Egawa Hidetatsu
Egawa Hidetatsu 江川英龍 | |
---|---|
Sinh | Nirayama, Shizuoka, Nhật Bản | 23 tháng 6, 1801
Mất | 4 tháng 3, 1855 Nhật Bản | (53 tuổi)
Quốc tịch | Nhật Bản |
Nghề nghiệp | nhà giáo dục, chính trị gia |
Egawa Hidetatsu Tarōzaemon (江川英龍太郎左衛門 Giang Xuyên Anh Long Thái Lang Tả Vệ Môn , ngày 23 tháng 6 năm 1801 – ngày 1 tháng 3 năm 1855) là quan chức Mạc phủ Tokugawa cuối thời Edo.[1] Ông là viên chức đại diện Mạc phủ với tên gọi Daikan (Đại quan), phụ trách các phiên trấn thuộc Mạc phủ Tokugawa gồm xứ Izu, Sagami và Kai suốt thời kỳ Bakumatsu.[2] Ông đóng vai trò hàng đầu trong việc tăng cường phòng thủ bờ biển Nhật Bản chống lại sự xâm lấn của các cường quốc phương Tây vào thế kỷ 19.
Phòng thủ bờ biển
[sửa | sửa mã nguồn]Do nắm giữ cương vị liên quan đến bờ biển, Egawa Hidetatsu được giao phó công tác phòng thủ vùng duyên hải, điều quan trọng đối với Nhật Bản vào thời điểm đó. Ông có quan hệ mật thiết với nhóm Shōshikai của Watanabe Kazan,[2] và Takano Chōei.[3]
Egawa Hidetatsu được giao trách nhiệm thiết lập việc bảo vệ Vịnh Edo trước sự xâm nhập của phương Tây vào năm 1839,[5] sau biến cố Morrison dưới sự chỉ huy của Charles W. King năm 1837. Năm 1841, Egawa cho phép Takashima Shūhan diễn tập bắn súng trước sự chứng kiến của giới chức Mạc phủ Tokugawa.[6]
Ngay từ năm 1842, Egawa đã cố gắng xây dựng một lò luyện vũ khí ở làng Nirayama ở bán đảo Izu. Sau khi cử một môn sinh đến nghiên cứu cái lò được dựng lên ở phiên Saga, một cái lò mới được khởi công dành cho việc đúc đại bác tỏ ra thành công vào năm 1858, sau cái chết của Egawa.[7]
Egawa giảng dạy kỹ thuật và súng thuật kiểu phương Tây cho rất nhiều người về sau đóng vai trò lớn trong công cuộc Minh Trị Duy tân.[8] Ông còn ủng hộ việc nhập ngũ nông dân vào quân đội.[8]
Egawa cũng thiết kế và xây dựng các vị trí lắp đặt ụ pháo ở lối vào cảng Edo tại Odaiba vào năm 1853-1854, sau chuyến thăm năm 1853 của Đề đốc Perry và lời hứa sẽ trở lại vào năm sau của ông.[8][9] Mạc phủ ra lệnh xây dựng các công sự ven biển nhằm ngăn chặn sự xâm nhập tới gần Edo của tàu thuyền nước ngoài.[10] Đề đốc Perry sẽ dừng hạm đội của mình một cách hữu hiệu tại Uraga, về phía nam cửa ngõ Vịnh Edo, chuẩn bị đầy đủ cho việc khai chiến nếu các cuộc đàm phán của ông với người Nhật thất bại.[11] Đoàn tàu của ông được trang bị súng bắn loại đạn pháo Paixhans tối tân, có khả năng hủy diệt ở mọi nơi khi một quả đạn pháo bắn trúng mục tiêu.[12][13] Ông mất do làm việc quá sức vào năm 1855.
Tranh luận phương Tây hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Egawa đã tham gia vào một cuộc tranh luận quan trọng vào thời điểm đó, liệu có nên áp dụng súng và phương pháp của phương Tây hay không. Ông chủ trương rằng người Anh đã thể hiện ưu thế vượt trội so với người Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Nha phiến năm 1840, và cần phải sử dụng các kỹ thuật của riêng họ để đẩy lùi họ. Những người khác, chẳng hạn như Torii Yōzō cho rằng chỉ nên sử dụng và củng cố các phương pháp truyền thống của Nhật Bản.[14] Egawa cho rằng cũng giống như Nho giáo và Phật giáo đã được du nhập từ nước ngoài, việc giới thiệu các kỹ thuật hữu ích của phương Tây là rất hợp lý.[14] Sakuma Shōzan từng có thời gian theo học ngôi trường chuyên dạy về Tây học do Egawa Hidetatsu sáng lập.[15]
Một tổng hợp lý thuyết về "tri thức phương Tây" và "đạo đức phương Đông" sau này được Sakuma Shōzan và Yokoi Shōnan hoàn thiện, theo quan điểm "khống chế những kẻ man di bằng những phương pháp của riêng chúng".[16]
Có lần Egawa từng chiêu mộ Nakahama Manjirō, một người Nhật đắm tàu đã từng sinh sống suốt 10 năm liền ở phương Tây trước khi trở về nước, để nắm bắt cho bằng được lượng kiến thức tốt hơn về phương Tây.[17]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Jansen, Hall 1989, p. 815.
- ^ a b Jansen, Hall 1989, p. 108.
- ^ Cullen 2003, p. 159.
- ^ A Dutch book entitled The Casting Processes at the National Iron Cannon Foundry in Luik ( Het Gietwezen ins Rijks Iizer-Geschutgieterij, to Luik) written in 1826 by Huguenin Ulrich (1755-1833) was used as a reference to build the furnace. [1]
- ^ Cullen 2003, pp. 158-159.
- ^ Jansen 2002, p. 287.
- ^ Smith 1955, p. 6.
- ^ a b c Fukuzawa Kiyooka 2007, p. 340.
- ^ Watanabe 2001, p. 143.
- ^ Knafelc 2004, p. 95.
- ^ Takekoshi 2004, pp. 285-86.
- ^ Millis 1981, p. 88.
- ^ Walworth 2008, p. 21.
- ^ a b Jansen 1995, p. 124.
- ^ Jansen 1995, p. 127.
- ^ Jansen 1995, pp. 126-130.
- ^ Kawada, Nagakuni, Kitadai 2004, p. 128.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Cullen, Louis M. A history of Japan 1582-1941: internal and external worlds (ấn bản thứ 2003). Cambridge University Press. ISBN 0-521-52918-2. - Total pages: 357
- Yukichi Fukuzawa, Eiichi Kiyooka Translated by Eiichi Kiyooka. The autobiography of Yukichi Fukuzawa (ấn bản thứ 2007). Columbia University Press. ISBN 0-231-13987-X. - Total pages: 477
- Jansen, Marius B. The Emergence of Meiji Japan . Cambridge University Press. ISBN 0-521-48405-7. - Total pages: 351
- The making of modern Japan (ấn bản thứ 2002). Harvard University Press. ISBN 0-674-00991-6. - Total pages: 871
- Jansen, Marius B.; Whitney Hall, John. The Cambridge History of Japan: The nineteenth century (ấn bản thứ 1989). Cambridge University Press. ISBN 0-521-22356-3. - Total pages: 886
- Ikaku Kawada; Junya Nagakuni; Junji Kitadai. Drifting toward the Southeast: the story of five Japanese castaways: a complete translation of Hyoson kiryaku (ấn bản thứ 2004). Spinner Publications. ISBN 0-932027-56-3. - Total pages: 144
- Kara Knafelc. Tokyo (ấn bản thứ 2004). Lonely Planet. ISBN 1-74059-450-9. - Total pages: 274
- Walter Millis (1981). Arms and men: a study in American military history (ấn bản thứ 1981). Rutgers University Press. ISBN 0-8135-0931-9. - Total pages: 382
- Thomas Carlyle Smith. Political change and industrial development in Japan: government enterprise, 1868-1880 (ấn bản thứ 1955). Stanford University Press. ISBN 0-8047-0469-4. - Total pages: 126
- Yosaburō Takekoshi. The economic aspects of the history of the civilization of Japan, Volume 3 (ấn bản thứ 2004). Taylor & Francis. ISBN 0-415-32381-9. - Total pages: 456
- Arthur Walworth. Black Ships Off Japan - The Story of Commodore Perry's Expedition (ấn bản thứ 2008). Read Books. ISBN 1-4437-2850-0. - Total pages: 320
- Hiroshi Watanabe. The architecture of Tôkyô: an architectural history in 571 individual (ấn bản thứ 2001). Axel Menges. ISBN 3-930698-93-5. - Total pages: 263