Chromi(II) sulfat
Chromi(II) sunfat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Chromium(2+) sulfate |
Tên khác | Chromi(II) sunfat(VI) Chromiơ sunfat Chromiơ sunfat(VI) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CrSO4 |
Khối lượng mol | 148,0616 g/mol (khan) 166,07688 g/mol (1 nước) 184,09216 g/mol (2 nước) 202,10744 g/mol (3 nước) 220,12272 g/mol (4 nước) 238,138 g/mol (5 nước) 256,15328 g/mol (6 nước) 274,16856 g/mol (7 nước) |
Bề ngoài | chất rắn màu dương (5 nước) |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 21 g/100 mL (0 ℃, 5 nước) |
Các nguy hiểm | |
Các hợp chất liên quan | |
Cation khác | Chromi(III) sunfat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Chromi(II) sunfat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học CrSO4. Một số muối ngậm nước có liên quan chặt chẽ đã được biết đến. Pentahydrat là chất rắn màu xanh dương dễ tan trong nước. Dung dịch Chromi(II) dễ bị oxy hóa bởi không khí thành Cr(III). Dung dịch Cr(II) được dùng làm chất khử chuyên dụng có giá trị trong tổng hợp hữu cơ.[1]
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Muối được tạo ra bằng cách xử lý kim loại Chromi với axit sunfuric trong nước:[2]
- Cr + H2SO4 + 5H2O → CrSO4·5H2O + H2↑
Nó có thể được sản xuất thông qua phản ứng của muối sunfat và Chromi(II) acetat[3] hoặc, nếu muốn sử dụng ngay, người ta dùng quá trình khử Chromi(III) sunfat bằng kẽm.[1]
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Trong dung dịch nước, Chromi(II) sunfat tạo muối phức với nước, có lẽ với sáu phối tử nước. Cấu trúc tinh thể của các muối tương tự như các hydrat tương ứng của đồng(II) sunfat: pentahydrat, trihydrat, monohydrat, và các dẫn xuất khan của Chromi(II) sunfat đã được biết đến. Trong tất cả các hợp chất này, tâm Cr(II) có dạng bát diện, được phối trí với sáu tâm oxy kết hợp với nước và các phối tử sunfat.[4][5]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]CrSO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như CrSO4·2NH3 là chất rắn màu dương nhạt[6] hay CrSO4·4NH3·H2O là tinh thể tím nhạy cảm với không khí, cấu trúc giống muối đồng tương ứng, CAS#: 59589-02-5.[7]
CrSO4 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CrSO4·2N2H4·2H2O là tinh thể lục giác màu trắng, không tan trong benzen và đioxan, nhưng tan trong axit khoáng, d = 2,5769 g/cm³[8] hay CrSO4·3N2H4 là tinh thể màu dương nhạt.[9]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b A. Zurqiyah and C. E. Castro "Reduction of Conjugated Alkenes With Chromium(II) Sulfate: Diethyl Succinate" Organic Syntheses, Vol. 49, p.98 (1969).doi:10.15227/orgsyn.049.0098
- ^ Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 2. tr. 1365.
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN 0-7506-3365-4
- ^ Hitchman, Michael A.; Lichon, Michael; McDonald, Robbie G.; Smith, Peter W.; Stranger, Robert (1987). “Crystal and Molecular Structure of Chromium(II) Sulfate Pentahydrate and Single-Crystal Electronic Spectra and Bonding of CrSO4·5 H2O, Copper Sulfate Pentahydrate and CuSO4·5 D2O”. Journal of the Chemical Society, Dalton Transactions: 1817–22. doi:10.1039/DT9870001817.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Dahmen, T.; Glaum, R.; Schmidt, G.; Gruehn, R. (1990). “Preparation and Crystal Structure of Chromium(2+) Sulfate Trihydrate”. Zeitschrift für Anorganische und Allgemeine Chemie. 586: 141–8. doi:10.1002/zaac.19905860119.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ COMPLEXES OF BIVALENT CHROMIUM WITH NITROGEN DONOR LIGANDS. Truy cập 4 tháng 4 năm 2021.
- ^ Dictionary of Inorganic Compounds (Jane E. Macintyre; CRC Press, 23 thg 7, 1992 - 5400 trang), trang 3071. Truy cập 21 tháng 3 năm 2021.
- ^ Journal of General Chemistry of the USSR in English Translation, Tập 42 (Consultants Bureau, 1972), trang 2366. Truy cập 21 tháng 3 năm 2021.
- ^ Chrom: Teil C: Koordinationsverbindungen mit Neutralen und Innere Komplexe Bildenden Liganden (Gmelin-Institut für Anorganische Chemie und Grenzg; Springer-Verlag, 3 thg 9, 2013 - 431 trang), trang 12. Truy cập 21 tháng 3 năm 2021.