Dracaena cinnabari
Dracaena cinnabari | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
Bộ (ordo) | Asparagales |
Họ (familia) | Asparagaceae |
Phân họ (subfamilia) | Nolinoideae |
Chi (genus) | Dracaena |
Loài (species) | D. cinnabari |
Danh pháp hai phần | |
Dracaena cinnabari Balf.f., 1882 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Draco cinnabari (Balf.f.) Kuntze, 1891 |
Dracaena cinnabari, hay cây máu rồng, hoặc cây long huyết (tên thông tục trong tiếng Anh là Dragon Blood Tree) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây. Đôi khi loài cây này bị nhầm lẫn với cây Dracaena draco. Loài này được Isaac Bayley Balfour mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1882. Loài cây này trồng chủ yếu tại quần đảo Socotra thuộc Yemen trên Ấn Độ Dương. Người dân địa phương gọi nó là là Dam al-Akhawain (nghĩa là "máu của hai anh em"). Tên gọi "cây máu rồng" là do nhựa cây màu đỏ của nó.[2][3]
Cây máu rồng là loài cây nổi bật nhất trong số 900 loài thực vật trên quần đảo Socotra, thuộc Biển Ả Rập cách vùng đất liền của Yemen 380 km về phía Nam.[4] Dáng cây máu rồng trông giống như một cây nấm. Bên dưới chủ yếu là cành còn hầu hết lá đều nằm ở bên trên và phân bố khá đều.
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Cây máu rồng có vẻ ngoài đặc biệt với tán cây trông như một cái ô đang mở. Giống cây thường xanh này được đặt tên theo nhựa màu đỏ sẫm của nó, được biết đến như là "máu rồng". Không giống hầu hết các loài thực vật một lá mầm, Dracaena có hiện tượng sinh trưởng thứ cấp, D. cinnabari thậm chí còn có các vùng sinh trưởng giống như là các vòng cây ở các loài cây hai lá mầm. Cùng với các loài Dracaena dạng cây gỗ khác, nó có một cách sinh trưởng đặc biệt gọi là "phương thức phát triển dracoid".[5] Lá cây chỉ xuất hiện ở ngọn những cành non nhất; tất cả các lá đều rụng 3 hoặc 4 năm một lần trước khi các lá mới đồng thời trưởng thành. Phân nhánh thường xảy ra khi sự phát triển của chồi cuối bị ngừng lại, do sự ra hoa hoặc các tổn thương (ví dụ do động vật ăn thực vật).[6]
Cây có những quả mọng nhỏ chứa từ 1 đến 4 hạt. Quả chuyển dần từ màu xanh lá cây sang màu đen, rồi màu cam khi chín. Các loài chim (như Onychognathus frater) ăn quả và phát tán hạt. Hạt có đường kính 4–5 mm và nặng trung bình 68 mg.[6] Quả mọng tiết ra chất nhựa màu đỏ đậm, được gọi là "máu rồng".[7]
Hình dáng khác thường của cây huyết rồng là sự thích nghi để sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như trên đỉnh núi. Tán cây lớn, dày đặc cung cấp bóng râm và giảm sự bay hơi. Bóng râm này cũng tạo điều kiện cho các cây con mọc bên dưới, giải thích tại sao các cây có xu hướng mọc gần nhau.[1]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Mô tả đầu tiên về D. cinnabari được thực hiện trong một cuộc khảo sát quần đảo Socotra do Đại úy hải quân James Raymond Wellsted của Công ty Đông Ấn Anh dẫn đầu vào năm 1835. Đầu tiên loài này được đặt tên là Pterocarpus draco, nhưng tới năm 1880, nhà thực vật học người Scotland Isaac Bayley Balfour đã đặt tên lại thành Dracaena cinnabari trong mô tả chính thức của ông.[8] Trong khoảng từ 60 đến 100 loài Dracaena, D. cinnabari là một trong sáu loài phát triển thành cây gỗ.[6]
Tiến hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Cùng với các loài thực vật khác trên quần đảo Socotra, D. cinnabari được cho là có nguồn gốc từ hệ thực vật Tethys. Nó được coi là tàn tích của những khu rừng cận nhiệt đới Laurasia Miocen-Pliocen, hiện nay gần như tuyệt chủng do quá trình sa mạc hóa trên diện rộng ở Bắc Phi.[9]
Bảo tồn
[sửa | sửa mã nguồn]Nguy cơ
[sửa | sửa mã nguồn]Một khu rừng có nhiều D. cinnabari nằm trên cao nguyên đá vôi tên là Rokeb di Firmihin. Khu rừng rộng khoảng 540 hécta (1.300 mẫu Anh) này có nhiều loài quý hiếm. Nghiên cứu cho thấy trong những thập kỷ tới số lượng cây trong khu rừng này sẽ giảm do không còn khả năng tái sinh tự nhiên.[10]
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Người dân quần đảo Soquotra sử dụng nhựa D. cinnabari trong y học dân gian để chữa bá bệnh.[11] Nhựa cây máu rồng được sử dụng như chất kích thích và thuốc phá thai.[11][12] Rễ cây tạo ra một loại nhựa-cao su được sử dụng trong nước súc miệng như một chất kích thích, chất làm se và trong kem đánh răng. Rễ được sử dụng trong điều trị bệnh thấp khớp, lá có thể dùng để gây trung tiện.[13]
Nhựa đỏ của cây từng có giá rất cao thời cổ đại và ngày nay vẫn còn được sử dụng. Xung quanh lưu vực Địa Trung Hải, nó được sử dụng làm thuốc nhuộm và thuốc chữa bệnh. Người dân trên đảo Socotra sử dụng nó làm vật trang trí cũng như nhuộm vải, làm keo dán đồ gốm, làm thơm hơi thở và làm son môi. Vì niềm tin rằng đó là máu của rồng nên nó cũng được sử dụng trong các nghi lễ và thuật giả kim.[14] Vào năm 1883, nhà thực vật học người Scotland Isaac Bayley Balfour đã xác định được ba loại nhựa: loại có giá trị nhất là có bề ngoài giống như giọt nước mắt, sau đó là hỗn hợp các mảnh nhỏ hơn, với hỗn hợp các mảnh vụn là rẻ nhất.[8]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Miller, A. (2004). “Dracaena cinnabari”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2004: e.T30428A9548491. doi:10.2305/IUCN.UK.2004.RLTS.T30428A9548491.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
- ^ Becky Chung (ngày 4 tháng 11 năm 2009). “World's Most Unique Places To Visit”. Forbes.
- ^ Minh Long (8 tháng 2 năm 2013). “Máu rồng - loài cây kỳ bí nhất hành tinh”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Socotra islands scenery in Yemen”. en.youth.cn. China Youth International. ngày 25 tháng 4 năm 2008.
- ^ Bos, J.J. (1984). Dracaena in West Africa (PhD). Agricultural University Wageningen.
- ^ a b c Adolt, R.; Pavlis, J. (2004). “Age structure and growth of Dracaena cinnabari populations on Socotra”. Trees - Structure and Function. 18: 43–53. doi:10.1007/s00468-003-0279-6.
- ^ Edward, H. (2001). “Raman spectroscopy of coloured resins used in antiquity: dragon's blood and related substances”. Spectrochimica Acta Part A: Molecular and Biomolecular Spectroscopy. 57 (14): 2831–2842. Bibcode:2001AcSpA..57.2831E. doi:10.1016/S1386-1425(01)00602-3. PMID 11789884.
- ^ a b Gupta, D.; Bleakley, B.; Gupta, R. (2008). “Dragon's blood: botany, chemistry and therapeutic uses”. Journal of Ethnopharmacology. 115 (3): 361–380. doi:10.1016/j.jep.2007.10.018. PMID 18060708.
- ^ Attorre, F.; Francesconi, F.; Taleb, N.; Scholte, P.; Saed, A.; Alfo, M.; Bruno, F. (2007). “Will dragonblood survive the next period of climate change? Current and future potential distribution of Dracaena cinnabari (Socotra, Yemen)”. Biological Conservation. 138 (3–4): 430–439. doi:10.1016/j.biocon.2007.05.009.
- ^ Hubalkova, I. (2011). “Prediction of Dragon's Blood Tree (Dracaena Cinnabari Balf.) Stand Sample Density on Soqotra Island” (PDF). Journal of Landscape Ecology. 4 (2). doi:10.2478/v10285-012-0035-y. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014.
- ^ a b Mohamed Al-Fatimi (ngày 26 tháng 10 năm 2018). “Ethnobotanical Survey of Dracaena cinnabari and Investigation of the Pharmacognostical Properties, Antifungal and Antioxidant Activity of Its Resin”. Plants: 91. doi:10.3390/plants7040091.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
- ^ James A. Duke (ngày 27 tháng 6 năm 2002). Handbook of Medicinal Herbs. CRC Press. tr. 256–. ISBN 978-1-4200-4046-3.
- ^ Khare, C. P. (ngày 22 tháng 4 năm 2008). Indian Medicinal Plants: An Illustrated Dictionary. Springer Science & Business Media. tr. 224. ISBN 9780387706375 – qua Google Books.
- ^ “Dragon's Blood Resin from Alchemy Works”. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2014.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Dracaena cinnabari tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Dracaena cinnabari tại Wikispecies
- Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Dracaena cinnabari”. International Plant Names Index.