Bước tới nội dung

Chaetodon decussatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chaetodon decussatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Chaetodontidae
Chi (genus)Chaetodon
Phân chi (subgenus)Rabdophorus
Loài (species)C. decussatus
Danh pháp hai phần
Chaetodon decussatus
Cuvier, 1829

Chaetodon decussatus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Rabdophorus) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh decussatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "chéo chữ thập", hàm ý đề cập đến các đường sọc xiên nằm vuông góc với nhau như hình chữ V ở hai bên thân của loài cá này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ bờ biển OmanYemen, C. decussatus được phân bố trải dài về phía đông, băng qua Sri LankaMaldives đến biển Andaman (quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ và bờ biển Thái Lan), ít nhất là đến đảo Timor ở giới hạn phía đông, xa về phía nam đến rạn san hô Ashmoređảo Giáng Sinh (Úc).[1][3]

C. decussatus sinh sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú hay có nhiều đá vụn, đặc biệt phổ biến ở những vùng nước đục, độ sâu đến ít nhất là 40 m.[1]

C. decussatus có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm.[4] Loài này có màu trắng với các sọc chéo mảnh, màu đen xếp thành hình chữ V ở hai bên thân. Vùng màu đen ở thân sau lan rộng sang toàn bộ vây lưng và một phần vây hậu môn. Đầu của C. decussatus có một dải đen dọc qua mắt. Phần trán giữa hai mắt có các vạch sọc cam. Vây hậu môn có một dải vàng tươi. Vây đuôi màu vàng với một vạch đen ngay giữa vây, viền ngoài có màu đen. Vây ngực trong suốt. Vây bụng màu trắng.

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 24–25; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–21; Số tia vây ở vây ngực: 15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[4]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

C. decussatus là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm tảo và một số loài thủy sinh không xương sống nhỏ. Tuy cũng ăn san hô nhưng C. decussatus không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn này.[5]

Cá trưởng thành có xu hướng kết đôi với nhau, trong khi cá con thường sống đơn độc.[4]

Phân loại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phân chi Rabdophorus, C. decussatus hợp thành một nhóm chị em với Chaetodon aurigaChaetodon vagabundus.[6][7] C. decussatus có thể bắt cặp với C. vagabundus, khi một cặp khác loài giữa chúng đã được nhìn thấy ở rạn san hô Ashmore (ngoài khơi Tây Úc).[8]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trái với chị em của chúng, C. decussatus hầu như không được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Myers, R.; Pratchett, M. (2010). Chaetodon decussatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165648A6080038. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165648A6080038.en. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Acanthuriformes (part 1): Families Lobotidae, Pomacanthidae, Drepaneidae and Chaetodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Chaetodon decussatus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chaetodon decussatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Cole, Andrew; Pratchett, Morgan; Jones, Geoffrey (2008). “Diversity and functional importance of coral-feeding fishes on tropical coral reefs” (PDF). Fish and Fisheries. 9: 286–307. doi:10.1111/j.1467-2979.2008.00290.x.
  6. ^ Kui-Ching Hsu; Jeng-Ping Chen & Kwang-Tsao Shao (2007). “Molecular phylogeny of Chaetodon (Teleostei: Chaetodontidae) in the Indo-West Pacific: evolution in geminate species pairs and species groups” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 14: 77–86.
  7. ^ Fessler, Jennifer L.; Westneat, Mark W. (2007). “Molecular phylogenetics of the butterflyfishes (Chaetodontidae): Taxonomy and biogeography of a global coral reef fish family” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (1): 50–68. doi:10.1016/j.ympev.2007.05.018. ISSN 1055-7903. PMID 17625921.
  8. ^ Hobbs, J-P.A.; van Herwerden, L.; Pratchett, M. S. & Allen, G. R. (2013). “Hybridisation Among Butterflyfishes” (PDF). Trong Pratchett, M. S.; Berumen, M. L. & Kapoor, B. (biên tập). Biology of Butterflyfishes. Boca Raton, Florida: CRC Press. tr. 48–69.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  9. ^ R. Pyle (2001). “Chaetodontidae”. Trong K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony Fishes Part 3 (Menidae to Pomacentridae) (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3239. ISBN 978-9251045879.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)