Bước tới nội dung

Chi Chắp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Chắp
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliidae
Bộ (ordo)Laurales
Họ (familia)Lauraceae
Tông (tribus)Cryptocaryeae
Chi (genus)Beilschmiedia
Nees, 1831
Loài điển hình
Beilschmiedia roxburghiana
Nees, 1831
Các loài
Khoảng 273; xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Afrodaphne Stapf, 1905
  • Anaueria Kosterm., 1938
  • Bellota Gay, 1849 không Peckham & Peckham, 1892
  • Bernieria Baill., 1884 không Pucheran, 1855
  • Boldu Nees, 1833
  • Hufelandia Nees, 1833
  • Lauromerrillia C.K.Allen, 1942
  • Nesodaphne Hook.f., 1853
  • Purkayasthaea C.S.Purkay., 1938
  • Thouvenotia Danguy, 1920
  • Tylostemon Engl., 1898
  • Wimmeria Nees ex Meisn., 1864 không Schltdl. & Cham., 1831

Beilschmiedia là danh pháp khoa học của một chi thực vật có hoa, bao gồm các loài cây gỗcây bụi trong họ Lauraceae. Phần lớn các loài sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhưng có một số loài là bản địa khu vực ôn đới. Các loài trong chi này phổ biến rộng khắp trong vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, Madagascar, Australia, New Zealand, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, CaribeNam Mỹ.[1] Các loài được biết nhiều đối với những người làm vườn trong khu vực ôn đới là B. berteroanaB. miersii, do khả năng chịu được sương giá của chúng. Hạt của B. bancroftii được thổ dân Australia sử dụng làm một nguồn thực phẩm.[2] Gỗ của một số loài có giá trị.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]
Beilschmiedia miersii, một loài ở miền trung Chile.
Lá và quả hạch của Beilschmiedia tarairi, một loài đặc hữu đảo Bắc, New Zealand.

Beilschmiedia là một chi của khoảng 200-300 loài,[1][3][4][5][6] gồm các dạng cây gỗ và cây bụi; trong đó khoảng 80 loài có tại khu vực nhiệt đới châu Phi và Madagascar.[7]. Chúng thường là những cây có tán, mọc ở độ cao từ gần mực nước biển đến 2.200 m. Cây mọc trong các khu rừng mưa nhiệt đới phát triển tốt, và trong các khu rừng ấm áp hoặc ôn đới trên đất trầm tích kém màu mỡ hơn.[8]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Beilschmiedia thuộc họ Lauraceae, một họ cây gỗ hay cây bụi thường xanh có hương thơm. Nhiều loài thực vật là tương tự về tán lá như các loài của họ Lauraceae là do tiến hóa hội tụ. Các loài thực vật này đã thích nghi với điều kiện độ ẩm cao và mưa nhiều. Mô hình hình thành loài ở Lauraceae chỉ ra rằng kể từ khi bắt đầu sự khô cằn hóa trên các châu lục vào khoảng 15 triệu năm trước thì các loài rừng mưa đã đa dạng hóa.[9] Một trong kết quả của sự khô cằn hóa là sự cô lập các quần thể và điều này có thể đã gây ra sự gia tăng tốc độ hình thành loài như được thấy ở họ Lauraceae. Chi này có các loài thích nghi với sinh cảnh rừng nguyệt quế, rất phổ biến trong họ Lauraceae và các loài đã thích nghi với kiểu khí hậu Địa Trung Hải hơn với mùa khô có lượng mưa thấp hơn. Hình thái học của các loài lá cứng là rẽ nhánh từ các loài ưa khí hậu nhiệt đới ẩm ướt khác trong chi. Sự đa dạng lớn nhất cũng như sự hiện diện lớn nhất của chi này là trong các rừng mây và rừng mưa nhiệt đới tại Đông Nam Á.[1][3] Tại Madagascar, chi Beilschmiedia có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thực vật của đảo này, và các loài tại đây đã bị cô lập kể từ khi hòn đảo này tách ra khỏi châu Phi lục địa.

Chi Beilschmiedia hiện diện trong khu vực phân bố theo khí hậu lớn hơn so với các chi khác của họ Lauraceae. Các loài Beilschmiedia phát triển tốt trên nền đất ẩm ướt nhưng thoát nước tốt, chịu được nhiều loại đất khác nhau và đạt mức tối đa ở các khu vực nhiệt đới và ẩm ướt hơn về phân bố, nhưng kiểu hình thành loài đặc trưng của chúng trong một số trường hợp là do sản kết quả của sự khô cằn hóa môi trường sống. Một số loài Beilschmiedia thích nghi với các điều kiện khô hơn so với các loài điển hình của họ Lauraceae.[3] Một số loài cổ xưa sót lại đang nguy cấp sinh sống trong khu vực ôn đới[8] và phân bố trong khu vực có khí hậu kiểu Địa Trung Hải, cũng như trong các khu rừng vùng đất thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới hay rừng mưa miền núi.[9]

Beilschmiedia tarairi.

Thông thường, vỏ cây của chúng có màu từ nâu nhạt đến nâu sẫm, nhẵn hoặc thô, và chúng có lông mịn màu nâu đỏ, che phủ dày dặc trên các cành con, các lá non có màu đỏ. Các lá màu xanh sẫm mọc so le và bóng như da. Đôi khi rộng, một số khác nhỏ và hẹp, các lá có các gân lõm khác biệt. Các hoa có màu ánh lục tới màu kem hay màu lục vàng, và các cuống dài 4–6 mm. Các hoa thường có lớp lông dày dặc màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính và xếp thành chùm. Cụm hoa là chùy hoa thẳng đứng, mọc ra từ nách lá.[1] Nhị xếp thành 2 vòng; bầu nhụy thượng.[10]

Quả thay đổi tùy từng loài. Ở một số loài, nó là quả hạch lớn, hình cầu màu xanh lục, đường kính tới 12 cm với đầu nhọn ở đỉnh. Ở các loài khác, quả mọc thẳng, giống quả mận, màu tía sẫm hoặc đôi khi là quả hạch hình elip đến hình trứng, màu tía sẫm khi chín, được một lớp phấn dạng sáp che phủ. Ở một số loài khác thì quả là quả hạch tròn màu đen với lớp phấn màu xám nhạt, bên trong có một hạt. Trong chi Beilschmiedia, việc phát tán hạt là nhờ các loài chim nuốt chúng, vì vậy chúng được tạo hình để thu hút các loài chim. Các loại quả một hạt là nguồn thức ăn quan trọng cho chim, bao gồm cả loại thức ăn ưa thích của chim bồ câu bản địa New Zealand.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài điển hình của chi này là Beilschmiedia roxburghiana, có phạm vi bản địa từ Himalaya tới Hoa Nam, Đông Dương tới bán đảo Mã Lai. Danh sách loài dưới đây lấy theo Plants of the World Online:[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Henk van der Werff (2003). “A synopsis of the genus Beilschmiedia (Lauraceae) in Madagascar” (PDF). Adansonia. sér. 3. 25 (1): 77–92.
  2. ^ “Australian aborigines from Rainforests”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ a b c “Angiosperm Phylogeny Website”.
  4. ^ a b Beilschmiedia trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 20-11-2020.
  5. ^ Beilschmiedia trong e-flora. Tra cứu ngày 20-11-2020.
  6. ^ de Kok R. P. J., 2016. A revision of Beilschmiedia (Lauraceae) of Peninsular Malaysia. Blumea 61(2): 147-164, doi:10.3767/000651916X693004.
  7. ^ Beilschmiedia mannii (Meisn.) Benth. & Hook.f.[liên kết hỏng]
  8. ^ a b Carlos Ramirez; Cristina San Martin; Jose San Martin; Rodrigo Villaseñor (2004). “Comparación fitosociológica de los bosques de Belloto (Beilschmiedia, Lauraceae) en Chile central” [So sánh thực vật xã hội học của các khu rừng Belloto (Beilschmiedia, Lauraceae) ở miền trung Chile] (PDF). Bosque (bằng tiếng Tây Ban Nha). 25 (1): 69–85.
  9. ^ a b William J. León H.; Narcisana Espinoza de Pernía (2000). “Estudio anatómico del leño de siete especies del género Beilschmiedia Nees (Lauraceae)” (PDF). Revista Forestal Venezolana. 44 (1): 47–56.
  10. ^ “Student 1”. mobot.org.
  11. ^ Beilschmiedia brevipetiolata - Mẫu lưu tại MNHN
  12. ^ Beilschmiedia micranthopsis - Mẫu lưu tại MNHN.
  13. ^ Liu B., Yang Y., Xie L., Zeng G., Ma K., 2013. Beilschmiedia turbinata: A Newly Recognized but Dying Species of Lauraceae from Tropical Asia Based on Morphological and Molecular Data. PLoS ONE 8(6): e67636. doi:10.1371/journal.pone.0067636

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]