Bước tới nội dung

Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy

(Đổi hướng từ Cù lao Ngũ Hiệp)
Ngũ Hiệp
Xã Ngũ Hiệp
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDẤp Hòa Hảo[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°18′5″B 106°7′57″Đ / 10,30139°B 106,1325°Đ / 10.30139; 106.13250
MapBản đồ xã Ngũ Hiệp
Ngũ Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Ngũ Hiệp
Ngũ Hiệp
Vị trí xã Ngũ Hiệp trên bản đồ Việt Nam
Diện tích27,80 km²[2]
Dân số (2013)
Tổng cộng16.117 người[2]
Mật độ580 người/km²
Khác
Mã hành chính28516[3]
Số điện thoại0273.3.812.900

Ngũ Hiệp là một thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Gần như toàn bộ xã nằm trên cù lao cùng tên, cù lao Ngũ Hiệp hay còn gọi là cồn Ngũ Hiệp.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ngũ Hiệp gồm cù lao Ngũ Hiệp và một cù lao nhỏ là Cồn Tròn.[4] Vị trí nằm giữa dòng sông Tiền, là xã cuối cùng phía nam của huyện Cai Lậy, về phía tây là cù lao Tân Phong cũng thuộc cùng huyện.[5] Cù lao có hình thoi dài theo hướng tây-đông.[5] Ở hướng đông bắc là cù lao Long Đức thuộc xã Tam Bình.[6] Do nằm giữa sông Tiền đoạn sông phía bắc cù lao do hẹp hơn nên được gọi là sông Năm Thôn.[6][7] Trên cù lao có các con rạch lớn như rạch Bà Kẽm, rạch Ông Dú.[4]

Khác với nhóm đất phèn ở các xã phía bắc của Tiền Giang, đất đai Ngũ Hiệp là đất phù sa ven sông rất màu mỡ.[8]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ngũ Hiệp có diện tích 27,80 km²[a], dân số năm 2013 là 16.117 người,[2] mật độ dân số đạt 580 người/km².

Có 8 ấp trong xã, gồm: Hòa An, Hòa Hảo, Hòa Thinh, Long Quới, Tân Đông, Tân Hòa, Tân Sơn, Thủy Tây.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, cù lao Ngũ Hiệp được gọi là cù lao Năm Thôn do có 5 thôn là An Thủy Đông, An Thủy Tây, Long Phú, Hòa An, Tân Sơn. Ngoài ra còn mang tên cù lao Trà Tân, cũng có sách ghi là cù lao Kiến Lợi, là tên một tổng bao trùm gần hết diện tích phía nam huyện Cai Lậy ngày nay.[6] Một tên khác là cù lao Trà Luật.[9]

Năm 1864 trên cù lao chỉ còn 6 hộ gia đình. Sau đó, có một sĩ quan người Pháp tên là Taillefer đã đến chiếm 300 ha đất trên cù lao, tuyên bố lập thành vương quốc. Vị sĩ quan này đã cho xây một nhà máy xay xát, mang các cây giống mía đường, dâu tây, vani lên cù lao để trồng. Năm 1871, Taillefer sạt nghiệp nên đã bán đất cù lao lại cho đốc phủ Trần Bá Lộc. Con trai ông là Trần Bá Thọ sạt nghiệp, tự tử vào năm 1909 nên cù lao được bán cho Đốc phủ Mầu.[6]

Cho đến năm 1970, cù lao trồng đủ loại cây khác nhau. Năm 1970, ông Hai Tôn mang sầu riêng từ Tam Bình lên cù lao trồng, là khởi đầu lan dần cây sầu riêng ra khắp cù lao trở thành cây trồng chủ yếu như hiện nay. Trong khoảng thời gian 1970 đến 1985 vẫn chưa định hình cây trồng chủ yếu, Thường vụ huyện ủy Cai Lậy là Tám Hưng chọn lựa chính sách trồng hồ tiêu cho cù lao Ngũ Hiệp nhưng cuối cùng không hiệu quả.[6]

Đình Hòa An tại ấp Hòa An, có từ thế kỷ 19 là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.[10]

Kinh tế – Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Sầu riêng.

Cù lao Ngũ Hiệp là vùng chuyên canh sầu riêng[11][12] ngoài ra còn có chôm chôm, bưởi, chuối, mít,[7]... Cũng như các xã khác của huyện Cai Lậy, cây sầu riêng chủ yếu thuộc giống Monthong, Ri 6,[13] Chín Hóa,[14]...là giống sầu riêng cho năng suất cao. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cả cù lao có 1.530 ha sầu riêng, với năng suất gần 49.000 tấn/năm.[7] Cù lao Ngũ Hiệp vì vậy được mệnh danh là "vương quốc sầu riêng".[15][16] Ngoài mùa sầu riêng chính ra, nông dân còn xử lý được mùa nghịch, diễn ra vào khoảng tháng 7 và tháng 8 âm lịch, vườn sầu riêng được đậy mủ nilon và xiết nước cho cạn để sầu riêng có thể ra hoa. Sầu riêng mùa nghịch có giá trị cao hơn. Tỉnh Tiền Giang cũng đã đăng ký thương hiệu sản phẩm "Sầu riêng Ngũ Hiệp".[13][14] Ngoài ra dọc theo bờ sông là nhiều cơ sở chăn nuôi bè cá.[17][18]

Trên cù lao các kênh rạch nhỏ khá chằng chịt, có đường giao thông chính hoàn toàn là lộ nhựa đánh một vòng quanh cù lao (hương lộ 70)[b] và một trục lộ nhựa (tỉnh lộ 868 B) cắt ngang giữa cù lao theo hướng bắc-nam, từ chân cầu Ngũ Hiệp đến phà Thới Lộc, chiều dài khoảng 2 km. Các đường khác trên cù lao đều được nâng cấp thành đường đan. Trước năm 2020 cù lao vẫn còn bị cô lập, việc đi lại chủ yếu bằng phà Ngũ Hiệp, nằm ngay cạnh chợ xã Ngũ Hiệp, chợ lớn nhất cù lao nằm ở phía bắc. Phà Ngũ Hiệp là phà quan trọng, hằng năm có lưu lượng 5,5 triệu lượt người và 2,3 triệu lượt phương tiện qua lại, cùng lưu lượng 460.000 tấn hàng hóa.[7] Ngoài ra còn nhiều bến phà khác như phà Ngũ Hiệp-Tam Bình, phà Long Quới, về hướng nam là phà Cây Dương, phà Thới Lộc, cù lao Ngũ Hiệp nối với cù lao Tân Phong bằng phà Tân Phong-Ngũ Hiệp. Đến năm 2020 thì cầu Ngũ Hiệp dài 285 m xây xong, nối liền tỉnh lộ 868 trên bờ với đoạn lộ 868B trên cù lao, chấm dứt tình trạng cô lập của cù lao.[7][20][21]

Vấn đề nghiêm trọng mà cù lao Ngũ Hiệp phải thường xuyên đối mặt tương tự như cù lao Tân Phong lân cận là tình trạng sạt lở và tình trạng nhiễm mặn chung của vùng.[22][23] Có thời điểm sụt lún gây vỡ cả đê, hư hỏng đường, nước sông ngập các vườn canh tác.[22][24] Tình trạng nước mặn xâm nhập được xem nghiêm trọng nhất trước nay là vào năm 2020, với mức đo lên đến 3,8/1000 điều này đe dọa các cây trồng là kinh tế chủ lực của cù lao.[12] Trong hơn 1500 ha sầu riêng thì 400 ha đã chết, 140 ha thì thiệt hại 30 đến 70%.[25] Các nhà vườn phải thuê xà lan chở nước ngọt lấy từ sông Tiền những đoạn hướng bên trong nội địa ra cứu các khu vườn trồng sầu riêng một cách khẩn cấp.[26]

  1. ^ Bao gồm cả diện tích mặt nước quanh cồn.
  2. ^ Đường huyện 70 gồm 2 nhánh, nhánh đường huyện 70 chạy ngang qua phần bắc cù lao, dài 16,2 km, nhánh thứ hai là đường huyện 70B chạy ngang qua phần nam cù lao, dài 13,4 km, cả hai nhánh đều bắt đầu từ đầu ấp Hòa An ở hướng tây đến cuối ấp Long Quới ở hướng đông.[19]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ủy ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b c “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ a b “Bản đồ huyện Cai Lậy”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ a b c d e Nguyễn Ngọc Phan (Theo Văn nghệ Tiền Giang số 37) (ngày 29 tháng 12 năm 2009). “Vương quốc sầu riêng”. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2021.
  7. ^ a b c d e M. Thành - L. Minh (ngày 21 tháng 9 năm 2020). “Cù lao Ngũ Hiệp ngày nối với đất liền”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ “Tỉnh Tiền Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ Đại tá Đặng Việt Thủy (ngày 29 tháng 1 năm 2020). “Nhìn lại trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785”. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ Thanh Hải. “Xã Ngũ Hiệp Đón Bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh”. svhttdl.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Hồng Linh (ngày 17 tháng 4 năm 2019). “Xã Ngũ Hiệp phấn đấu đạt thu nhập 75 triệu đồng/người và cơ bản hết hộ nghèo vào cuối năm 2020”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
  12. ^ a b “Xâm nhập mặn kỷ lục tại vùng chuyên canh sầu riêng”. VTV. ngày 19 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ a b “Tiền Giang: Nông dân phấn khởi trồng sầu riêng vụ nghịch”. Hội nông dân Việt Nam. ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2020.
  14. ^ a b Phương Vy (ngày 27 tháng 8 năm 2011). “Cù lao Ngũ Hiệp - Nơi hội tụ của ba con sông lớn”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  15. ^ Lê Đại Anh Kiệt (ngày 21 tháng 6 năm 2012). “Cù lao Ngũ Hiệp, ba "vương triều" sụp đổ”. báo Pháp luật. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2020.
  16. ^ Hữu Nghị (ngày 2 tháng 4 năm 2015). “Về thăm "vương quốc" sầu riêng”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2020.
  17. ^ Thành Công. “Tiền Giang, nông dân làng bè nuôi cá điêu hồng lãi lớn”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  18. ^ Minh Trí (ngày 1 tháng 11 năm 2019). “Huyện Cai Lậy phát triển nuôi thủy sản nước ngọt”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
  19. ^ “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP HUYỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  20. ^ Hồng Linh (ngày 18 tháng 9 năm 2020). “Khánh thành cầu bắc qua cù lao Ngũ Hiệp”. báo Nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  21. ^ Nhật Trường (ngày 19 tháng 9 năm 2020). “Hàng nghìn hộ dân cồn Tân Phong- Ngũ Hiệp phấn khởi vì đã thoát khỏi "ốc đảo". VOV. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  22. ^ a b Hoài Thương (ngày 23 tháng 10 năm 2020). “Sạt đường, triều cường tràn vào ngập úng vườn cây 120 hộ dân”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  23. ^ Minh Trí (ngày 26 tháng 2 năm 2020). “Cù lao Ngũ Hiệp chật vật ứng phó mặn xâm lấn, bao vây”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
  24. ^ Quế Ngân (ngày 21 tháng 10 năm 2020). “Triều cường gây sạt lở đê bao ấp Long Quới, cù lao Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy”. Truyền hình Tiền Giang. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  25. ^ Hoàng Nam (ngày 20 tháng 8 năm 2020). “Chi gần 300 tỷ đồng bảo vệ sầu riêng”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
  26. ^ “Tiền Giang: Nhà vườn thuê sà lan chở nước ngọt cứu sầu riêng vì hạn mặn khốc liệt”. VTV. ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]