Denebola
Dữ liệu quan sát Kỷ nguyên J2000 Xuân phân J2000 | |
---|---|
Chòm sao | Sư Tử |
Xích kinh | 11h 49m 03.57834s[1] |
Xích vĩ | +14° 34′ 19.4090″[1] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 2,113[2] |
Các đặc trưng | |
Kiểu quang phổ | A3Va[3] |
Chỉ mục màu U-B | +0,153[2] |
Chỉ mục màu B-V | +0.107[2] |
Kiểu biến quang | δ Sct (nghi ngờ)[4] |
Trắc lượng học thiên thể | |
Vận tốc xuyên tâm (Rv) | –0,2[5] km/s |
Chuyển động riêng (μ) | RA: –497,68[1] mas/năm Dec.: –114,67[1] mas/năm |
Thị sai (π) | 90.91 ± 0.52[1] mas |
Khoảng cách | 35.9 ± 0.2 ly (11 ± 0.06 pc) |
Cấp sao tuyệt đối (MV) | +1,93[6] |
Chi tiết | |
Khối lượng | 1,78[7] M☉ |
Bán kính | 1,728[7] R☉ |
Độ sáng | 15[7] L☉ |
Hấp dẫn bề mặt (log g) | 4,0[8] cgs |
Nhiệt độ | 8.500[8] K |
Độ kim loại [Fe/H] | +0,00[7] dex |
Tốc độ tự quay (v sin i) | 128[9] km/s |
Tuổi | 100–380[7] Myr |
Tên gọi khác | |
Cơ sở dữ liệu tham chiếu | |
SIMBAD | dữ liệu |
Denebola, cũng được đặt ký hiệu là Beta Leonis (β Leonis, viết tắt là Beta Leo, β Leo) là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao cung Hoàng Đạo Sư Tử, mặc dù hai hợp thành của sao đôi quang học γ Leonis thì không được tách bạch khi nhìn bằng mắt thường và có độ sáng kết hợp lại lớn hơn cả β. Nó là một ngôi sao dãy chính loại A với khối lượng lớn hơn 75% Mặt trời và gấp mười lăm lần độ sáng của Mặt trời. Dựa trên các phép tính thị sai từ vệ tinh trắc lượng học thiên thể Hipparcos, ngôi sao này cách Mặt trời khoảng 36 năm ánh sáng (11 parsec). Cấp sao biểu kiến của nó là 2,14, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Denebola được nghi ngờ là một sao biến quang loại Delta Scuti, có nghĩa là độ sáng của nó biến đổi rất nhẹ trong một khoảng thời gian kéo dài vài tiếng đồng hồ.
Thuộc tính
[sửa | sửa mã nguồn]Denebola là một ngôi sao khá trẻ với tuổi thọ ước tính nhỏ hơn 400 triệu năm. Các quan sát giao thoa cung cấp một bán kính khoảng 173% của Mặt trời. Tuy nhiên, tốc độ tự quay cao dẫn tới một hình dáng cầu dẹt với một chỗ phình ra ở xích đạo. Nó có khối lượng hơn Mặt trời 75%, kết quả là nó có độ sáng chung cao hơn nhiều và một tuổi thọ ngắn hơn trong dãy chính.
Dựa vào quang phổ của ngôi sao này, nó có phân loại sao là A3 Va, với phân loại độ sáng 'Va' ám chỉ rằng đây là một sao lùn đặc biệt sáng, một ngôi sao dãy chính phát ra năng lượng thông qua phản ứng tổng hợp hydro ở lõi của nó. Nhiệt độ thực tế của vỏ ngoài của sao Denebola là vào khoảng 8.500 K, dẫn tới màu trắng thường thấy ở các ngôi sao loại A. Sao Denebola có một vận tốc tự quay cao là 128 km/s, tức là có cùng bậc độ lớn với ngôi sao tự quay rất nhanh Achernar. So sánh điều này với tốc độ tự quay ở xích đạo thong thả hơn của Mặt trời là 2 km/s. Ngôi sao này được tin là một ngôi sao biến quang Delta Scuti, tức là có biến đổi độ sáng với độ lớn 0,025 khoảng mười lần mỗi ngày.
Trong văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Trong chiêm tinh học, Denebola được tin là báo hiệu điềm xui và sự thất thế.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
- ^ a b c Gutierrez-Moreno, Adelina; và đồng nghiệp (1966), “A System of photometric standards”, Publ. Dept. Astron. Univ. Chile, Publicaciones Universidad de Chile, Department de Astronomy, 1: 1–17, Bibcode:1966PDAUC...1....1G
- ^ Gray, R. O.; Corbally, C. J.; Garrison, R. F.; McFadden, M. T.; Robinson, P. E. (2003). “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 Parsecs: The Northern Sample. I”. The Astronomical Journal. 126 (4): 2048. arXiv:astro-ph/0308182. Bibcode:2003AJ....126.2048G. doi:10.1086/378365.
- ^ Mkrtichian, D. E.; Yurkov, A. (5–ngày 7 tháng 11 năm 1997). “β Leo - Back to Delta Scuti Stars?”. Proceedings of the 20th Stellar Conference of the Czech and Slovak Astronomical Institutes. Brno, Czech Republic: Dordrecht, D. Reidel Publishing Co. tr. 172. Bibcode:1998vsr..conf..143M. ISBN 80-85882-08-6. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|date=
(trợ giúp) - ^ Evans, D. S. (June 20–24, 1966), Batten, Alan Henry; Heard, John Frederick (biên tập), “The Revision of the General Catalogue of Radial Velocities”, Determination of Radial Velocities and their Applications, University of Toronto: International Astronomical Union, 30: 57, Bibcode:1967IAUS...30...57E Đã bỏ qua tham số không rõ
|book-title=
(trợ giúp) - ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
- ^ a b c d e Di Folco, E.; và đồng nghiệp (2004). “VLTI near-IR interferometric observations of Vega-like stars”. Astronomy and Astrophysics. 426 (2): 601–617. Bibcode:2004A&A...426..601D. doi:10.1051/0004-6361:20047189.
- ^ a b Acke, B.; Waelkens, C. (2004). “Chemical analysis of 24 dusty (pre-)main sequence stars”. Astronomy and Astrophysics. 427 (3): 1009–1017. arXiv:astro-ph/0408221. Bibcode:2004A&A...427.1009A. doi:10.1051/0004-6361:20041460.
- ^ Royer, F.; Zorec, J.; Gómez, A. E. (tháng 2 năm 2007), “Rotational velocities of A-type stars. III. Velocity distributions”, Astronomy and Astrophysics, 463 (2): 671–682, arXiv:astro-ph/0610785, Bibcode:2007A&A...463..671R, doi:10.1051/0004-6361:20065224
- ^ “SIMBAD query result: V* bet Leo -- Variable Star of delta Sct type”. Centre de Données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2007.
- ^ “Denebola”. Alcyone. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Kaler, Jim. “Denebola”. Stars. University of Illinois. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.