Bước tới nội dung

Dahomey thuộc Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dahomey
1894–1958
Quốc kỳ Dahomey
Quốc kỳ
"Xanh đậm": Dahomey thuộc Pháp "Xanh nhạt": Tây Phi thuộc Pháp "Xám": Thuộc địa Pháp khác "Đen": Cộng hòa Pháp
"Xanh đậm": Dahomey thuộc Pháp
"Xanh nhạt": Tây Phi thuộc Pháp
"Xám": Thuộc địa Pháp khác
"Đen": Cộng hòa Pháp
Tổng quan
Vị thếThuộc địa
Thủ đôPorto-Novo
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Pháp (chính thức)
tiếng Bariba, tiếng Fon, tiếng Yoruba
Lịch sử
Lịch sử 
• trở thành thuộc địa
1872
• sáp nhập vào Tây Phi thuộc Pháp
1894
• thành viên của Liên hiệp Pháp
ngày 4 tháng 9 năm 1947
• Liên hiệp Pháp
11 tháng 12 1958
1 tháng 8 năm 1960
Kinh tế
Đơn vị tiền tệfranc Tây Phi thuộc Pháp
CFA franc
Tiền thân
Kế tục
Dahomey
Cộng hòa Dahomey
Hiện nay là một phần của

Dahomey là một thuộc địa nằm trong Tây Phi thuộc Pháp, tồn tại từ năm 1894 đến 1958.[1] Sau khi Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập, Dahomey trở thành thành viên của Liên hiệp Pháp và được tăng quyền tự trị. Ngày 11 tháng 12 năm 1958, với sự thành lập của Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp, Liên hiệp Pháp chuyển thành Cộng đồng Pháp, lúc này Dahomey trở thành Cộng hòa Dahomey và được quyền tự trị. Đến ngày 1 tháng 8 năm 1960, Dahomey giành được độc lập hoàn toàn và đến năm 1975 thì đổi tên thành Bénin.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Dahomey

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thế kỉ 13, người bản địa YorubaTây Niger được lãnh đạo bởi các tù trưởng địa phương[2] nhưng từ thế kỉ 17, Vương quốc Dahomey được thiết lập dưới sự cai trị của một lãnh đạo duy nhất là oba. Dưới triều đại của Ewuare Đại đế, đế chế đã bành trướng khắp vùng châu thổ sông Niger tới vùng ngày nay là thành phố Lagos, Nigeria. Các oba biến Dahomey thành một quốc gia hùng mạnh với tổ chức quân sự chặt chẽ. Họ cũng có mối quan hệ tốt với Bồ Đào Nha và Hà Lan trong việc buôn bán nô lệ từ thế kỉ 15. Việc buôn bán nô lệ diễn ra trong suốt ba trăm năm, dẫn tới việc vùng này được gọi là "Bờ biển Nô lệ".[3] Ảnh hưởng của các oba bị suy giảm do việc cấm buôn bán nô lệ ở các quốc gia phương Tây, hàng loạt cuộc tranh giành quyền lực và nổi loạn cho đến cuối thế kỉ 19.

Thuộc địa của Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Pháp bắt đầu quá trình chiếm đóng và thuộc địa hóa xứ này năm 1872. Sau hai cuộc chiến tranh Pháp-Dahomey, nơi đây trở thành một xứ bảo hộ của Pháp năm 1894.[4] Năm 1899, lãnh thổ đã được sáp nhập vào Tây Phi thuộc Pháp dưới cái tên Dahomey, thủ phủ là Porto-Novo.[5]

Trong thời Pháp thuộc, một cảng biển đã được xây dựng ở Cotonou, đường sắt cũng được xây dựng. Cơ sở giáo dục được mở rộng nhờ Hội truyền giáo La Mã. Năm 1946, Dahomey trở thành một lãnh thổ hải ngoại với quốc hội riêng và có đại diện trong Quốc hội Pháp.[6] Năm 1958, Dahomey trở thành Cộng hòa Dahomey (République du Dahomey), là nước cộng hòa tự trị nằm trong Cộng đồng Pháp.

Độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 1 tháng 8 năm 1960, Cộng hoà Dahomey được Pháp trao trả độc lập và đổi tên thành Bénin năm 1975. Tổng thống đầu tiên là Hubert Maga, người đảm nhận chức vụ Thủ tướng trong năm cuối cùng đất nước nằm dưới sự cai trị của Pháp.[7]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa - giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “French Colonies - Benin (formerly Dahomey)”. www.discoverfrance.net. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ “HISTORY OF THE REPUBLIC OF BENIN”. www.historyworld.net. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Ana Lucia Araujo. Public memory of slavery: victims and perpetrators in the South Atlantic, p. 111. Cambria Press, 2010. ISBN 1-60497-714-0
  4. ^ “French Colonial Conquest of Dahomey in 1892”. HistoryNet (bằng tiếng Anh). 5 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ Jamie Stokes. Encyclopedia of the Peoples of Africa and the Middle East: L to Z, p. 229. Infobase Publishing, 2009. ISBN 0-8160-7158-6
  6. ^ “The History of the Kingdom of Dahomey”. Black History Month 2021 (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ “History of Benin (formerly Dahomey)”. www.nationsonline.org. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.