Bước tới nội dung

Cầu Mỹ Thuận

Cầu Mỹ Thuận
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Vị tríTiền GiangVĩnh Long, Việt Nam
Tuyến đường
Bắc quaSông Tiền / Sông Mê Kông
Tọa độ10°16′39,2″B 105°54′35,9″Đ / 10,26667°B 105,9°Đ / 10.26667; 105.90000
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầuCầu dây văng
Tổng chiều dài1.535,2 m
Rộng23,66 m
Cao116,5 m
Nhịp chính350 m
Tĩnh không37,5 mét (123 ft)
Số làn xe4
Lịch sử
Tổng thầu
Khởi công6 tháng 7 năm 1997
Đã thông xe21 tháng 5 năm 2000
Thay thếPhà Mỹ Thuận
Vị trí
Map

Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền GiangVĩnh Long, Việt Nam. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cầu Mỹ Thuận là cầu dây văng và cầu bắc qua sông Mê Kông đầu tiên ở Việt Nam.

Vị trí dự án

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Mỹ Thuận nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc phường Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang.

Nguồn vốn

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu Mỹ Thuận trong ngày khánh thành.

Năm 1950, Hoa Kỳ đã từng có ý định cung cấp vốn cho chính quyền Quốc gia Việt Nam xây dựng cây cầu nhưng thất bại. Giữa thập niên 1960, công ty Nippon Koei (Nhật Bản) đã hoàn thành thiết kế đồ án và được lựa chọn nhưng dự án bị hủy do khó khăn về tài chính. Theo chương trình AusAid của Chính phủ Úc, dự án cầu Mỹ Thuận có tổng nguồn vốn đầu tư là 90,86 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% [1] đã thành công. Vào cuối năm 2023, Việt Nam đã khánh thành công trình cầu Mỹ Thuận 2 cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu 350m về phía thượng lưu, kết nối 2 tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ ThuậnMỹ Thuận – Cần Thơ với tổng mức đầu tư cầu và đường dẫn 2 đầu cầu là 5.003 tỉ đồng.

Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Loại cầu: cầu treo dây văng theo hình rẻ quạt với hai mặt phẳng dây cách nhau 18,6m;
  • Tổng chiều dài cầu: 1.535,2m;
  • Phần cầu chính dây văng: 660m;
  • Phần cầu dẫn: 875,2m (gồm 22 nhịp);
  • Tải trọng thiết kế: theo tiêu chuẩn AUSROADS-92 của Úc, có so sánh và kiểm toán với tải trọng H30-XB80 theo tiêu chuẩn 22 TCN 18-79 của Việt Nam;
  • Độ dốc dọc cầu: 5%;
  • Lực va xô tàu, vuông góc với tim cầu: 32,000 KN (xuôi dòng), 15,000 KN (ngược dòng);
  • Song song với tim cầu: 16,000 KN (xuôi dòng), 7,500 KN (ngược dòng);
  • Khổ thông thuyền: 37,5m x 110m;
  • Khổ cầu 4 làn xe cơ giới, 2 lề bộ hành tổng cộng rộng 23m.

Kết cấu dầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Dầm cầu cấu tạo bê tông dự ứng lực grade 50, gồm 2 dầm biên, các dầm ngang, bản mặt cầu thi công theo phương pháp đúc hẫng. Dầm biên cao 1760mm rộng 1200-1400mm, bản mặt cầu dày 250mm

Dầm biên được treo bằng 4 x 32 bó cáp, mỗi bó gồm từ 22 đến 69 tao 15,2mm, mỗi tao gồm 7 sợi đặt trong HPDE có màu để trang trí. Mỗi bó cáp một đầu neo vào dầm, đầu neo vào tháp, có dự trữ hệ thống chống rung cho cáp.

Tháp cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháp cầu hình chữ H bằng bê tông cốt thép grade 50 cao 123,5 m (tính từ đỉnh bệ cọc); 84,43m (tính từ mặt cầu). Kết cấu móng trụ tháp gồm 16 cọc khoan nhồi có đường kính 2,5m hạ đến cao độ -90m (tháp bờ Bắc) và -100m (tháp bờ Nam), cao độ đáy bệ phần đặc là + 1m, ống vách đặt tới cao độ -35m (tháp bờ Bắc) và -40m (tháp bờ Nam).

Đặt tại hai đầu cầu chính để chống dịch chuyển cho tháp. Thân trụ neo gồm hai cột bê tông cốt thép ứng suất trước bê tông mác 400, kích thước 1500x3500mm. Trụ neo không có xà mũ, thân cột liên kết trực tiếp với kết cấu nhịp. Móng trụ neo gồm 2 cọc khoan nhồi đường kính 2,5m mỗi trụ đặt ở độ sâu -60 (bờ Bắc); -74 và -84 (bờ Nam).

Hệ cáp dây văng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ đồ bố trí dây văng cầu Mỹ Thuận theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18.6m. Các cặp dây văng (thượng, hạ lưu) được bố trí đối xứng qua mặt phẳng thẳng đứng đi qua ti dọc của cầu. Góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang nhỏ nhất (dây văng ngoài cùng) là 31.031o, và lớn nhất (dây văng gần tháp cầu nhất của nhịp biên) là 77.39o. Dây văng ngoài cùng của hai nhịp biên được liên kết với hệ dầm cầu tại điểm cách tim trụ neo 5,0m về phía cầu dẫn.

Toàn cầu có 128 dây văng chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 16 dây. Dây văng ngoài cùng nhịp biên có số tao lớn nhất (68 tao), dây văng thuộc nhíp chính gằn tháp cầu nhất có số tao nhỏ nhất (22 tao). Các tao cáp kiểu Freyssinet 7 sợi, đường kính danh định 15,2mm.

Kết cấu cầu dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết cấu nhịp

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi bên gồm 9 nhịp 40m, 1 nhịp 38,8m và 1 nhịp 43, 8m đều dạng dầm BTDƯL đơn giản lắp ghép kiểu "Super Tee" (có hình hộp hở) cao 1750mm, rộng 2140 đến 2810mm đặt cách nhau 2160mm, bê tông mác 32. Riêng nhịp 43,8m gồm đầu hẫng 5m từ nhịp cầu chính và nhịp dầm đơn giản 38,8m. Mặt cầu đổ tại chỗ dày 20 cm tại đầu dầm và 15 cm tại giữa dầm (để khắc phục độ vồng ngược khi căng cốt thép). Bản đổ liên tục nhiệt trên 11 nhịp.

Mố cấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Mố cầu bằng BTCT trên 14 cọc thép f 600mm, dài từ 35 đến 37m, trên đoạn 3m đầu đổ BTCT độn ruột cấp 32.

Trụ cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ cầu bằng BTCT, thân trụ gồm hai cột BTCT hình chữ nhật kích thước mỗi cột 1200 x 3500mm cao. Mỗi trụ gồm hai nhóm cọc tách riêng, mỗi nhóm gồm 10 cọc 40x40cm; chiều dài cọc tại các trụ từ 33,2 - 41,2m.

Đường dẫn lên cầu Mỹ Thuận

Các công trình phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Gối cầu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Với cầu chính và tại mố dùng loại gối chậu (sliding pot bearing);
  • Với cầu dẫn dùng loại gối cao su (Eslastomeric bearing)

Khe co dãn

[sửa | sửa mã nguồn]

Khe co giãn đặt tại mố và tại chỗ tiếp giáp giữa cầu chính và cầu dẫn (loại SD 800) và tại mố (loại SD 320) loại khe co giãn cao su.

Hệ thống thoát nước từ mặt cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ống thoát nước cách nhau 5,2m được bố trí trên mặt cầu sát gờ lề bộ hành, cầu chính nước thoát trực tiếp xuống lòng sông. Trên cầu dẫn, nước thoát xuống đất, qua bể lắng để xử lý trước khi thải ra sông.

Dải phân cách giữa cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dải phân cách bằng bê tông được đổ ngay tại chỗ, lan can hai bên làn xe cơ giới bằng bê tông và thép, lan can cho người đi bộ bằng thép mạ kẽm.

Sông Tiền phía trên cầu Mỹ Thuận.

Hệ thống cấp điện

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hai trạm biến thế 560 KVA đặt tại hai bờ sông;
  • Trạm điều khiển chính tại mỗi máy;
  • Hệ dây cáp điện đặt trong ống, nằm trong dải phân cách hoặc dưới sàn.

Đèn chiếu sáng và an toàn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cột điện đặt tại dải phân cách giữa;
  • Đèn báo hiệu đường sông;
  • Đèn trang trí đặt trên mặt phẳng dây cáp;
  • Đèn báo máy bay đặt trên đỉnh tháp;
  • Đèn báo trong tháp;
  • Đèn báo sương mù đặt tại đài cọc.

Hệ thống chữa cháy

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hệ thống ống dẫn nước từ bờ sông phía Nam;
  • Một trạm bơm điện;
  • Một hệ thống dẫn nước từ trạm bơm lên cầu;
  • Van tăng áp suất tại đầu sàn cầu chính.

Đường dẫn hai đầu cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Rộng 21,5m gồm 4 làn xe cơ giới 2x8m, hai làn xe thô sơ 2x2m, dải phân cách giữa 0,6m lề đất 2x0,6m. Hai bên có bố trí đường gom chạy song song. Do địa chất yếu nên phải tăng nhanh độ lún cố kết bằng đất thấm và vải địa kỹ thuật Phạm vi đường đầu cầu 166,7m (bờ Bắc) và 118m (bờ Nam)

Kết cấu mặt đường có thể dùng một trong hai loại:

  • Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm dày 21 cm;
  • Lớp móng bằng cấp phối đá dăm cỡ nhỏ dày 30 cm;
  • Lớp mặt bằng bê tông nhựa nóng dày 7 cm.

Phần trên tương tự như loại A nhưng có thêm một lớp móng cấp phối đồi có CBR > 5% và lớp móng dưới có cấp phối đá dăm dày 30 cm. Nền cát đắp đạt K> 98%, CBR > 2%. Đường bộ hành có vỉa hè, kết cấu gồm hai lớp:

  • Cấp phối đá dăm dày 2,5 cm
  • Bê tông mác 200 dày 7,5 cm.

Tiến độ dự án

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khởi công: 06/7/1997
  • Hoàn thành: 21/5/2000[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]