trần tục của tâm trí con người như giấc mơ, tin đồn và trò lừa bịp không?[10] Peter Rogerson đã bị thuyết phục tương tự đoại loại như chúng ta đang chứng kiến ​​sự trỗi dậy của một thần thoại đương đại và ủng hộ tìm kiếm toàn diện các tiền đề lịch sử về UFO. Ông bắt đầu tìm kiếm các yếu tố xã hội thúc đẩy làn sóng UFO và sự hoảng loạn xã hội. Các nhà văn Magonia sẽ chỉ ra "mối quan hệ giữa làn sóng UFO và những thời kỳ thay đổi xã hội triệt để"[11] khi Rogerson đưa ra rằng độ hình UFO Pháp năm 1954 đã xảy ra vào "thời điểm thất bại của quốc gia và khủng hoảng chính phủ."[12] Trong một tác phẩm nổi bật, ông đã đưa ra một bài suy tưởng dài về các cộng hưởng xã hội và ảnh hưởng tư tưởng hình thành nên niềm tin khác nhau được tìm thấy trong giới nhà văn UFO xuyên suốt lịch sử UFO.[13] Allen Greenfield thú nhận trong Magonia vào năm 1979 rằng ông đã trở nên bất mãn với cảm xúc chia rẽ và suy nghĩ tập thể về văn hóa UFO và lo lắng về ảnh hưởng của niềm tin mà cuối cùng ông đã thấy trong tác phẩm đầu tiên của mình ủng hộ ETH. Ông bắt đầu nghĩ rằng bí ẩn lớn hơn không phải ở chỗ UFO là gì, mà là "Chúng ta phải làm gì với toàn bộ tin đồn phức tạp trên toàn thế giới…chúng ta sẽ làm gì với tin đồn – huyền thoại UFO?" Ý nghĩa của tất cả các câu chuyện thần thoại liên quan đến sự lan truyền của tin đồn UFO là gì?[14]

Khía cạnh khoa học viễn tưởng của thần thoại UFO

[sửa | sửa mã nguồn]

Bertrand Méheust, một nhà xã hội học người Pháp, đã bắt đầu một nghiên cứu về sự tương đồng khoa học viễn tưởng với thần thoại UFO khi ông tình cờ thấy một bản sao của cuốn tiểu thuyết năm 1908 nhan đề The Lightning Wheel của Jean de la Hire trong căn gác của gia đình mình. Ông mở nó ra và bắt đầu đọc làm thế nào mà các nhân vật trọng tâm cảm thấy mình bị một tia sáng nhấc lên vào trong một chiếc đĩa bay, kêu vo ve và phát sáng với một quầng sáng.[15] Khám phá này đã kích thích tìm kiếm sự tương đồng giữa các câu chuyện trải nghiệm UFO và nền văn học khoa học viễn tưởng trước năm 1947. Meheust đã tìm thấy hàng tá trong vô số ấn tượng hơn bao gồm các hiệu ứng kỳ diệu như trường lực vô hình, hiệu ứng thôi miên, vật chất hóa và phi vật chất hóa, dịch chuyển tức thời, đi xuyên tường, nâng bổng các thực thể và tia dừng động cơ.[16] Người ta cũng có thể tìm thấy những thực thể dạng người này đến thăm Trái Đất vì một loạt các động thái mà UFO sau này nghĩ rằng: muốn theo dõi con người, thử nghiệm chúng ta, gây giống với chúng ta, tạo ra một chương trình đa thế hệ để định hình loài người, đối phó với thế giới sắp chết của họ, xâm chiếm thế giới của chúng ta, và dạy chúng ta bài học về lịch sử vũ trụ và nhu cầu hòa bình. Trong khi một số điều này có thể bị loại bỏ do sự trùng hợp được thúc đẩy bởi lý do và kỳ vọng tương tự về tương lai, thường thì những điều kỳ diệu này gợi nhớ nhiều hơn đến thần thoại huyền bí siêu nhiên và cũ hơn là những gì thực sự được kỳ vọng sẽ được tạo ra bằng công nghệ tương lai. Michel Monnerie đưa nghiên cứu của Meheust vào bài phê bình lịch sử lớn hơn của ông về những gì hình thành nên thần thoại UFO.[17] Michel Meurger xứng đáng được đề cập đặc biệt cho việc mở rộng luận điểm của Meheust thành một bản tóm tắt đầy ấn tượng về sự tương đồng với gần 800 chú thích và một bộ gồm hàng tá hình minh họa.[18] Một bài báo tiếp theo, bằng tiếng Anh, trình bày một nghiên cứu lịch sử tập trung, cho thấy sự liên tục giữa những nỗi kinh hoàng y học ác mộng được trải nghiệm trong các câu chuyện bắt cóc UFO hiện đại, trở lại thông qua các nhà khoa học điên rồ của loại truyện khoa học viễn tưởng giật gân, được xây dựng lần lượt trên những lời đồn đại và tuyên truyền chống giải phẫu sinh thể vốn thịnh hành vào thế kỷ 19.[19]

Jacques Vallee là một trong những nhà nghiên cứu UFO đầu tiên lưu ý rằng các hiệu ứng điện từ liên quan đến UFO có thể được tìm thấy trong tác phẩm thuộc thể loại hư cấu trước đó như một vở kịch được viết bởi Arthur Koestler và tiểu thuyết đĩa bay đầu tiên – The Flying Saucer của Bernard Newman (1948).[20] Quan sát này từng được mở rộng trong một nghiên cứu được công bố tại Magonia đó là dấu vết sự tiếp nối của một cỗ máy chống lại máy móc quay trở lại qua những tin đồn thời chiến về việc Marconi đang phát triển loại tia dừng động cơ và bối cảnh văn hóa đáng kinh ngạc của các bộ phim truyện, phim dài tập và những câu chuyện giật gân tưởng tượng về các cuộc chiến trong tương lai và các loại siêu vũ khí sẽ chiến đấu với chúng.[21]

Meheust sớm thấy rằng các chủng loài ngoài hành tinh phổ biến hơn trong những trải nghiệm UFO đã được thể hiện tốt trong thời kỳ tạp chí giật gân của Hugo Gernsback (1926–36).[22] Cái nhìn sâu sắc này đã tiếp nối chi tiết ngày càng tăng bởi các nhà nghiên cứu tiếp theo. Đặc biệt, Grays hiện được hiểu là một khuôn mẫu phần lớn bởi vì Gernsback đặc biệt yêu cầu các nhà văn của mình thực hiện những câu chuyện kể về sự tiến hóa trong tương lai khiến những sinh vật này phát triển bộ não lớn nhưng cơ thể bị suy nhược do công nghệ khiến cơ bắp không thích hợp cho sự sinh tồn.[23][24] Gernsback yêu thích các tác phẩm của H.G. Wells, in lại tác phẩm của đại văn hào này và chính Wells là người đầu tiên phát triển logic của tiến trình thoái hóa như vậy mà ông đã đưa vào kiệt tác War of the Worlds (1898).[25] Những sửa đổi quan trọng đối với nguyên mẫu đã được giới thiệu bởi nhóm sáng tạo từng dựng nên người ngoài hành tinh xuất hiện ở cao trào trong bộ phim của Spielberg mang tên Close Encounters of the Third Kind (1977). Đôi mắt đen hoàn toàn và cái cổ hình bút chì mỏng đã sớm xuất hiện qua người ngoài hành tinh đầu trọc trong những cuộc gặp gỡ UFO nhằm bắt chước hình ảnh phim. Trong khi công chúng đã có ấn tượng rằng người ngoài hành tinh sẽ dựa trên những sinh vật được tìm thấy trong các cuộc điều tra UFO; nhóm thiết kế người ngoài hành tinh CE3K chưa bao giờ đưa ra các bản vẽ dựa trên tác phẩm của họ. Họ chỉ nhận một chỉ thị bằng lời nói ngắn gọn rằng các sinh vật này nên có đầu to và ngắn.[26][27]

Một số tác phẩm cũng được tạo nên dựa trên các câu chuyện nền về văn hóa đối với các loài côn trùng dạng người,[28] bò sát giống người,[29][30] và một số lời sáo rỗng ít kinh dị hơn.[31] Ngay cả tiền thân của thời trang ngoài hành tinh đã được nhìn vào với một phong cách nhẹ nhàng.[32] Một số phần khác trong truyền thống này khám phá thuyết bí truyền về cái đĩa đậm chất khoa học giả tưởng như chứng mất trí nhớ đường vào nhà,[33] khinh thân kỳ diệu do ánh sáng nâng lên,[34] tính vật lý của việc di chuyển xuyên tường,[35] lực đẩy từ tính,[36] và người ngoài hành tinh lấy dinh dưỡng qua da[37] dọc theo con đường tâm lý và lịch sử.

Tin đồn đĩa bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể cho rằng bí ẩn sâu rộng và đáng ngạc nhiên nhất được giải đáp bằng nghiên cứu tâm lý xã hội là câu đố do J. Allen Hynek đặt ra vào năm 1977: "Tại sao đĩa bay? Tại sao không phải là hình khối bay hoặc kim tự tháp bay, hoặc vì vấn đề đó, tại sao không phải là những chú voi hồng bay hay thậm chí những tòa nhà bay, báo cáo từ một trăm quốc gia khác nhau? Thật vậy, nếu các báo cáo về UFO hoàn toàn là kết quả của trí tưởng tượng phấn khích, tại sao không phải hàng trăm, có thể hàng ngàn loại báo cáo hoàn toàn và triệt để khác nhau khi những người thuộc các nền văn hóa khác nhau thả trí tưởng tượng có điều kiện cục bộ của họ?"[38] Nhà sử học UFO David M. Jacobs, đã diễn đạt một số điều hơi khác vào năm 1987: "không có tiền lệ cho sự xuất hiện hoặc hình dạng của các vật thể này vào năm 1947" trong các bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng, văn hóa khoa học viễn tưởng phổ thông hoặc văn hóa đại chúng nói chung. Chúng không giống với các tên lửa huyền ảo hoặc những vật phẩm du hành vũ trụ trên Trái Đất trong văn học SF.[39] Năm 1988, Martin Kottmeyer đã quan sát một đồng nghiệp đang cố gắng suy đoán rằng nguồn hình ảnh chiếc đĩa nằm trong một phong trào nghệ thuật nhất định. Trong khi khái niệm ngay lập tức đẩy anh ta vào chỗ sai lệch, anh ta bắt đầu suy nghĩ về những gì có thể là một cách tiếp cận tốt hơn. Anh ta sớm bắt đầu tập hợp lại những bài viết mà anh ta có thể tìm thấy về vụ chứng kiến UFO của Kenneth Arnold vào năm 1947, thường được coi là sự khởi đầu của hiện tượng UFO hiện đại. Một trong những điều đầu tiên anh ta hướng đến là một cuốn hồi ký được đưa ra như một bài phát biểu trước Đại hội UFO Quốc tế lần thứ nhất vào năm 1977.[40] Mắt anh sớm rơi vào một tuyên bố của Arnold rằng vật thể mà ông nhìn thấy "không phải là hình tròn." Arnold cũng phàn nàn danh hiệu đĩa bay phát sinh vì "sự hiểu lầm lớn" từ phía phóng viên đã viết câu chuyện cho hãng tin Associated Press.[41] Bill Bequette bèn hỏi ông là vật thể bay như thế nào và Arnold trả lời rằng, "Chà, chúng bay thất thường, giống như một chiếc đĩa bay nếu bạn quẳng nó trên mặt nước." Mục đích của phép ẩn dụ là mô tả chuyển động của vật thể này mà không phải hình dạng của chúng. Bill Bequette sau đó cứ khẳng định rằng lỗi không phải ở anh ta, mà do chính Arnold[42] nhưng, cuối cùng, việc ai là người đổ lỗi cho nó không quan trọng. Sự thật nổi bật duy nhất là một sai lầm chắc chắn đã được thực hiện ở đâu đó. Mọi nghi ngờ về điều này đã được loại bỏ bằng cách chuyển sang tài liệu đầu tiên được viết bởi Kenneth Arnold, bản báo cáo mà ông đã viết và gửi cho Không quân chỉ vài ngày sau khi nhìn thấy chín vật thể bí ẩn đang tăng tốc ngang qua mặt Núi Rainier.[43] Nó bao gồm một bản vẽ của hình được tạo bởi một trong các vật thể này. Nó chắc chắn là sự xác nhận của cuốn hồi ký. Nó không phải là hình tròn hoặc tròn như một chiếc đĩa theo đúng nghĩa đen. Gót giày hoặc bọ cánh cứng có thể biểu hiện tốt hơn hình dạng không phù hợp lúng túng.

Ẩn ý logic của những cái đĩa là một sai lầm có cảm giác của sự chuyển đổi dạng thức sang Kottmeyer, giống như đột nhiên biết rằng một trong những tiên đề mà một người học được ở trường hình thành nền tảng của lý luận hình học Euclidean đã thay đổi. Một người không sống trong vũ trụ Euclidean, mà một người Riemannian nơi một đường thẳng không còn là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm. Tất cả những người vào năm 1947 đã báo cáo nhìn thấy những chiếc phi thuyền hình tròn, hình đĩa, hình dĩa (82% trong số 853 trường hợp được Ted Bloecher thu thập)[44] dựa trên những kỳ vọng của họ về một sai lầm, một tin đồn với thông tin báo chí. Họ không nhìn thấy cái mà Arnold trông thấy, chỉ những gì họ kể lại cái ông ấy đã thấy. Tương tự như vậy, tin đồn đã định hình hiện tượng ufo trong nhiều thập kỷ sau đó giữ hình dạng chiếm ưu thế trong toàn bộ nền văn hóa, định hình hình ảnh phim, ảnh chụp chiếc đĩa, minh họa UFO, câu chuyện về người tiếp xúc và trải nghiệm bắt cóc kỳ lạ bởi một trong số 82% mô tả con tàu trong các báo cáo về hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc rơi vào danh mục đĩa bay.[45] Nó có thể được tìm thấy trong gần như tất cả các trường hợp nổi tiếng: cuộc hành trình bị gián đoạn của Betty & Barney Hill, Herb Schirmer, Travis Walton, vụ Andreasson, Whitley Strieber.

Kottmeyer lần đầu tiên tường thuật khám phá của mình trong một lá thư gửi cho tờ Saucer Smear xuất bản ngày 25 tháng 4 năm 1988.[46] Nó được phổ biến rộng rãi hơn khi phát hiện này được công bố như một phần của một bài báo có tiêu đề "Entirely Unpredisposed" xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Magonia vào năm 1990.[47] Tại đây, ông đã nói ra ý nghĩa biện luận đầy đủ của nó: "Ẩn ý của lỗi báo chí này là cực kỳ đáng kinh ngạc. Không chỉ rõ ràng nó gợi ra một nguồn gốc văn hóa của toàn bộ hiện tượng đĩa bay, nó còn dựng lên một nghịch lý bậc nhất trong mọi nỗ lực nhằm diễn giải hiện tượng theo thuật ngữ ngoài Trái Đất: Tại sao người ngoài hành tinh lại tái thiết kế con tàu của họ để phù hợp với lỗi của Bequette?" Năm 1993, ông đã đưa ra một bài tường thuật đầy đủ hơn về tầm quan trọng của phát hiện trong một tác phẩm có tiêu đề "The Saucer Error."[48] Một số người hoài nghi ETH chấp nhận lập luận của Kottmeyer và cố gắng mở rộng nó bằng các tài liệu bổ sung liên quan đến các tác phẩm của Arnold. Bìa cuốn hồi ký năm 1950 của Arnold về sự kiện năm 1947 có nhan đề The Saucer As I Saw It đã được chỉ ra là cho thấy một chiếc phi thuyền hình lưỡi liềm hơn nhiều so với bản vẽ trong báo cáo AF. Một bức ảnh chụp cảnh Arnold đang cầm một bản phác thảo thể hiện một hình dạng khác biệt tinh tế cũng được nhấn mạnh về tầm quan trọng. Mặc dù không hứng thú với sự diễn đạt hoa mỹ của câu chuyện, nhưng không nên bỏ qua rằng cuộc điều tra lịch sử luôn ưu tiên các tài liệu sớm nhất của một trường hợp và những tài liệu được tạo ra bởi các nhân chứng qua các trích dẫn báo chí sau này và đã qua sử dụng. Những hình ảnh và bài viết gần đây dễ bị tổn thương bởi một loạt các nghi ngờ liên quan đến cả bộ nhớ và biến dạng phát sinh từ các phiên bản được định hình bởi các vấn đề đến muộn và cách thức diễn giải hay thay đổi, đủ lý do để bỏ qua chúng.

Phản biện chính được nâng cao hòng cứu vãn ETH là những chiếc đĩa bay đã được nhìn thấy trước khi câu chuyện của Kenneth Arnold xuất hiện trêng trang nhất các báo và chuyện này không thể được định hình bởi tin đồn. Nhiều báo cáo trong số này chưa bao giờ được công bố, chứ chưa nói đến việc điều tra, trước khi Arnold trở thành tâm điểm của báo chí và do đó rất dễ bị lỗi về bộ nhớ và đề xuất. Ngay cả khi cuối cùng được tìm thấy với một phả hệ thỏa đáng, lập luận bỏ qua rằng Hynek và Jacobs chỉ đưa ra những câu hỏi họ đã làm bởi vì đĩa là hình dạng thống trị của ufos sau năm 1947. Không có nghiên cứu nào thay đổi thực tế là chiếc đĩa chỉ tạo nên một tỷ lệ nhỏ của những thứ nhìn thấy trên bầu trời trước năm 1947 và sẽ không bao giờ được chứng minh là chiếm ưu thế. Sự sai lầm của cách tiếp cận này được thể hiện bằng cách tưởng tượng những gì một nhà tư tưởng giống Hynek, đắm chìm trong các báo cáo về thời kỳ khinh khí cầu (1896/7), hỏi và trả lời, "Tại sao là hình xì gà và không phải là hình cầu hay hình khối?" và sau đó được cho biết rằng các báo cáo về một vật thể hình xì gà chậm chập, bay thấp vào năm 1347.[49] có nghĩa là ông đã không tìm thấy nguồn gốc của vấn đề. Ông rõ ràng phớt lờ báo cáo chừng như không mấy liên quan – vấn đề ngầm là giải thích sự thống trị của hình dạng. Tin đồn được tạo ra bởi báo cáo của Arnold là câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi của Hynek, bất kể các trường hợp nhỏ là ngoại lệ đối với những kẻ thống trị trong thời đại của họ.

Làn sóng tàu ma bay lượn

[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những thất bại nổi bật hơn của ETH là trong lĩnh vực đưa ra lời giải thích về làn sóng UFO. Trong vài thập kỷ đầu tiên của cuộc tranh cãi về chiếc đĩa bay, một số nhà nghiên cứu đã tìm cách lập luận rằng những làn sóng này được tạo ra bởi những chiếc đĩa đặt thời gian đến gần Sao Hỏa. Dự đoán đã được tạo ra, nhưng đáng chú ý là thất bại.[50][51][52][53] Một nghiên cứu năm 1962 đã nhận xét, "Nếu một người làm việc với dữ liệu giới hạn trong giai đoạn 1950 đến 1956, người ta có thể tranh luận về mối tương quan mạnh mẽ như một phần nghìn so với cơ hội tồn tại."[54] Tuy nhiên, bên ngoài tập hợp giới hạn này, rõ ràng không thể tìm thấy mối tương quan nào. Charles H. Smiley, Chủ tịch Khoa Thiên văn học tại Đại học Brown đã tính toán 14 quỹ đạo năng lượng tối thiểu lý tưởng để vận chuyển từ Sao Hỏa đến Trái Đất và Sao Kim đến Trái Đất trong khoảng thời gian từ 1956 đến 1965 và xác định thời gian đến có thể cộng và trừ mười ngày. Sau đó, ông đã xem xét số lượng báo cáo UFO cho Blue Book trong những khoảng thời gian này. Chúng rõ ràng không đáng kể và tương ứng với việc chẳng có làn sóng nào cả.[55] Các nhà nghiên cứu khác cho rằng làn sóng là dấu hiệu của các hoạt động theo giai đoạn, chỉ dẫn về việc xây dựng căn cứ hoặc cách giảm bớt sự nhạy cảm của con người đối với sự hiện diện ngoài hành tinh trước khi vượt qua Liên lạc hoặc Hạ cánh Quy mô, sẽ lên đến đỉnh điểm trong tương lai sắp xảy ra.[56][57][58][59] Những dự đoán này rõ ràng cũng gặp phải thất bại.

Các nhà nghiên cứu người Anh, bối rối trước những thất bại đã quyết định đưa mọi thứ đi theo hướng mới: Peter Rogerson viết, "Cần có một nỗ lực hợp tác lớn trong một cuộc tìm kiếm có hệ thống về các 'làn sóng' trước năm 1947, nếu có thể, xem xét kỹ lưỡng báo chí quốc gia và địa phương, và các tạp chí khoa học và phổ thông, bắt đầu với thời kỳ UFO bay theo đội hình, sau đó là thời kỳ khác." Cần chú ý đến "nền tảng xã hội, tôn giáo, chính trị và khoa học."[60] Công trình của Roger Sandell về sự bùng phát UFO năm 1905 ở xứ Wales đã gợi ý rằng những làn sóng trước đó có những khía cạnh kỳ lạ, một số vật liệu lạ thường cao lặp lại qua các trường hợp hiện đại, nhưng không phải theo cách mà mọi người có thể hy vọng nếu ai đó nghĩ chúng có nguồn gốc ngoài hành tinh. Mary Jones đã gặp một người đàn ông mặc đồ đen nham hiểm mà cô xác định là Satan, nhưng có lẽ nghĩ rằng một MIB không phải là vụ xứ Wale năm 1905.[61] Những gã áo đen khác được nhìn thấy và một người biến thành một con chó đen trước mắt một nhân chứng.[62][63][64] Lưu ý những điều như vậy chỉ làm tăng thêm sự phức tạp của hiện tượng UFO mà ông thúc đẩy tiến độ chỉ có thể được thực hiện bởi nghiên cứu chi tiết được tiến hành mà không có định kiến.

Nigel Watson, vào lúc này, đã bắt đầu tường thuật nghiên cứu của mình về cơn hoảng loạn tháng 3–tháng 5 năm 1909 liên quan đến niềm tin rằng khinh khí cầu của Đức đang do thám nước Anh.[65][66][67][68][69] Đội hinh khinh khí cầu ma cuối cùng sẽ được xếp vào danh mục[70] từ một loạt các địa điểm khác nhau như New Zealand năm 1909,[71][72] Nga và Ba Lan năm 1892, Canada năm 1896, bang Washington năm 1908, Đan Mạch năm 1908,[73] Nam Phi năm 1914 và Na Uy năm 1914-1916. Những làn sóng này thường liên quan đến phi thuyền hình điếu xì gà gợi nhớ nhiều hơn về Zeppelins so với tàu vũ trụ ngoài hành tinh và có sự tham gia của những tin đồn về các điệp viên nước ngoài và mạng lưới gián điệp. Họ thường có những hình thức chứng cứ vật lý của riêng mình, nhiều nhân chứng cho phi thuyền với những chi tiết không thể xảy ra và những cuộc gặp gỡ gần gũi siêu thực. Các tin đồn đều có những khía cạnh bình dị chỉ ra nhu cầu diễn giải chúng theo bối cảnh xã hội đương thời – thường căng thẳng về chiến tranh sắp xảy ra, đôi khi là những xung đột chính trị trong xã hội.

Đến những năm 1930, hình ảnh của những chiếc khinh khí cầu ma đã được thay thế bằng những chiếc máy bay ma – 'vật bay ma' ở những nơi bao gồm Scandinavia và Anh. Hình ảnh vật bay ma sau này biến thành Foo-fighters và tên lửa ma, phù hợp với những tin đồn mới và sự thật mới hơn về việc phát triển công nghệ hiện đại.[74] Một nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một sự bùng nổ vào giữa những năm 1600 qua những lời tiên tri đi kèm với những tin đồn về vụ lật đổ sắp xảy ra của Vua và Giáo hội. Sự sắp xếp của các hiện tượng trên không và các sự kiện chính trị bị cáo buộc sớm nhất là John Aubrey, nhà sưu tầm đồ cổ, liên quan đến các sự kiện vào năm 1647. Hàng loạt cảnh tượng mặt trời thứ hai, mặt trăng thứ hai và đội quân diễu hành trên bầu trời, được giả định, xảy ra trước cả Đạo luật Thống nhất năm 1662 và sự phục hưng của Giáo hội Anh.[75] Hình ảnh của những làn sóng trước đó tạo ra ít cơ sở cho các diễn giải ngoài hành tinh: chúng không còn trông dáng vẻ tương lai dù chỉ với hình dạng Zeppelin, chân vịt, cánh vỗ, cột buồm, boong tàu và con người trong trang phục đương đại. Dường như không thể phủ nhận rằng các lực lượng xã hội là cần thiết để giải thích hiện tượng này. Bất kể lời giải thích cuối cùng về những làn sóng UFO hiện đại của từng cá nhân là gì, thì rõ ràng là các lực lượng xã hội có thể là nguyên nhân đủ để tạo ra bầu không khí cảm xúc thuận lợi cho việc nhìn thấy mọi thứ trên bầu trời không hoàn toàn có thật.

Với tinh thần tham gia vào "một quá trình nghiên cứu thử & sai kéo dài, chậm",[76] các biến thể trong những giải thích này đã được thử nghiệm. Làn sóng Wales năm 1905 xảy ra vào thời điểm các giá trị truyền thống bị công kích từ thế giới hiện đại. Sự hồi sinh tôn giáo liên quan đến những vụ chứng kiến này có thể được tạo ra bởi những căng thẳng của sự thay đổi xã hội nhanh chóng, chưa từng có.[77] Các nhà nghiên cứu tâm lý xã hội đã xem xét các khái niệm khác như quan niệm của Phil Klass rằng phương tiện truyền thông là động lực chính của vạt nhưng họ thấy nó rất khó hiểu đến mức tai tiếng,[78][79][80][81] thật khó chấp nhận nó có bất cứ điều gì giống như vai trò lớn mà ông nghi ngờ. Truyền thông chắc chắn đóng góp hình ảnh, nhưng thành phần cảm xúc của những tin đồn liên quan đến làn sóng phụ thuộc vào các khía cạnh lớn hơn của môi trường xã hội.

Cần phải nói thêm rằng các nhà nghiên cứu trong truyền thống tâm lý xã hội đã không dành nhiều sự tôn trọng cho các khái niệm dễ dàng của làn sóng này ví như hội chứng cuồng loạn tập thể khi được thể hiện trở lại vào năm 1954 bởi nhà tâm thần học người Pháp George Heuyer.[82] Vào thời điểm họ viết, những nghi ngờ đã được bày tỏ. Mark Rhine trong báo cáo của Condon và Robert Hall cho Hội nghị chuyên đề về UFO AAAS năm 1969 đã xem xét các giai đoạn kinh điển nhất định của hội chứng cuồng loạn tập thể hoặc sự lây lan chứng cuồng loạn như dịch bệnh bọ tháng Sáu, dịch bệnh rỗ kính chắn gió Seattle, và kẻ thả chất độc điên cuồng ở Mattoon, để thấy rõ như thế nào họ có thể phục vụ như các mô hình giải thích cho những gì đang xảy ra với hiện tượng UFO. Không phát triển ý tưởng rất xa và Hall nhận thấy một số khó khăn khi so sánh các hiện tượng này, có lẽ đáng chú ý nhất là đặc điểm thoáng qua của những dịch bệnh xã hội kiểu mẫu.[83] Michael Swords sau đó đã đưa ra những quan sát bổ sung mà về cơ bản đã giết chết nó cho các nhà nghiên cứu ở cả hai phía của cuộc tranh luận.[84] Trong một cuộc thảo luận gần đây về làn sóng Warminster ở Anh những năm 1960, các nhà nghiên cứu lặp lại những phát triển này và thích thảo luận về làn sóng này như một ảo tưởng tập thể được duy trì bởi tin đồn và những câu chuyện tầm phào.[85] Với sự suy giảm chung của sự tôn trọng đối với khái niệm hội chứng cuồng loạn rộng lớn hơn trong tâm lý học hiện đại; điều này có vẻ tốt.

Huyền thoại hiện đại của Jung

[sửa | sửa mã nguồn]

Với bài tiểu luận Flying Saucers: A Modern Myth of Things Seen in the Skies (1958), Carl Gustav Jung có thể được xem là một trong những người sáng lập của PSH. Một số người cũng nói rằng vì sử dụng khái niệm đồng bộ trong cuốn sách này,[86] ông còn là một trong những người sáng lập ra những lời giải thích huyền bí về hiện tượng UFO. Đôi khi những người ủng hộ ETH nói rằng trong khi Jung tiếp cận UFO về mặt tâm lý vì ông là một nhà tâm lý học, ông cũng ghi nhận rằng một số có thể là vật thể vật lý thực sự nằm dưới quyền điều khiển của trí thông minh, trích dẫn cụ thể là sự ăn mòn radar. Họ nói rằng Jung thực sự nghiêm túc xem xét Giả thuyết ngoài Trái Đất. Hãng tin Associated Press đã dẫn lời ông vào năm 1958, "một lời giải thích tâm lý thuần túy bị loại trừ." Những chiếc đĩa bay là có thật và "có dấu hiệu hướng dẫn thông minh và phi công gần giống người. Tôi chỉ có thể nói chắc chắn rằng những điều này không hẳn là tin đồn, một cái gì đó đã được nhìn thấy....Nếu nguồn gốc ngoài hành tinh của những hiện tượng này được xác nhận, điều này sẽ chứng minh sự tồn tại của một mối quan hệ liên hành tinh thông minh.... Việc chế tạo những cỗ máy này chứng tỏ một nền khoa học kỹ thuật vượt trội so với chúng ta khó mà chối cãi nổi."[87] Các môn đệ của Jung đã đưa ra những phản bác thận trọng.[88]

Jung đã phàn nàn một cách nguy hiểm về tờ báo năm 1958 vì đã khiến ông trông giống như một người tin rằng UFO là có thật. "Bản tường thuật này sai hoàn toàn." Jung hoàn toàn không cam kết về vấn đề chúng là thật hay không thật.[89] Ông đã cố gắng ghi chép trung thực. "Tôi được trích dẫn là một tín đồ của chiếc đĩa bay. Tôi đã đưa ra một tuyên bố với United Press và cung cấp một phiên bản thực sự ý kiến của tôi, nhưng lần này mối dây đã chết: không ai, cho đến nay tôi biết, đã nhận được bất kỳ thông báo nào về nó, ngoại trừ một tờ báo Đức… người ta phải rút ra kết luận rằng các hãng tin khẳng định về sự tồn tại của UFO là đáng hoan nghênh, nhưng sự hoài nghi đó dường như là không mong muốn. Tin rằng UFO là có thật phù hợp với quan điểm chung, trong khi sự hoài nghi không được khuyến khích… Bản thân sự thật đáng chú ý này chắc chắn xứng đáng với sự quan tâm của nhà tâm lý học."[90]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Monnerie, M. (1977). Et si les ovnis n'existaient pas? Paris: Les Humanoïdes Associés.
  2. ^ "Ritual Debunker Abuse", the Hierophant, Fortean Times issue 216 (November 2006), page 13.
  3. ^ Allan Hendry, The UFO Handbook, Doubleday, 1979, p. 154
  4. ^ "Allan Hendry Comments on Dr. Westrum's Review" (of The UFO Handbook) Zetetic Scholar #5, 1979, pp. 107-10.
  5. ^ Elaine Hendry "Comments on J. Richard Greenwell's 'Theories, Hypotheses, and Speculations on the Origins of UFOs'" Zetetic Scholar, #7, 1980, pp. 79-80.
  6. ^ “The Rising and the Limits of a Doubt. Jacques Scornaux”. haaan.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ Michel Monnerie, Le Naufrage des Extra-terrestres, Nouvelles Editions Rationalistes, 1979, p. 56.
  8. ^ Claude Mauge "Questioning the 'Real' Phenomenon" Magonia #13 1983, pp. 3-5, 15. “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  9. ^ “It's All In The Mind. Peter Rogerson”. haaan.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ Roger Sandell, Peter Rogerson, John Rimmer "Ten Years On: The Editors Look Back on a Decade of Ufology" MUFOB, new series 10 spring 1978, pp. 7-8, 16. “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  11. ^ "Notes & Quotes" Magonia #3 Spring 1980, pp. 10-11.
  12. ^ Peter Rogerson, "Towards a revisionist history of Ufology" MUFOB new series #13 Winter 1978/9, pp. 13-15.
  13. ^ Peter Rogerson "Why Have All the UFOs Gone?" Magonia #7 1981 pp. 3-9, 13-15. “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  14. ^ Allen H. Greenfield "Confessions of a Ufologist" MUFOB, new series 15 summer 1979, pp. 7-8, 13. http://magonia.haaan.com/category/author/greenfield-allen/ Lưu trữ 2019-10-10 tại Wayback Machine
  15. ^ Jeffrey J. Kripal, Authors of the Impossible: The Paranormal and the Sacred, University of Chicago Press, 2010, pp. 206–8.
  16. ^ Bertrand Meheust, Science Fiction et Soucoupes Volantes Mercure de France, 1978
  17. ^ Michel Monnerie, Le Naufrage des Extra-terrestres, Nouvelles Editions Rationalistes, 1979.
  18. ^ Michel Meurger, ALIEN ABDUCTION: L'enlèvement Extraterrestre de la Fiction à la croyance -- Scientifictions: la Revue de l'Imaginaire Scientifique; numero 1, volume 1 Encrage, 1995 (bằng tiếng Pháp) 253pp.
  19. ^ Michel Meurger, "Surgeons from Outside" Fortean Studies # 3 (1996) pp. 308–21.
  20. ^ Jacques Vallee, Dimensions: A Casebook of Alien Contact Contemporary Books, 1988, p. 167.
  21. ^ Martin S. Kottmeyer, Magonia #90; November 2005, pp. 3–15. "Engine Stoppers Lưu trữ 2013-10-01 tại Wayback Machine"
  22. ^ Bertrand Meheust, Science Fiction et Soucoupes Volantes Mercure de France, 1978, pp. 126–35.
  23. ^ Mike Ashley and Robert A.W. Lowndes, The Gernsback Days: A Study of the evolution of modern science fiction from 1911 to 1936 Wildside, 2004, p. 169.
  24. ^ Martin Kottmeyer "Ghostly Grays: Earlier Hauntings" Magonia Supplement #60; ngày 7 tháng 2 năm 2006, pp. 3-5.http://www.users.waitrose.com/~magonia/ms60.htm
  25. ^ Ronald Story, ed. The Encyclopedia of Extraterrestrial Encounters: A Definitive Illustrated A-Z Guide to All Things Alien New American Library, 2001, pp. 223-30.
  26. ^ Ronald Story, ed. The Encyclopedia of Extraterrestrial Encounters: A Definitive Illustrated A-Z Guide to All Things Alien New American Library, 2001, pp. 26–29.
  27. ^ Don Shay, "Close Encounter Extraterrestrials" Cinefantastique, volume 7, #3/4, 1978. p. 14.
  28. ^ Ronald Story, ed. The Encyclopedia of Extraterrestrial Encounters: A Definitive Illustrated A-Z Guide to All Things Alien New American Library, 2001, pp. 266-70
  29. ^ Ronald Story, ed. The Encyclopedia of Extraterrestrial Encounters: A Definitive Illustrated A-Z Guide to All Things Alien New American Library, 2001, pp. 488-91.
  30. ^ Martin Kottmeyer, "Reptoid Fever" The REALL News, 11, #1, January 2003, pp. 1, 3, 5. http://www.reall.org/newsletter/v11/n01/reall-news-v11-n01.pdf This piece includes significant additions over the prior Story encyclopedia entry.
  31. ^ Martin Kottmeyer, "The Curse of the Space Mummies," The REALL News, 3, #ngày 5 tháng 5 năm 1995, pp. 4-8.http://www.reall.org/newsletter/v03/n05/index.html
  32. ^ Martin Kottmeyer, "Worst Dressed Grays List" ForgetoMori website; March 12th, 2009. http://forgetomori.com/2009/ufos/worst-dressed-grays-list/ Lưu trữ 2019-10-10 tại Wayback Machine
  33. ^ Martin Kottmeyer, " Aren't You Forgetting Doorway Amnesia?" SunLite volume 4, number 6; November–December 2012, pp. 29-34. http://home.comcast.net/~tprinty/UFO/SUNlite4_6.pdf Lưu trữ 2015-09-30 tại Wayback Machine
  34. ^ Martin Kottmeyer, "Ascension UFO-style" SunLite, volume 4, number 3; May–June 2012, pp. 18-28. http://home.comcast.net/~tprinty/UFO/SUNlite4_3.pdf Lưu trữ 2015-09-30 tại Wayback Machine
  35. ^ Martin Kottmeyer, "If That Someone's from Outer Space, They'll Just Go Through the Wall Anyways' Magonia Supplement #53, ngày 30 tháng 11 năm 2004, pp. 1-5. http://www.users.waitrose.com/~magonia/ms53.htm[liên kết hỏng].
  36. ^ "Magnetic Drives: The Secret Saucer Technology?" SunLite volume 5, number 2; March–April 2013, pp. 3-19. http://home.comcast.net/~tprinty/UFO/SUNlite5_2.pdf Lưu trữ 2015-09-30 tại Wayback Machine
  37. ^ Martin S. Kottmeyer, "A Mystery Until Now? Dunking Dr Jacobs in the Food Vat" Magonia Supplement #59, November 2005, pp. 1–4. http://www.users.waitrose.com/~magonia/ms59.htm Lưu trữ 2021-01-25 tại Wayback Machine
  38. ^ Hynek UFO Report, Dell, 1977, p. 28.
  39. ^ David M. Jacobs, "The New Era of UFO Research", Pursuit, no. 78, 1987, p. 50.
  40. ^ Kenneth Arnold, "How It All Began," in Curtis Fuller, ed., Proceedings of the First International UFO Congress, Warner Books, 1980, pp. 17-30.
  41. ^ Arnold incorrectly said United Press in his memoir, this is the correct attribution of the news service involved.
  42. ^ Ronald Story, ed. The Encyclopedia of Extraterrestrial Encounters: A Definitive Illustrated A-Z Guide to All Things Alien New American Library, 2001, pp. 88-9
  43. ^ Brad Steiger, Project Blue Book, Ballantine 1976, p. 33
  44. ^ Martin S. Kottmeyer, "A Plastic Phenomenon," The REALL News 6, #2, February 1998, pp. 1, 7-11.http://www.reall.org/newsletter/v11/n01/reall-news-v11-n01.pdf
  45. ^ Bullard, Thomas E., "UFO Abductions: The Measure of a Mystery. Volume 1: Comparative Study of Abduction Reports." Fund for UFO Research, 1987, p. 196.
  46. ^ Saucer Smear 35, #3 p.7
  47. ^ Martin Kottmeyer, "Entirely Unpredisposed," Magonia #35, January 1990, pp. 3-10;“Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) reprinted in The Skeptic, 8, #3, 1994, pp. 17-18.
  48. ^ Martin Kottmeyer, The REALL News, 1, #4, May 1993, pp. 1, 6. http://www.reall.org/newsletter/v01/n04/index.html
  49. ^ Jacques Vallee and Chris Aubeck, Wonders in the Sky: Unexplained Aerial Objects from Antiquity to Modern Times and their Impact on Human Culture, History, and Beliefs, Jeremy P. Tarcher / Penguin, 2010, case #125.
  50. ^ Dove, Lonzo "The Mars Explosions and the Flying Saucers," Space Review, 2, #ngày 3 tháng 7 năm 1953, p. 3.
  51. ^ Jarrold, Edgar R. "Spotlight on Australia," Space Review, 2, #ngày 3 tháng 7 năm 1953, p. 6.
  52. ^ Lord, Harry "Search for Patterns" Flying Saucers, January 1963, pp. 66-9.
  53. ^ Aimé Michel, Flying Saucers and the Straight-Line Mystery Criterion, 1958, pp. 205-6.
  54. ^ Jacques Vallée & Janine Vallée, "Mars and the Flying Saucers: A contribution to the scientific study of the periodicity of the flying saucer phenomenon in its correlation with the oppositions of Mars" Flying Saucer Review, 8, #5, September–October 1962, pp 5-11.
  55. ^ Charles Smiley, "The 8:05 from Mars is Late," The New Report on Flying Saucers by True magazine #2, 1967, pp. 30-1, 65.
  56. ^ Frank Edwards, Flying Saucers-Serious Business Bantam, 1966 pp. 182-3.
  57. ^ Frank Edwards, Flying Saucers-Here and Now Bantam, 1968 pp. 159-60.
  58. ^ John A. Keel, "'Flap Dates,' Kidnappings, and Secret Bases" True: The New Report on Flying Saucers, #2 Fawcett Publications, 1967, pp. 14-17, 56-60.
  59. ^ Richard Hall, Uninvited Guests, Aurora, 1988, pp. 213, 216-7.
  60. ^ Peter Rogerson, "New Directions for UFO Research." Merseyside UFO Bulletin volume 5, number 2, May 1972, “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  61. ^ Roger Sandell, "UFOs in Wales in 1905" Flying Saucer Review 17, #4, July/August 1971, pp. 24-5.
  62. ^ Roger Sandell, "More on Welsh UFOs" Flying Saucer Review 18, #2 March/April 1972, pp. 31-3.
  63. ^ Kevin McClure, Stars & Rumors of Stars, undated.
  64. ^ Kevin McClure, "Welsh Lights" in Peter Brookesmith, The Alien World, Black Cat, 1984, pp. 20-20.
  65. ^ Nigel Watson, The Cigar Ship of 1909! MUFOB new series 10, Spring 1978: http://magonia.haaan.com/2009/cigarship/ Lưu trữ 2019-10-10 tại Wayback Machine
  66. ^ Nigel Watson, "Airships & Invaders; background to a social panic" Magonia #3, Spring 1980, pp. 3-7 http://magonia.haaan.com/2009/airships-and-invaders/ Lưu trữ 2019-10-10 tại Wayback Machine
  67. ^ Nigel Watson and Granville Oldroyd, "Venus With Her Trousers Down!" Magonia 17, October 1984 http://magonia.haaan.com/category/author/nigel-watson/ Lưu trữ 2019-08-31 tại Wayback Machine
  68. ^ Nigel Watson, "British Scareships,' in Peter Brookesmith, The Alien World, Black Cat, 1984, pp. 54-60.
  69. ^ Nigel Watson, The Scareship Mystery: A Survey of Phantom Airship Scares 1909-1918, Domra Publications, 2000.
  70. ^ Nigel Watson, Phantom Aerial Flaps and Waves, Magonia magazine 1987, 23 pp
  71. ^ Nigel Watson, "Seeing Things" Magonia #39, April 1991, pp. 3-7
  72. ^ Nigel Watson, The Scareship Mystery: A Survey of Phantom Airship Scares 1909-1918, Domra Publications, 2000, pp. 29-38.
  73. ^ Willy Wegner, "The Danish 'Airship' of 1908" MUFOB, new series #9 Winter 1977-78, pp. 11-12. http://magonia.haaan.com/category/author/wegner-willy/…[liên kết hỏng]
  74. ^ Nigel Watson, Phantom Aerial Flaps and Waves, Magonia magazine 1987, 23 pp.
  75. ^ John Fletcher, "Lo! He comes in clouds descending," Magonia #1 Autumn 1979, pp. 3-8. http://magonia.haaan.com/2009/clouds/ Lưu trữ 2019-10-10 tại Wayback Machine
  76. ^ Peter Rogerson "Towards a Revisionist History of Ufology" MUFOB new series #13 Winter 1978/9, pp. 13-15.
  77. ^ Peter Rogerson, "Future Shock" and UFO Cults. Merseyside UFO Bulletin, Volume 6, Number 2, August 1973: “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  78. ^ Martin S. Kottmeyer,"Did Life Magazine Help Spawn the 1952 UFO Wave?" Magonia Supplement #48; ngày 21 tháng 10 năm 2003, pp. 1-3. http://www.users.waitrose.com/~magonia/ms48.htm Lưu trữ 2018-02-11 tại Wayback Machine
  79. ^ Martin S. Kottmeyer, "Keyhoe and the 'Modest Surge' of 1950" Magonia Supplement #49; ngày 16 tháng 2 năm 2004; pp. 1-2. http://www.users.waitrose.com/~magonia/ms49.htm Lưu trữ 2018-02-11 tại Wayback Machine
  80. ^ Martin S. Kottmeyer, "Do Ufo Films Stimulate Ufo Flaps?" Magonia Supplement #57; ngày 5 tháng 7 năm 2005; pp. 1-6. http://www.users.waitrose.com/~magonia/ms57.htm Lưu trữ 2012-09-28 tại Wayback Machine
  81. ^ Martin Kottmeyer, "UFO Flaps: An Analysis – The Alexander Imich Award Winning UFO Essay" in The Anomalist #3, Winter 1995/96, pp. 64-89.; revised in Ronald Story, ed. The Encyclopedia of Extraterrestrial Encounters: A Definitive Illustrated A-Z Guide to All Things Alien New American Library, 2001, pp. 650-1.
  82. ^ George Heuyer, "Note sur les psychoses collectives." Bulletin de l'Académie Nationale de Médecine, 138, 29-30, 487-490.
  83. ^ Robert L. Hall, "Sociological Perspectives on UFO Reports" in Carl Sagan and Thornton Page, eds., UFOs: A Scientific Debate WW Norton, 1974, pp. 213-23.
  84. ^ Michael D. Swords, "Mass Hysteria & Multiple-Witness Sightings" MUFON Ufo Journal #197 September 1984, pp. 16-19.
  85. ^ Steve Dewey and John Ries, In Alien Heat: The Warminster Mystery Revisited, Anomalist Books, 2006, pp. 214-7.
  86. ^ C.G. Jung, Flying Saucers: A Modern Myth of Things Seen in the Skies Bollingen Series: Princeton University Press, 1978 Passage # 789
  87. ^ Many newspapers, e.g., New York Herald Tribune, Stars and Stripes, ngày 30 tháng 7 năm 1958
  88. ^ Dennis Stillings, "What Did Carl Gustav Jung Believe about Flying Saucer?" in Dennis Stillings, ed., Cyberbiological Studies of the Imaginal Component in the UFO Contact Experience; Archaus, volume 5 (1989), Archaeus Project, 1989, pp. 33-50.
  89. ^ C.G. Jung, Flying Saucers: A Modern Myth of Things Seen in the Skies Bollingen Series: Princeton University Press, 1978, Passage # 1445 p. 136
  90. ^ C.G. Jung, Flying Saucers: A Modern Myth of Things Seen in the Skies Bollingen Series: Princeton University Press, 1978, Preface to the First English edition, pp. 3-4.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]