Bước tới nội dung

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 29
Thành phố chủ nhàKuala Lumpur
Quốc giaMalaysia
Khẩu hiệuCùng nhau tỏa sáng
(tiếng Anh: Rising Together)
(tiếng Mã Lai: Bangkit Bersama)
Quốc gia tham dự11
Vận động viên tham dự≈4888
Các sự kiện404
Môn thể thao38
Lễ khai mạc19 tháng 8
Lễ bế mạc30 tháng 8[1]
Tuyên bố khai mạc bởiVua Muhammad V
Yang di-Pertuan Agong
Vận động viên tuyên thệNauraj Singh Randhawa
Điền kinh
Trọng tài tuyên thệMegat Zulkarnain Omardin
Pencak silat
Thắp đuốcNur Dhabitah Sabri
Nhảy cầu
Địa điểm chínhSân vận động Quốc gia Bukit Jalil
Trang webĐại hội Thể thao Đông Nam Á 2017
Singapore 2015 Philippines 2019  >

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 (tiếng Anh: 2017 Southeast Asian Games, tiếng Mã Lai: Sukan Asia Tenggara 2017), tên chính thức là Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 29 (tiếng Anh: 29th Southeast Asian Games, tiếng Mã Lai: Sukan Asia Tenggara ke-29) và thường được gọi là Kuala Lumpur 2017 là một sự kiện thể thao đa môn Đông Nam Á diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia. Đại hội diễn ra từ ngày 19 đến ngày 30 tháng 8 năm 2017, với 404 nội dung trong tổng số 38 môn thể thao.[2] Đây là lần thứ sáu Malaysia đăng cai đại hội; trước đó là các năm 1965, 1971, 1977, 1989, 2001.

Tổ chức

Thành phố chủ nhà

Bản đồ Malaysia.
Bản đồ Malaysia.
Kuala Lumpur
Vị trí của Kuala Lumpur ở Malaysia.

Theo truyền thống SEA Games, quyền chủ nhà được luân chuyển giữa các nước thành viên của SEAGF. Mỗi quốc gia được trao một năm làm chủ nhà nhưng có thể chọn đăng cai hoặc không đăng cai.[3]

Vào tháng 7 năm 2012, hội nghị SEAGF ở Myanmar xác nhận rằng Malaysia sẽ tổ chức vào năm 2017, nếu không có quốc gia nào khác sẵn sàng làm chủ nhà.[4] Tổng thư ký Ủy ban Olympic Malaysia (OCM) Sieh Kok Chi, người tham dự cuộc họp, nói rằng Myanmar đã tổ chức vào năm 2013, tiếp theo là Singapore vào năm 2015. Sau đó phải đến lượt Brunei nhưng quốc gia này muốn đăng cai đại hội vào năm 2019 thay vì 2017. Malaysia sẵn sàng làm chủ nhà cho đại hội năm 2017.

Phát triển và chuẩn bị

Ban tổ chức SEA Games Malaysia (MASOC) được thành lập vào năm 2015 để giám sát việc tổ chức sự kiện.

Địa điểm

Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil, địa điểm chính của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017.

SEA Games 29 có 36 địa điểm tổ chức, 19 ở Kuala Lumpur, 10 ở Selangor, 3 ở Putrajaya, 2 ở Negeri Sembilan và 1 ở Terengganu và Kedah.[5]

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 trên bản đồ Malaysia bán đảo
Kuala Lumpur
Kuala Lumpur
Selangor
Selangor
Negeri Sembilan
Negeri Sembilan
Terengganu
Terengganu
Kedah
Kedah
Putrajaya
Putrajaya
Các bang chủ nhà Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017
Bang Địa điểm thi đấu Môn thi đấu
Kuala Lumpur Khu liên hợp thể thao quốc gia Malaysia
Trung tâm thể thao dưới nước quốc gia Thể thao dưới nước (Bơi lội, Nhảy cầu, Bơi nghệ thuật, Bóng nước)
Sân cỏ Sintetic Bắn cung
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Điền kinh, Bóng đá
Sân vận động trong nhà Putra Cầu lông
Sân vận động khúc côn cầu quốc gia Malaysia Khúc côn cầu trên cỏ
Khu liên hợp thể thao Bukit Kiara
Trung tâm Lawn Bowls quốc gia Bowling trên cỏ
Sân vận động Juara Bóng lưới, Pencak silat
Khác
Sân vận động MABA Bóng rổ
Trung tâm bóng quần quốc gia Bóng quần
Trung tâm hội nghị Kuala Lumpur Billiards và snooker, Judo, Karate, Pencak silat, Taekwondo, Wushu
Trung tâm triển lãm và thương mại quốc tế Malaysia Quyền Anh, Đấu kiếm, Thể dục dụng cụ, Khúc côn cầu trong nhà, Muay, Cử tạ, Bóng bàn
Sân vận động bóng đá Kuala Lumpur Bóng đá
Đại học Malaya Bóng đá
Câu lạc bộ Raintree Bóng quần
Công viên giải trí Pudu Ulu, Kuala Lumpur Bi sắt
Trung tâm quần vợt quốc gia Jalan Duta Quần vợt
Sân vận động cầu lông Cheras Bóng chuyền
Nhà thi đấu Titiwangsa Cầu mây
Nhà thi đấu trên băng Empire City Khúc côn cầu trên băng, Trượt băng
Selangor Universiti Teknologi MARA, Shah Alam Bóng đá
Sân vận động Shah Alam Bóng đá
Sân vận động Selayang Bóng đá
Kinrara Oval, Puchong Cricket
Trường đua ngựa 3Q Rawang Cưỡi ngựa (Dressage, Show Jumping)
Câu lạc bộ golf MINES Resort City Golf
Sân vận động MBPJ Bóng bầu dục bảy người
Dãy bắn súng quốc gia Bắn súng
Megalanes, Sunway Pyramid Bowling
Sân vận động Panasonic Shah Alam Bóng đá trong nhà
Putrajaya Hồ Putrajaya Ba môn phối hợp, Lướt ván nước, Thể thao dưới nước (Bơi ngoài trời)
Putrajaya Xe đạp đường trường, Điền kinh (marathon)
Trường đua ngựa Putrajaya Cưỡi ngựa (Mã thuật)
Negeri Sembilan Nilai Velodrome and BMX Circuit Xe đạp lòng chảo, BMX
Quảng trường Nilai Xe đạp đường trường
Terengganu Công viên đua ngựa quốc tế Terengganu Đua ngựa (Endurance)
Kedah Trung tâm thuyền buồm quốc gia Langkawi Thuyền buồm

Tiếp thị

Khẩu hiệu

SEA Games 29 tổ chức trùng thời điểm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (8/8/1967-8/8/2017). Khẩu hiệu của đại hội năm nay là: "Hòa bình - Hội nhập - Thịnh vượng", biểu hiện khát vọng chung của nhân dân các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Chủ đề

Chủ đề của kỳ đại hội này là "Cùng nhau tỏa sáng" (Rising Together).[6] Nó đã được chọn để làm nổi bật sự thống nhất giữa các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như để biểu hiện các môn thể thao Kuala Lumpur cũng như là Đại hội Thể thao Đông Nam Á đầu tiên được tổ chức sau khi thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.[7]

Biểu tượng

Diều Mặt trăng (tiếng Mã Lai: Wau Bulan), một loại diều truyền thống của Malaysia được chọn làm biểu tượng của SEA Games 29. Chiếc diều có sự kết hợp cách điệu bằng các hình sọc, là màu sắc chọn lọc từ quốc kỳ của các nước Đông Nam Á.

Linh vật

Rimau là Linh vật chính thức của đại hội

Linh vật SEA Games 29 là hổ Mã Lai (tiếng Mã Lai: Rimau). Thiết kế hình ảnh hổ Rimau được lựa chọn trong 174 tác phẩm dự thi tại cuộc thi biểu tượng SEA Games 29.

Ca khúc chính thức

SEA Games năm nay có 3 bài hát chính thức, bao gồm một ca khúc chủ đề là "Rising Together". Hai bài còn lại là "Tunjuk Belang" và "So many hands".[8]

SEA Games xanh, sạch

Áp phích tuyên truyền cho SEA Games xanh và sạch

SEA Games 29 được Ban tổ chức đặt mục tiêu là một đại hội thể thao Xanh. Nhiều quy định và chương trình đã được ban hành nhắm tới việc bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức của người tham gia lẫn khán giả. Ý nghĩa về việc tổ chức một kỳ SEA Games xanh, sạch được ban tổ chức nhấn mạnh đến mức dành hẳn một ủy ban có tên "Sáng kiến xanh". Công việc của ủy ban này chia làm năm nhiệm vụ: trồng cây, phát triển việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, quản lý việc chống xả rác, tính toán để các nhà thi đấu tiết kiệm năng lượng và lên kế hoạch di chuyển cho người dân. Trong khoảng 20 nhà tài trợ của SEA Games 2017 có đến 3 nhà tài trợ dành riêng cho mục tiêu xanh, sạch này.

Trong chương trình mang tên "Mỗi huy chương, một cây xanh". Trên bục huy chương, mỗi vận động viên sẽ nhận một tấm huy chương, một chú linh vật nhồi bông và một giỏ đất chứa cây con. Tất nhiên những giỏ cây xanh này chỉ mang tính tượng trưng với vận động viên. Họ không thể lấy phần thưởng đặc biệt này về nhà. Thay vào đó, họ sẽ để lại chúng ở một số nơi tại Malaysia. Các loại cây này bao gồm nhiều loại thực vật hoang dã khác nhau ở Malaysia sẽ trồng từ giữa tháng 10 này và tháng 3 năm sau tại các khu rừng ở Perak, KelantanTerengganu. Với những cây dành cho các vận động viên Malaysia đoạt huy chương, chúng sẽ được trồng bao quanh Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil và được đặt tên bởi chính các vận động viên giành được huy chương. Tổng cộng có 5.249 giỏ cây con, tương ứng với 5.249 tấm huy chương.

Ngoài ra, ban tổ chức SEA Games 2017 còn khuyến khích việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng với hàng ngàn chiếc xe đạp được đặt rải rác khắp nơi. Đó là những chiếc xe đạp miễn phí dành cho tất cả những ai đến với SEA Games từ vận động viên, phóng viên đến khán giả. Cùng với xe đạp còn có tàu điện ngầm, xe buýt - những phương tiện giao thông công cộng được khuyến khích sử dụng tại SEA Games.[9]

Đại hội

Lễ khai mạc

Lễ khai mạc đã diễn ra ở sân vận động Bukit Jalil vào ngày 19 tháng 8 năm 2017 vào lúc 20:00 (MST).

Các quốc gia và người cầm cờ

Dưới đây là danh sách các quốc gia diễu hành và người cầm cờ tuyên bố của họ theo thứ tự như cuộc diễu hành. Tên được đưa ra dưới hình thức chính thức chỉ định bởi IOC.

Thứ tự Quốc gia Người cầm cờ Môn thể thao
1  Brunei Mohammad Adi Salihin Wushu
2  Campuchia Sok Chan Mean Bi sắt
3  Indonesia I Gede Siman Sudartawa Bơi lội
4  Lào Khamvarn Vanlivong Bắn cung
5  Myanmar Aung Myo Swe Cầu mây
6  Singapore Joseph Schooling Bơi lội
7  Philippines Kirstie Elaine Alora Taekwondo
8  Thái Lan Pornchai Kaokaew Cầu mây
9  Đông Timor Liliana Da Costa Điền kinh
10  Việt Nam Phạm Thị Kim Huệ Bóng chuyền
11  Malaysia Azizul Hasni Awang Xe đạp

Lễ bế mạc

Các quốc gia tham dự

Tất cả 11 thành viên của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á (SEAGF). Dưới đây là danh sách tất cả các NOC tham gia.

Các môn thi đấu

38 môn thể thao với 404 nội dung thi đấu được đưa vào danh sách do SEAGF phê duyệt vào ngày 14 tháng 7 năm 2016.[10][11][12]

Lịch thi đấu

OC Lễ khai mạc Sự kiện thi đấu 1 Nội dung huy chương vàng CC Lễ bế mạc
Tháng 8 T2
14
T3
15
T4
16
T5
17
T6
18
T7
19
CN
20
T2
21
T3
22
T4
23
T5
24
T6
25
T7
26
CN
27
T2
28
T3
29
T4
30
Nội dung HCV
Nghi lễ OC CC
Bắn cung 2 2 1 2 2 1 10
Điền kinh 2 8 9 9 9 8 45
Cầu lông 2 5 7
Bóng rổ 2 2
Billiards và snooker 2 1 1 3 7
Bowling 2 2 1 2 2 2 11
Quyền Anh 6 6
Cricket 1 1 1 3
Xe đạp 2 1 1 1 2 4 4 5 20
Nhảy cầu 3 2 3 3 2 13
Cưỡi ngựa 2 1 1 1 1 6
Đấu kiếm 2 2 2 6
Khúc côn cầu trên cỏ 1 1 2
Trượt băng nghệ thuật 2 2
Bóng đá 1 1 2
Bóng đá trong nhà 2 2
Golf 4 4 4
Thể dục dụng cụ 1 1 5 5 1 2 5 20
Khúc côn cầu trên băng 1 1
Khúc côn cầu trong nhà 1 1 2
Judo 3 3 6
Karate 6 6 4 16
Bowling trên cỏ 2 2 2 2 8
Muay Thái 5 5
Bóng lưới 1 1
Pencak silat 1 1 1 1 16 20
Bi sắt 2 2 2 1 7
Mã cầu 1 1
Bóng bầu dục bảy người 2 2
Thuyền buồm 3 4 2 5 14
Cầu mây 2 2 1 1 1 2 2 1 12
Bắn súng 1 3 2 3 2 3 14
Trượt băng tốc độ cự ly ngắn 2 4 6
Bóng quần 2 3 2 2 9
Bơi lội 2 6 6 6 7 7 6 40
Bơi nghệ thuật 2 1 2 5
Bóng bàn 3 2 2 7
Taekwondo 5 4 3 4 16
Quần vợt 2 3 5
Ba môn phối hợp 2 2
Bóng chuyền 2 2
Bóng nước 1 1 2
Lướt ván nước 4 1 6 11
Cử tạ 2 2 1 5
Wushu 5 6 6 20
Tổng số nội dung HCV 0 0 4 6 4 4 21 25 45 40 49 29 51 34 25 60 7 404
Tổng số tích lũy 0 0 4 10 14 18 39 64 109 149 198 227 278 312 337 397 404
Tháng 8 T2
14
T3
15
T4
16
T5
17
T6
18
T7
19
CN
20
T2
21
T3
22
T4
23
T5
24
T6
25
T7
26
CN
27
T2
28
T3
29
T4
30
Nội dung HCV

Bảng huy chương

  Đoàn chủ nhà ( Malaysia (MAS))
Bảng huy chương Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017
HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1 Malaysia (MAS)1459286323
2 Thái Lan (THA)728688246
3 Việt Nam (VIE)585060168
4 Singapore (SGP)575873188
5 Indonesia (INA)386390191
6 Philippines (PHI)243364121
7 Myanmar (MYA)7102037
8 Campuchia (CAM)321217
9 Lào (LAO)232126
10 Brunei (BRU)05914
11 Đông Timor (TLS)0033
Tổng số (11 đơn vị)4064025261334

Hãng phát sóng

Có 28 nội dung thể thao được phát sóng trực tiếp.[13] Riêng môn bóng đá nữ do Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tự lắp đặt thiết bị thực hiện tường thuật trực tiếp các trận đấu.

Chú giải

  *   Quốc gia chủ nhà (Malaysia)

Bản quyền phát sóng Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 ở Đông Nam Á
Mã IOC Quốc gia Mạng phát sóng Mạng truyền hình Mạng vô tuyến Mạng kỹ thuật số
BRU  Brunei Radio Televisyen Brunei
Kristal-Astro
RTB1
Astro Arena
Ai FM
Hot FM
One FM
CAM  Campuchia Radio and Television of Cambodia Television of Cambodia Radio of Cambodia
INA  Indonesia TVRI
MNC Media
Emtek
TVRI
MNCTV
SCTV
Indosiar
O Channel
Radio Republik Indonesia Nexmedia, Vidio.com
LAO  Lào Laos National Radio and Television Lao National Television Lao National Radio
MAS  Malaysia* Radio Televisyen Malaysia (RTM)
Media Prima Berhad
Astro
TV1
TV2
TV3
TV9
TVi
Astro Arena, Astro Arena HD
Ai FM
Hot FM
KL FM
Minnal FM
Nasional FM
One FM
TEA FM
Traxx FM
HyppTV (HyppSports HD)[14]
Media Prima Tonton
MYA  Myanmar Myanmar Radio and Television Myanmar Television
Skynet
MRTV-4
MRTV
Myanmar Radio
PHI  Philippines PTV[15] Sports5
SIN  Singapore MediaCorp TV[16] MediaCorp TV12 okto
(Toggle)
MediaCorp Radio 938LIVE
THA  Thái Lan The Television Pool of Thailand (TPT) BEC-TV Channel 3
Royal Thai Army Channel 5
BBTV Channel 7
Modernine TV
NBT channel
MCOT Radio Network, NBT Radio
TLS  Đông Timor RTTL Televisão Timor Leste Radio Timor Leste
VIE  Việt Nam VTV
HTV
VTV2
VTV6
HTV Thể thao
Đài Tiếng nói Việt Nam K+, VTVcab

Bị chỉ trích

Trong bản danh sách tạm thời 34 môn thi đấu với 342 bộ huy chương của Đại hội Thể thao Đông Nam Á, nhiều môn thi đấu Olympic như bóng đá nữ, quyền Anh, cử tạ, judo, đấu kiếm, điền kinh, Canoeing... đã bị chủ nhà Malaysia cắt bớt hay bỏ khỏi chương trình thi đấu gây phản ứng gay gắt. Tổng thư ký Hiệp hội điền kinh châu Á (AAA), Maurice Nicholas phản ứng mạnh trên hãng thông tấn Reuters đòi không cấp phép thi đấu điền kinh cho SEA Games 2017. Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Myanmar, Lào, Việt Nam cũng phản ứng sau tuyên bố của Malaysia.[17]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “KL SEA Games Closing Ceremony to be held on Aug 30”.
  2. ^ Meor Idris, Wan Noriza (ngày 14 tháng 11 năm 2015). “2017 Kuala Lumpur SEA Games: New dates announced”. Malay Mail Online. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ S. Murillo, Michael Angelo (ngày 25 tháng 9 năm 2015). “Ready for SEA Games 2019”. Business World Weekender. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Malaysia to host 2017 SEA Games”. Bernama. The Star. ngày 18 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ “SEA Games”. Official website. ngày 23 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ “Baton Run to Support the 29th SEA Games, Kuala Lumpur 2017”. Lao National Olympic Committee. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  7. ^ “Sea Games 2017: Rising Together As One”. Vision KL. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ “Cùng lắng nghe 3 bài hát chính thức của SEA Games 29”. VTV. ngày 19 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2017.
  9. ^ “Cây xanh song hành cùng huy chương SEA Games 29”.
  10. ^ Wong, Jonathan (ngày 17 tháng 2 năm 2016). “SEA Games: Bodybuilding, canoeing, fencing, judo and triathlon in doubt for 2017 KL Games”. New Straits Times. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2016.
  11. ^ “Kuala Lumpur 2017: Four More Sports Make Cut”. Official Website. ngày 4 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ “Kuala Lumpur 2017: 38 Sports, 405 Events get the nod”. ngày 14 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ “Khairy opens Sea Games media, broadcast centres”. Bernama. The Malaysian Insight. ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2017.
  14. ^ Mei Mei Chu (ngày 15 tháng 8 năm 2017). “Where to watch and follow the 2017 SEA Games online”. The Star. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2017.
  15. ^ “PCOO brings SEA Games closer to Filipinos” (Thông cáo báo chí). Presidential Communications Operations Office. ngày 17 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2017.
  16. ^ “SEA Games to be broadcast on Toggle, okto”. Channel NewsAsia. ngày 9 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2017.
  17. ^ Tuổi Trẻ (ngày 28 tháng 2 năm 2016). “SEA Games 2017 bị phản ứng gay gắt” (51/2016 (8232)). tr. 20. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài


Tiền nhiệm
2015
Singapore
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 29
2017
Kuala Lumpur, Malaysia
Kế nhiệm
2019
Manila, Philippines