Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Thương hiệu
Hướng dẫn này là một phần của Cẩm nang biên soạn của Wikipedia tiếng Việt. Hãy dùng lẽ thường khi áp dụng vì thỉnh thoảng sẽ có ngoại lệ. Hãy đảm bảo rằng bất cứ sửa đổi nào đều phản ánh sự đồng thuận. |
Tóm tắt trang này: Hãy làm theo các quy tắc định dạng văn bản và viết hoa tiêu chuẩn mà không cần quan tâm đến cách viết mà chủ sở hữu thương hiệu sử dụng. |
Cẩm nang biên soạn (CNBS) |
---|
Thương hiệu là những từ và cụm từ ngắn được các pháp nhân sử dụng để nhận diện bản thân mình cũng như các sản phẩm và dịch vụ của họ. Cách viết những tên gọi này thường có sự phá cách về viết hoa, dấu câu và định dạng. Khi lựa chọn cách định dạng một thương hiệu, người sửa đổi nên xem xét những cách thức được sử dụng trong các nguồn tham khảo đáng tin cậy và độc lập với chủ sở hữu thương hiệu. Trong số những cách thức đó, hãy chọn cách thức gần nhất với định dạng văn bản tiêu chuẩn mà không cần quan tâm đến cách viết của bản thân chủ sở hữu thương hiệu. Đừng sáng tạo ra những cách thức mới mà không nguồn tham khảo độc lập đáng tin cậy nào sử dụng. Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán về ngôn ngữ, đồng thời tránh gây chú ý đến một thực thể nào đó nhiều hơn so với các thực thể khác một cách không hợp lý. Dưới đây là các khuyến nghị cụ thể đối với những cách viết không theo tiêu chuẩn thường gặp.
Toàn bộ hướng dẫn này áp dụng cho tất cả mọi thương hiệu, ký hiệu dịch vụ, tên thương mại và tên gọi khác của các doanh nghiệp, cũng như những tên gọi và cụm từ được dùng để nhận diện các cá nhân, phong trào, tổ chức, diễn đàn, dự án, sự kiện hay bất kỳ thực thể phi thương mại nào khác.
Quy tắc chung
[sửa | sửa mã nguồn]- Hãy viết hoa chữ cái đầu của các thương hiệu vì chúng là tên riêng.
- Ngay cả khi chủ sở hữu viết hoa toàn bộ thương hiệu thì hãy vẫn làm theo các quy tắc định dạng văn bản và viết hoa tiêu chuẩn, với điều kiện cách viết tuân thủ quy tắc cũng được sử dụng rộng rãi bên ngoài Wikipedia chứ không phải được sáng tạo ra trên Wikipedia:
- dùng: Time, Kiss, Asus, Sony Mobile. (Viết hoa IKEA, IBM vì chúng là các từ viết tắt.)
- tránh: TIME, KISS, ASUS, SONY Mobile
- Nếu tất cả các chữ cái trong thương hiệu được phát âm độc lập thì hãy viết hoa toàn bộ thương hiệu ngay cả khi các chữ cái đó không (hoặc không còn) mang ý nghĩa viết tắt gì. Ví dụ, dùng SAT (trước đây là viết tắt của Scholastic Assessment Test) và KFC (trước đây là Kentucky Fried Chicken). Tương tự, có thể viết thường tất cả chữ cái nếu đại đa số các nguồn tham khảo đều viết như vậy, chẳng hạn như với webcomic xkcd.
- Không sử dụng ™, ® và các biểu tượng tương tự trong cả nội dung bài lẫn trích dẫn nguồn, trừ trường hợp bắt buộc phải làm thế vì lý do nào đó.
- dùng: LittleBigPlanet, Realtor
- tránh: LittleBigPlanet™, REALTOR®
- Tránh sử dụng những ký tự không được phát âm, chỉ đơn thuần mang tính trang trí, hoặc được dùng để thay thế cho từ, chữ cái hoặc dấu câu (ví dụ: "love" cách điệu thành "♥", "i" cách điệu thành "!"), trừ trường hợp ký tự đó được sử dụng trong đại đa số các nguồn tham khảo đáng tin cậy và độc lập với chủ sở hữu thương hiệu. Tương tự như vậy, tránh tự ý định dạng văn bản, chẳng hạn như dùng chữ in đậm, nhằm mô phỏng kiểu viết cách điệu của một thương hiệu.
- dùng: Macy's, Skate, Yellow Tail, Seven, Alien 3, Toys "R" Us[a]
- tránh: macy★s, skate., [ yellow tail ], Se7en, Alien3, Toys Я Us
- Nếu một thương hiệu gần như luôn luôn được viết theo kiểu cách điệu thì mới sử dụng cách viết đó trên Wikipedia: Deadmau5, 3M, 2 Fast 2 Furious
- Ngoại lệ của quy tắc này: không bao giờ sử dụng dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi hay các dấu câu khác vì có thể làm bài viết khó đọc. Do đó, hãy viết là Fun thay vì fun. khi đề cập đến ban nhạc này.
- Nếu một thương hiệu gần như luôn luôn được viết theo kiểu cách điệu thì mới sử dụng cách viết đó trên Wikipedia: Deadmau5, 3M, 2 Fast 2 Furious
- Những thương hiệu mà tất cả các từ được viết liền nhau và viết hoa chữ cái đầu cần sự xem xét theo từng trường hợp; có thể giữ nguyên cách viết này nếu nó được sử dụng phổ biến và giúp thương hiệu dễ đọc hơn.
- OxyContin hoặc Oxycontin – do người sửa đổi lựa chọn
- nhưng: chỉ nên viết là PlayStation bởi Playstation không được sử dụng phổ biến.
- Có thể viết thường chữ cái đầu trong trường hợp thương hiệu được viết như vậy ở gần như tất cả mọi nơi, chẳng hạn như iPhone hay eBay. Do các hạn chế kỹ thuật của Wikipedia, tiêu đề thật của bài viết phải được viết hoa chữ cái đầu nhưng tên hiển thị thì có thể được chỉnh sửa cho phù hợp.
- Không "sữa lỗi" chính tả, dấu câu hay ngữ pháp của thương hiệu khiến chúng khác đi so với cách viết trong các nguồn tham khảo. Người đọc phải nhận ra được rằng thương hiệu đang nói về chủ thể mà nó đại diện.
- đúng: Craigslist, Uber, Tumblr
- sai: Craig's List, Über hoặc Ueber, Tumbler
Sáp nhập, liên doanh và tên kết hợp khác
[sửa | sửa mã nguồn]Tên của các công ty được sáp nhập vào nhau hoặc liên doanh với nhau, tên của các chi nhánh được hợp nhất với nhau, cũng như tên của các dòng sản phẩm được hợp nhất với nhau được viết theo những cách khác nhau tùy từng tổ chức. Hãy cẩn thận không tự suy luận cách viết của các tên gọi như thế. Một ví dụ cho việc này là Morgan Stanley Dean Witter Discover & Co., được ra đời sau khi hai công ty sáp nhập với nhau mà chính hai công ty đó cũng là kết quả của các vụ sáp nhập. Tên gọi này bao gồm hai tên họ, một tên đầy đủ, một tên công ty và một từ viết tắt.
Các thương hiệu có thể thay thế từ và bằng dấu "và" (&
) (ví dụ: AT&T), hoặc (ít phổ biến hơn) dấu cộng (+
) (ví dụ: Springer Science+Business Media). Từ lâu, các tên doanh nghiệp dài có xu hướng được lược bỏ hẳn từ "và" (cũng như dấu phẩy nếu có), đặc biệt là sau khi sáp nhập hoặc bổ sung đối tác (ví dụ: Harcourt, Brace & Company trở thành Harcourt Brace Jovanovich, và sau đó được sáp nhập vào Houghton Mifflin Harcourt).
Gần đây, một số thương hiệu thậm chí còn được lược bỏ luôn dấu cách và viết liền tất cả các từ (ví dụ: DaimlerChrysler), đôi khi không theo một quy tắc nào (ví dụ như trong JPMorgan Chase).
- Hãy giữ nguyên cách viết rút gọn: Đừng thêm từ "và" (hoặc các biểu tượng mang ý nghĩa tương tự), dấu phẩy hay dấu cách vào (ví dụ: "Houghton, Mifflin & Harcourt") nếu các nguồn tham khảo độc lập đáng tin cậy không viết như thế. Ngược lại, đừng lược bỏ chúng (ví dụ: "HoughtonMifflinHarcourt") nếu đây không phải là cách viết được sử dụng phổ biến.
- Không phải lúc nào cũng nên sử dụng cách viết rút gọn: Tương tự như ở các trường hợp trước, nếu các nguồn tham khảo đáng tin cậy sử dụng cách viết nào đó một cách áp đảo thì hãy làm như thế trên Wikipedia, nhưng đừng cố gắng mô phỏng cách thương hiệu được thiết kế trên các phương tiện truyền thông: Gulf and Western Industries (gọi tắt là Gulf and Western) mới là tên đúng của doanh nghiệp, chứ không phải là Gulf+Western như trong biểu trưng của doanh nghiệp đó; cách viết thứ hai ngắn gọn hơn nhưng lại không được biết đến rộng rãi bằng cách thứ nhất.
Nếu không chắc chắn về cách viết tên một công ty tương đối mới, có thể tham khảo trang thông tin liên lạc hoặc các phủ nhận pháp lý (chẳng hạn như chính sách quyền riêng tư) của công ty đó, cũng như tìm kiếm thông tin đăng ký doanh nghiệp hoặc thương hiệu qua mạng. (Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tiêu đề các bài viết trên Wikipedia được đặt theo tên phổ biến nhất của chủ thể, dù có thể không phải là tên chính thức.)
Thương hiệu được viết thường chữ cái đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Những thương hiệu có chữ cái đầu được viết thường làm nảy sinh một số vấn đề vì chúng phá vỡ quy tắc viết hoa thông thường đó là tên riêng phải được viết hoa chữ cái đầu dù xuất hiện ở đâu trong câu.
- Hãy vẫn viết hoa chữ cái đầu ngay cả khi chủ sở hữu thương hiệu không viết hoa chữ cái nào, trừ một trường hợp ngoại lệ được nêu bên dưới:
- Ngoại lệ: những thương hiệu bắt đầu bằng một chữ cái viết thường được phát âm độc lập. Nếu chữ cái thứ hai được viết hoa thì không cần viết hoa chữ cái đầu tiên, còn nếu không thì hãy vẫn làm theo quy tắc viết hoa tiêu chuẩn:
- Trong những trường hợp như vậy, hãy ưu tiên sử dụng cách diễn đạt không đặt thương hiệu ở đầu câu:
Không phải bất kỳ thương hiệu nào có chữ cái đầu được phát âm độc lập cũng sử dụng cách viết này, vì thế không nên tự ý cách điệu một thương hiệu để làm theo quy tắc trên (hãy dùng NEdit thay vì "nEdit", E-Trade thay vì "eTrade"; Xbox, thay vì "xBox").
Cách điệu
[sửa | sửa mã nguồn]Trong phần mở đầu của bài viết về một thương hiệu được viết cách điệu, hãy dùng cách viết tiêu chuẩn trước, ghi chú phiên bản cách điệu ở ngay đằng sau (chẳng hạn như "(cách điệu thành ...)"), rồi sau đó tiếp tục dùng cách viết tiêu chuẩn trong phần còn lại của bài viết. Khi nhắc đến chủ thể này trong các bài viết khác, hãy sử dụng cách viết tiêu chuẩn và không cần đề cập phiên bản cách điệu.
Tuy nhiên, nếu chính tiêu đề bài viết cũng sử dụng phiên bản cách điệu (ví dụ: iPod) thì hãy viết như thế trong toàn bộ bài viết mà không cần ghi chú rằng cách viết đó là phiên bản cách điệu. Nếu các nguồn tham khảo đáng tin cậy cũng sử dụng cách viết tiêu chuẩn thì có thể thêm ghi chú ở phần mở đầu về phiên bản này (ví dụ: "đôi khi được viết là ...").
Cách sử dụng hình ảnh biểu trưng
[sửa | sửa mã nguồn]Có thể cho biểu trưng hay logo của một sản phẩm hoặc doanh nghiệp (chẳng hạn như bản thiết kế cách điệu từ Dell được Dell Inc. sử dụng) vào hộp thông tin hoặc ở góc trên bên phải bài viết về thực thể mà biểu trưng đó đại diện, dù nó có được bảo vệ quyền tác giả hay không.
Mặc dù nhiều công ty đăng ký bản quyền biểu trưng của mình, việc sử dụng các biểu trưng đó trên một bài viết bách khoa toàn thư được xem là hợp lý. Hãy gắn thẻ {{biểu trưng không tự do}} vào các tập tin hình ảnh biểu trưng. Một số biểu trưng được xem là nội dung tự do vì chúng thuộc phạm vi công cộng hoặc được phát hành dưới giấy phép tự do: ví dụ, những biểu trưng chỉ chứa một đoạn văn bản ngắn có thể không đủ điều kiện đăng ký bản quyền, và những biểu trưng cũ được phát hành mà không đăng ký bản quyền thì nhiều khả năng đã thuộc phạm vi công cộng. Nếu bạn chắc chắn rằng biểu trưng mình muốn dùng thuộc trường hợp này, có thể sử dụng thẻ {{thương hiệu}} thay vì thẻ {{biểu trưng không tự do}}. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn thì hãy xem như biểu trưng đó đã được đăng ký bản quyền.
Lưu ý rằng chỉ nên sử dụng các biểu trưng không tự do trong hộp thông tin của bài viết về chính thực thể mà biểu trưng đó đại diện; nghĩa là bài viết về một công ty có thể sử dụng biểu trưng của công ty đó, nhưng bài viết về một sản phẩm của công ty đó thì không.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Toys "R" Us có dấu ngoặc kép hai bên chữ R vì các nguồn tham khảo đáng tin cậy thường xuyên sử dụng cách viết này (có thể bởi vì chính công ty này cũng làm như vậy trong các văn bản của mình, mặc dù không có dấu ngoặc kép trong hình ảnh biểu trưng của công ty). Không nên lấy ví dụ này làm mẫu để thêm dấu ngoặc kép vào các biểu tượng được dùng để thay thế từ ngữ, ví dụ: 2 Fast 2 Furious.