Bước tới nội dung

Họ Đà điểu châu Úc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Casuariiformes)
Họ Đà điểu châu Úc
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Casuariiformes
Họ (familia)Casuariidae
(Kaup, 1847)[1]
Tính đa dạng
2-3 chi, 6-7 loài
Các chi

Họ Đà điểu châu Úc (Casuariidae) là họ chim duy nhất của Bộ Casuariiformes hiện còn 4 loài còn sinh tồn: 3 loài đà điểu đầu mào, 1 loài đà điểu Emu và khoảng 4-5 loài đã tuyệt chủng. Đà điểu Emu trước đây được phân loại trong họ riêng của chính nó (Dromaiidae), nhưng hiện nay được coi là có quan hệ họ hàng đủ gần với các loài đà điểu đầu mào để có thể xem là một phần của họ này.

Tất cả bốn thành viên còn sinh tồn của họ là các loài chim không biết bay to lớn bản địa của khu vực Úc-New Guinea,[2] mặc dù một thành viên tiềm năng đã tuyệt chủng Hypselornis đã có nguồn gốc từ Ấn Độ.[3]

Hệ thống học và tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Đà điểu Emu.

Chim emu tạo thành một phân họ riêng biệt, với đặc trưng là chân thích nghi cho việc chạy. Giống như mọi loài chim chạy khác, hiện tại tồn tại một vài thuyết cạnh tranh lẫn nhau liên quan tới sự tiến hóa và mối quan hệ giữa chúng. Khi đề cập tới họ này, điều đặc biệt quan tâm là giữa chim emu và đà điểu đầu mào thì nhóm nào là dạng cổ hơn: đà điểu đầu mào nói chung được giả định là duy trì nhiều đặc trưng có trước khi tồn tại tổ tiên chung gần nhất của nhóm hơn, nhưng điều này không nhất thiết phải đúng ở mọi điểm; các mẫu hóa thạch cũng mơ hồ và trạng thái hiện tại của bộ gen không cho phép có được phân tích so sánh đầy đủ. Ít nhất thì sự kết hợp của mọi cách tiếp cận này với lưu ý tới hoạt động kiến tạo mảng là cần thiết để giải quyết vấn đề này.

Số lượng các loài đà điểu đầu mào được miêu tả dựa trên các khác biệt nhỏ trong hình dạng mào và các biến đổi màu sắc là rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chỉ 3 loài được công nhận, và phần lớn các tác giả chỉ công nhận vài phân loài hoặc không công nhận bất kỳ phân loài nào.

Hồ sơ hóa thạch của chim dạng đà điểu châu Úc là đáng chú ý, nhưng không có nhiều. Liên quan tới các loài hóa thạch của các chi DromaiusCasuarius, xem các trang tương ứng về các chi này.

Một vài hóa thạch tại Australia ban đầu được coi là của chim emu thì hiện tại được công nhận là thuộc chi riêng biệt, gọi là Emuarius[4][5], với hộp sọ và xương đùi tương tự như của đà điểu đầu mào và cẳng chân cùng bàn chân như của chim emu. Ngoài ra, các hóa thạch đầu tiên của mihirung ban đầu cũng được cho là của chim emu khổng lồ[6], nhưng cuối cùng hóa ra là chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân họ Casuariinae: Đà điểu đầu mào

Phân họ Dromaiinae - chim emu hay đà điểu Úc

  • Folch A. (1992). Family Casuariidae (Cassowaries). tr. 90- 97 trong del Hoyo J., Elliott A. & Sargatal J. (chủ biên) Handbook of the Birds of the World, quyển 1, Ostrich to Ducks. Lynx Edicions, Barcelona. ISBN 84-ngày 81 tháng 9 năm 7334

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Brands, Sheila (ngày 14 tháng 8 năm 2008). “Systema Naturae 2000 / Classification, Family Casuariidae”. Project: The Taxonomicon. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009.[liên kết hỏng]
  2. ^ Clements, J (2007)
  3. ^ Lowe, Percy Roycroft 1929. Some remarks on Hypselornis sivalensis Lydekker. Ibis. 71: (4) 571–576. (Journal Article)
  4. ^ Boles Walter E. (2001): A new emu (Dromaiinae) from the Late Oligocene Etadunna Formation. Emu 101: 317–321. tóm tắt HTML
  5. ^ Từ "Emu" + "Casuarius". Người miêu tả, ông W. E. Boles, nói chung nói tới chi này như là "emuwaries" hay "cassomus".
  6. ^ Tên bản xứ "mihirung" có nguồn gốc từ mihirung paringmal nghĩa là "chim emu khổng lồ" trong ngôn ngữ Chaap Wuurong
  7. ^ a b c d e f g Clements, James (2007). The Clements Checklist of the Birds of the World (ấn bản thứ 6). Ithaca, NY: Nhà in Đại học Cornell. ISBN 9780801445019.