Đường vành đai 5 (Hà Nội)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài viết hoặc đề mục này có chứa thông tin về công trình hoặc cấu trúc đã được dự kiến trong tương lai. Một vài hoặc toàn bộ thông tin này có thể mang tính suy đoán, và nội dung có thể thay đổi khi việc xây dựng được bắt đầu. |
Đường vành đai 5 Hà Nội | |
---|---|
Thông tin tuyến đường | |
Loại | Đường cao tốc |
Chiều dài | 331km (không bao gồm 41km đi trùng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 3) |
Thuộc vành đai | có |
Vị trí đi qua | |
Tỉnh / Thành phố | Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc |
Quận/Huyện |
|
Hệ thống đường | |
Cao tốc
|
Đường vành đai 5 Hà Nội (ký hiệu toàn tuyến là CT.39)[1][2] là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 28 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Vị trí
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng chiều dài toàn tuyến đường Vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 3). Trong đó, đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên 28,9 km, qua tỉnh Vĩnh Phúc 51,5 km.
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]Đường Vành đai 5 chính tuyến có đường gom, đường song hành, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 ÷ 33,0 m cho các đoạn Sơn Tây – Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình) và Phủ Lý – Bắc Giang (từ đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến đường cao tốc Cầu Phù Đổng – Bắc Giang); tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5 ÷ 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang – Thái Nguyên (từ đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh). Từ Vĩnh Phúc sang Thái Nguyên, đường vành đai 5 sẽ đi qua hầm đường bộ Tam Đảo.
Lộ trình chi tiết
[sửa | sửa mã nguồn]- IC : Nút giao, JC : Điểm lên xuống, SA : Khu vực dịch vụ (Trạm dừng nghỉ), TG : Trạm thu phí, TN : Hầm đường bộ, BR : Cầu
- Đơn vị đo khoảng cách là km.
Đoạn Sơn Tây – Phủ Lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Đoạn Phủ Lý – Bắc Giang
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Đoạn Bắc Giang – Thái Nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Đoạn Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Sơn Tây
[sửa | sửa mã nguồn]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Đường vành đai 1 (Hà Nội)
- Đường vành đai 2 (Hà Nội)
- Đường vành đai 2,5 (Hà Nội)
- Đường vành đai 3 (Hà Nội)
- Đường vành đai 3,5 (Hà Nội)
- Đường vành đai 4 (Hà Nội)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.
- ^ phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính. “Quyết định số 561/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội”. vanban.chinhphu.vn. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2023.