Bước tới nội dung

Candiru

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vandellia cirrhosa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Siluriformes
Liên họ (superfamilia)Loricarioidea
Họ (familia)Trichomycteridae
Chi (genus)Vandellia
Loài (species)V. cirrhosa
Danh pháp hai phần
Vandellia cirrhosa
Valenciennes, 1846

Candiru (tiếng Anhtiếng Bồ Đào Nha) hoặc candirú (tiếng Tây Ban Nha), tên khoa học Vandellia cirrhosa, còn được gọi là cañero, là một loài cá da trơn nước ngọt sống ký sinh thuộc họ Trichomycteridae nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, nơi nó được tìm thấy tại các nước Bolivia, Brasil, Colombia, EcuadorPeru.

Định nghĩa về candiru khác nhau giữa các tác giả. Từ này được sử dụng để chỉ Vandellia cirrhosa, hay toàn bộ chi Vandellia, phân họ Vandelliinae, hoặc thậm chí là hai phân họ Vandelliinae và Stegophilinae.[1][2][3]

Mặc dù một số loài cá candiru đã được biết đến có chiều dài tới 40 cm (16 inch), những loài khác thì rất nhỏ. Những loài nhỏ hơn được biết là có xu hướng xâm nhập và ký sinh trong niệu đạo của người, tuy nhiên, mặc cho các báo cáo dân tộc học có niên đại cuối thế kỷ 19,[4] vụ việc candiru ký sinh con người được lập hồ sơ đã không xảy ra cho đến năm 1997, và thậm chí cả sự việc đó vẫn là một vấn đề tranh cãi.

Candiru là cá nhỏ. Con trưởng thành có thể lớn đến khoảng 40 cm (16 inch) với một cái đầu khá nhỏ và bụng có thể phình to, đặc biệt là sau một bữa ăn máu lớn. Cơ thể trong mờ, nên khá khó để phát hiện nó trong vùng nước đục. Nó có các râu cảm quan ngắn xung quanh đầu, cùng với các gai ngắn, hướng về phía sau trên nắp mang.[5]

Vị trí và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Candiru (chi Vandellia) sinh sống ở lưu vực sông AmazonOrinoco của đồng bằng Amazon. Candiru hút máu và ký sinh trên mang của các loài cá Amazon lớn, đặc biệt là cá da trơn của họ Pimelodidae (Siluriformes).

Các cuộc tấn công trên con người

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù có những giai thoại khủng khiếp về các cuộc tấn công con người, nhưng rất ít trường hợp đã được xác nhận, và một số câu chuyện được xem là huyền thoại hay mê tín dị đoan.

Tài liệu lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Báo cáo công bố sớm nhất về candiru tấn công vật chủ là người đến từ nhà sinh vật học Đức C. F. P. von Martius năm 1829, người chưa bao giờ thực sự quan sát nó, mà thay vì thế là được các thổ dân của khu vực kể cho biết, bao gồm cả những người đàn ông có dải dây buộc xung quanh dương vật trong khi đi xuống sông để ngăn ngừa xảy ra các cuộc tấn công. Các nguồn khác cũng cho thấy các bộ tộc khác trong khu vực sử dụng các tấm che chắn bảo vệ bộ phận sinh dục có hình thức khác nhau trong khi tắm, mặc dù nó cũng được cho rằng là để ngăn ngừa vết cắn của cá piranha. Martius cũng suy đoán rằng cá bị thu hút bởi "mùi" nước tiểu.[6] Bằng chứng thực nghiệm sau này cho thấy điều này là sai lầm, do con cá thực sự săn mồi bằng mắt và hoàn toàn không thích thú gì với nước tiểu.[7]

Một báo cáo khác từ nhà tự nhiên học người Pháp Francis de Castelnau vào năm 1855 liên quan tới lời tuyên bố của một ngư dân Araguay, nói rằng rất nguy hiểm khi đi tiểu ở sông do con cá "nhảy vọt lên khỏi mặt nước và chui vào niệu đạo bằng cách bơi theo dòng chất lỏng".[8] Trong khi Castelnau bác bỏ và cho rằng tuyên bố này là "hoàn toàn lố bịch", và điều như vậy không thể xảy ra do nó không tuân theo các quy luật vật lý, nhưng nó vẫn là một trong những huyền thoại về candiru. Có ý kiến cho rằng tuyên bố này suy ra từ quan sát thực tế rằng một loài cá nào đó ở khu vực Amazon có lẽ tụ tập tại bề mặt gần nơi mà dòng nước tiểu chảy vào, đã bị thu hút bởi tiếng ồn và sự lay động của mặt nước.[9]

Năm 1836 Eduard Poeppig cung cấp một tài liệu về tuyên bố của một bác sĩ địa phương tại Pará, được biết đến như Bác sĩ Lacerda, người cung cấp một mô tả tận mắt chứng kiến một vụ việc mà một con candiru đã chui vào lỗ vùng kín của người. Tuy nhiên, nó đã chui vào âm đạo của một người phụ nữ bản địa, chứ không phải là một niệu đạo đàn ông. Trường hơp khác đã được ghi nhận bởi nhà sinh vật học George A. Boulenger từ một bác sĩ người Brazil tên là bác sĩ Bach, là người đã kiểm tra một người đàn ông và một số cậu bé có dương vật đã bị cắt cụt. Bach tin rằng đây là một liệu pháp được thực hiện do sự ký sinh của candiru, nhưng ông chỉ đơn thuần là suy đoán, do ông không nói thứ ngôn ngữ của các bệnh nhân.[10] Nhà sinh vật học Mỹ Eugene Willis Gudger lưu ý rằng các khu vực mà các bệnh nhân từ đó đến không có cá candiru trong các con sông, và đề xuất rằng phẫu thuật cắt bỏ rất có khả năng là kết quả là do bị cá piranha tấn công.[9]

Năm 1891, nhà tự nhiên học Paul Le Cointe cung cấp một tài liệu trực tiếp hiếm hoi về việc một con candiru chui vào cơ thể người, và giống như tài liệu của Lacerda, nó liên quan đến việc con cá chui vào âm đạo, không phải niệu đạo. Le Cointe thật sự tự tay loại bỏ con cá, bằng cách đẩy nó về phía trước để tháo rời các gai, xoay tròn nó và lôi đầu con cá ra trước.[11]

Gudger vào năm 1930 ghi nhận một số trường hợp khác được báo cáo, trong đó cá candiru chui vào âm đạo, nhưng không một trường hợp nào cho thấy candiru chui vào hậu môn. Theo Gudger, điều này chứng minh thêm cho việc không thể có khả năng cá chui vào niệu đạo nam, dựa trên việc lỗ mở tương đối nhỏ nên chỉ các thành viên non nhất của loài này mới có khả năng chui vào.[9]

Từng có thời người ta cho rằng cá candiru bị thu hút bởi nước tiểu, do con mồi chủ yếu của candiru phát ra urê từ mang của nó, nhưng điều này sau đó đã không được chứng minh trong thử nghiệm chính thức.[2][7] Thật vậy, con cá không hề có bất kỳ phản ứng với bất kỳ hóa chất dùng để hấp dẫn nào, và chủ yếu săn mồi bằng mắt.[7]

Trường hợp hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến nay, chỉ có một trường hợp được lập hồ sơ về một con candiru chui vào hệ thống tiết niệu của con người, diễn ra tại Itacoatiara, Brasil vào năm 1997.[12][13] Trong vụ việc này, nạn nhân (một người đàn ông 23 tuổi được biết đến như "F.B.C") tuyên bố một con candiru "nhảy" từ dưới nước vào niệu đạo của mình khi anh ta đi tiểu trong khi đứng ngập sâu trong một con sông.[14] Sau khi được đưa đến Manaus vào ngày 28 tháng 10 năm 1997, nạn nhân đã trải qua ca phẫu thuật tiết niệu kéo dài hai giờ của Bác sĩ Anoar Samad để loại bỏ con cá ra khỏi cơ thể.[13]

Năm 1999, nhà sinh vật biển Mỹ Stephen Spotte đã đến Brasil để điều tra vụ việc đặc biệt này một cách chi tiết. Ông kể lại các sự kiện của cuộc điều tra của ông trong cuốn sách Candiru: Life and Legend of the Bloodsucking Catfishes (Candiru: Cuộc sống và huyền thoại về những con cá da trơn hút máu).[15] Spotte gặp bác sĩ Samad và phỏng vấn ông tại nơi làm việc và nhà riêng của ông. Samad cho ông bức ảnh, các băng VHS ban đầu của thủ tục nội soi bàng quang, và cơ thể cá thực tế bảo quản trong formalin như đóng góp của mình cho Viện Nghiên cứu Amazon (INPA). Spotte và đồng nghiệp của ông Paulo Petry lấy các tài liệu và kiểm chứng tại INPA, so sánh chúng với giấy chính thức của Samad. Trong khi Spotte không công khai thể hiện bất kỳ kết luận như tính xác thực của vụ việc, ông đã nhận xét ​​về một số quan sát nghi ngờ về những tuyên bố của bệnh nhân và/hoặc Samad.

  • Theo Samad, bệnh nhân khẳng định "cá đã lao ra khỏi nước, theo dòng nước tiểu, vào niệu đạo của mình". Trong khi đây là huyền thoại phổ biến nhất được biết đến về candiru, theo Spotte nó đã được biết đến một cách dứt khoát chỉ là huyền thoại trong hơn một thế kỷ, do đơn giản nó là không thể vì các tính chất vật lý chất long.[16]
  • Các tài liệu, mẫu vật được cung cấp là một con cá dài 133,5 mm và có một cái đầu có đường kính 11,5 mm. Điều này đòi hỏi phải có một lực bẩy đáng kể để mở lỗ niệu đạo đến mức độ này. Candiru không có phần phụ hoặc các cơ quan khác cần thiết để thực hiện điều này, và nếu nó nhảy ra khỏi nước như bệnh nhân tuyên bố, nó sẽ không có đủ lực bẩy để chui vào bên trong đường niệu đạo.[17]
  • Bài viết của Samad tuyên bố cá đã bị thu hút bởi nước tiểu.[13] Niềm tin như vậy xung quanh loài cá này đã kéo dài trong nhiều thế kỷ, nhưng đã bị nghi ngờ vào năm 2001.[7] Trong khi điều này chỉ là sự suy đoán của Samad dựa trên những kiến thức khoa học hiện hành vào thời điểm đó, nó phần nào làm xói mòn câu chuyện của bệnh nhân bằng cách loại bỏ các động lực của con cá để tấn công anh ta.
  • Samad tuyên bố cá đã "nhai" xuyên thành bụng niệu đạo vào bìu dái bệnh nhân. Spotte lưu ý rằng candiru không có răng thực sự hay răng đủ mạnh để có được khả năng này.[17]
  • Video nội soi bàng quang mô tả việc di chuyển vào một không gian hình ống (được coi là niệu đạo của bệnh nhân) có chứa xác con cá và sau đó kéo nó ra phía sau qua lỗ niệu đạo, điều gần như là không thể với gai của con cá còn nguyên vẹn.[18]

Khi được phỏng vấn sau đó, Spotte nói rằng ngay cả nếu một người đi tiểu trong khi "ngâm mình trong một dòng suối nơi candiru sống", thì xác suất người đó bị tấn công bởi candiru là "khoảng giống như vừa bị sét đánh vừa bị cá mập ăn thịt."[19]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Vandellia cirrhosa trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 1991.
  2. ^ a b de Carvalho, Marcelo R. (2003). “Analyse D'Ouvrage” (PDF). Cybium. 27 (2): 82. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ Carlos DoNascimiento & Provenzano, Francisco (2006). “The Genus Henonemus (Siluriformes: Trichomycteridae) with a Description of a New Species from Venezuela”. Copeia. 2006 (2): 198–205. doi:10.1643/0045-8511(2006)6[198:TGHSTW]2.0.CO;2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Edward R. Ricciuti & Bird, Jonathan (2003). Killers of the Seas: The Dangerous Creatures That Threaten Man in an Alien Environment. The Lyons Press. ISBN 978-1-58574-869-3.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Piper, Ross (2007), Extraordinary Animals: An Encyclopedia of Curious and Unusual Animals, Greenwood Press, ISBN 978-0-313-33922-6.
  6. ^ von Martius, C. F. P. 1829. Preface, p. viii, of van Spix, J. B., and Agassiz, L. Selecta Genera et Species Piscium ouos in Itinere ocr Brnsiliam annis 1817-20 Collcgit... Dr. J. B. de Spix, etc. Monachii, 1829.
  7. ^ a b c d Stephen Spotte; Petry, Paulo; Zuanon, Jansen A.S. (2001). “Experiments on the feeding behavior of the hematophagous candiru”. Environmental Biology of Fishes. 60 (4): 459–464. doi:10.1023/A:1011081027565.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Castelnau, Francis De. 1855. Expedition dans les Partics Cent&es de I'AmPrique du Sud, 1843 a 1847. Animaux Nouveaux ou Rares-Zoology. Paris, 3: 50, p1. 24, fig. 4.
  9. ^ a b c Gudger, E.W. (1930). “On the alleged penetration of the human urethra by an Amazonian catfish called candiru with a review of the allied habits of other members of the family pygidiidae” (Print). The American Journal of Surgery. Elsevier Inc. 8 (1): 170–188. doi:10.1016/S0002-9610(30)90912-9. ISSN 0002-9610.
  10. ^ Bwelenger G. A. 1898a. Exhibition of specimens, and remarks upon the habits of the siluroid fish, Vandellia cirrhosu. Proc. Zool. Sot. London [1897], p. 90 I.
  11. ^ Le Cointe Paul. 1922. L'Amazonie Bresilienne: Le Pays; Ses Inhabitants, scs Ressources. Notes et Statistiques jusqu'en 1920. Paris, II: 365.
  12. ^ Spotte, p.211
  13. ^ a b c Anoar Samad, "Candiru inside the urethra". Google dịch từ tiếng Bồ Đào Nha, với hình.
  14. ^ “Can the candiru fish swim upstream into your urethra (revisited)?”. The Straight Dope. ngày 7 tháng 9 năm 2001.
  15. ^ Spotte, Stephen. (2002). Candiru: life and legend of the bloodsucking catfishes. Berkeley, Calif.: Creative Arts Book Co. ISBN 0-88739-469-8.
  16. ^ Spotte, p.216
  17. ^ a b Spotte, p.218
  18. ^ Spotte, p.215
  19. ^ Dark Banquet: Blood and the Curious Lives of Blood-Feeding Creatures (thông qua Google Books), bởi Bill Schutt, Random House xuất bản, 2008

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]