Cryptocentrus leptocephalus
Cryptocentrus leptocephalus | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Chordata |
Lớp: | Actinopterygii |
Bộ: | Gobiiformes |
Họ: | Gobiidae |
Chi: | Cryptocentrus |
Loài: | C. leptocephalus
|
Danh pháp hai phần | |
Cryptocentrus leptocephalus (Bleeker, 1876) | |
Các đồng nghĩa | |
|
Cryptocentrus leptocephalus là một loài cá biển thuộc chi Cryptocentrus trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1876.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ định danh leptocephalus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: leptós (λεπτός; "gầy còm, mảnh khảnh") và kephalḗ (κεφαλή; "cái đầu"), hàm ý đề cập đến phần đầu của loài cá này dẹt hơn nhiều so với Cryptocentrus diproctotaenia và Cryptocentrus liolepis, được Bleeker mô tả trong cùng một bài báo cáo.[1]
Phân bố và môi trường sống
[sửa | sửa mã nguồn]Từ quần đảo Yaeyama (Nam Nhật Bản) và Hồng Kông, C. leptocephalus có phân bố trải rộng khắp khu vực Đông Nam Á, trải dài về phía đông đến Fiji và Tonga, phía nam đến bờ tây bắc Úc và Nouvelle-Calédonie.[2]
Ở Việt Nam, C. leptocephalus được ghi nhận ở quần đảo Nam Du,[3] quần đảo Hà Tiên (Kiên Giang),[4] vịnh Nha Trang[5] và vịnh Vân Phong (Khánh Hòa).[6]
C. leptocephalus sống trên nền phù sa, bùn cát và đá vụn của rạn san hô và đầm phá, bao gồm cả vùng ven rừng ngập mặn,[2] được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 18 m.[7]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở C. leptocephalus là 12 cm.[7] Cá có màu xanh lục phớt nâu, trắng hơn ở bụng. Có 6–7 vạch nâu mờ ở hai bên thân. Đầu, lưng và vây lưng có các đốm đỏ hồng viền trắng nhạt cùng nhiều đốm trắng nhỏ hơn. Ngoài ra còn các đốm nâu cam đến viền xanh lam trên vây lưng trước. Chỉ có cá con mới có vảy lược trên thân, cá trưởng thành không có đặc điểm này.[8]
C. leptocephalus là loài dị hình giới tính. Con đực của cả hai loài đều có đốm trên vây lưng, trong khi con cái có các vệt sọc đỏ trên màng vây lưng.[9]
Số gai ở vây lưng: 6–7; Số tia ở vây lưng: 10–11; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 10–11.[7]
Tình trạng phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Cryptocentrus melanopus từng được cho là một đồng nghĩa của C. leptocephalus nhưng có sự nhập nhằng trong việc phân loại hai loài, Hoese và cộng sự (2011) vẫn giữ lại danh pháp C. melanopus. Dải màu sẫm đầu tiên bên dưới vây lưng sau ở C. melanopus nghiêng hoàn toàn về phía trước vây hậu môn, tiếp theo là 4 dải xiên màu sẫm hẹp hơn (có khi hợp nhất còn 3), còn ở C. leptocephalus dải màu sẫm đầu tiên chồng lên một phần gốc trước của vây hậu môn, theo sau chỉ có 3 dải.[9]
Sinh thái
[sửa | sửa mã nguồn]C. leptocephalus sống cộng sinh trong hang với tôm gõ mõ.[2]
Thương mại
[sửa | sửa mã nguồn]C. leptocephalus là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh.[2]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (a-c)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
- ^ a b c d Larson, H.; Hoese, D.; Murdy, E.; Pezold, F.; Cole, K. & Shibukawa, K. (2021). “Cryptocentrus leptocephalus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2021: e.T193153A2201619. doi:10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T193153A2201619.en. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.
- ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Văn Hiếu; Đỗ Anh Duy; Vũ Quyết Thành; Nguyễn Khắc Bát (2021). “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài và phân bố cá rạn san hô vùng biển ven quần đảo Hải Tặc, tỉnh Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57 (4A): 93–101. doi:10.22144/ctu.jvn.2021.117. ISSN 1859-2333.
- ^ Đỗ Thị Cát Tường; Nguyễn Văn Long (2015). “Đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ Cá bống trắng (Gobiidae) trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 21 (2): 124–135.
- ^ Trần Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2014). “Thành phần loài cá khai thác ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển. 20: 70–88.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cryptocentrus leptocephalus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ Larson, Helen K; Larson, Helen K.; Hoese, Douglass F. (2004). “Description of a New Species of Cryptocentrus (Teleostei: Gobiidae) from Northern Australia, with Comments on the Genus” (PDF). The Beagle : Records of the Museums and Art Galleries of the Northern Territory. 20: 167–174. doi:10.5962/p.286324.
- ^ a b Hoese, Doug; Shibukawa, Koichi; Sakaue, Jiro (2011). “A redescription of the gobiid fish Cryptocentrus sericus Herre, with clarification of Cryptocentrus leptocephalus and C. melanopus”. aqua: International Journal of Ichthyology. 17 (3): 163–173.