Bước tới nội dung

Mỹ Thành Bắc

Mỹ Thành Bắc
Xã Mỹ Thành Bắc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDẤp 1[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°29′33″B 106°0′56″Đ / 10,4925°B 106,01556°Đ / 10.49250; 106.01556
MapBản đồ xã Mỹ Thành Bắc
Mỹ Thành Bắc trên bản đồ Việt Nam
Mỹ Thành Bắc
Mỹ Thành Bắc
Vị trí xã Mỹ Thành Bắc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích17,49 km²[2]
Dân số (2013)
Tổng cộng8.075 người[2]
Mật độ462 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28441[3]
Số điện thoại0273.3.813.000[1][a]

Mỹ Thành Bắc là một thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mỹ Thành Bắc tiếp giáp xã Hậu Mỹ Bắc B, xã Hậu Mỹ Bắc A ở phía tây, tiếp giáp xã Hậu Mỹ Trinh ở phía tây nam, tiếp giáp xã Mỹ Thành Nam ở phía đông nam, tiếp giáp xã Thạnh Lộc ở phía đông và đông bắc.[4]

Các kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: Kênh 9, Kênh 10, Kênh 500, kênh 1 Tháng 5, kênh Ba Thước, kênh Bảy Thường, kênh Cả Gáo, kênh Cà Nhíp, kênh Cấp 2, kênh Chùa, kênh Đầu Ngàn, kênh Đìa Muồng, kênh Một Thước, kênh Ngang, kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Ranh Cái, kênh Thầy Nô.[5]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mỹ Thành Bắc có diện tích 17,49 km², dân số năm 2013 là 8.075 người,[2] mật độ dân số đạt 462 người/km².

Xã Mỹ Thành Bắc được chia thành 5 ấp: 1, 2, 3, 4, 5.[5]

Kinh tế – Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các con đường đi qua địa bàn xã gồm:

  • Tỉnh lộ 865 theo hướng tây đông, cắt ngang phía bắc xã một đoạn ngắn;
  • Đường dọc kênh 9 ở phía tây,[b] con kênh là ranh giới phía tây của xã, con đường chạy dọc kênh hiện đã trải đá xanh nhưng chưa trải nhựa;
  • Đường huyện 66 chạy dọc kênh 10,[c] con kênh là ranh giới phía đông của xã, đây là đường trải nhựa, chạy từ Ngã 5 xã Mỹ Thành Nam lên đến đường huyện 59B là con đường bờ nam kênh Nguyễn Văn Tiếp, đoạn chạy trên địa bàn xã khoảng một nửa chiều dài đường huyện này;
  • Đường Cả Gáo (đường huyện 68) ở phía nam xã,[d] chạy từ Ngã 5 xã Mỹ Thành Nam lên đến chợ Xoài Tư, đây là con đường trải nhựa và có bề ngang rộng nhất xã, đoạn chạy trên địa bàn xã gần một nửa chiều dài đường huyện này.

Hầu hết dân cư trong xã sống bằng nông nghiệp, canh tác lúa nước, trong hơn 1.700 ha của xã thì 1.200 ha trồng lúa 3 vụ,[7] trong đó diện tích ruộng lúa của hợp tác xã tham gia mô hình "Cánh đồng lớn" của dự án VnSAT khoảng 750 ha.[8] Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2019, sản lượng lúa là 17.500 tấn.[7] Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thành Bắc thực hiện liên kết sản xuất. Xã có 40 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, ương dưỡng cá giống.[7] Tổng đàn heo trên 5.200 con, đàn bò 167 con, đàn gia cầm trên 95.000 con,...[7]

Nông nghiệp xã đang diễn ra chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái đặc sản với 164 ha, trong đó, sầu riêng 7,5 ha, mít trên 111 ha, dừa 30 ha, còn lại là bưởi da xanh và các loại cây ăn trái có múi.[7]

Trung tâm mua bán của xã là chợ Xoài Tư, nằm ở phía tây xã, thành lập năm 2008 theo hình thức BOT.[9]

Di tích khảo cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích khảo cổ Đìa Tháp của văn hóa Óc Eo ở khu vực quanh chùa Trường Tháp, tọa lạc tại ấp 4.[10][11]

  1. ^ Mã vùng 073 đã đổi sang Mã vùng mới là 0273
  2. ^ Đường dọc kênh 9, còn gọi là đường 1/5, hay đường huyện 69, dài khoảng 3,5 km.[6]
  3. ^ Đường huyện 66 dài hơn 12 km, bắt đầu từ cầu Phú Nhuận (trung tâm xã Phú Nhuận) chạy đến đường huyện 59B là đường bờ nam kênh Nguyễn Văn Tiếp.[6]
  4. ^ Đường huyện 68 dài 7,7 km, bắt đầu từ Ngã 5 xã Mỹ Thành Nam chạy đến Kênh 9, con kênh là ranh giới với huyện Cái Bè.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Uỷ ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. (CẦN CẬP NHẬT)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Bản đồ huyện Cai Lậy”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021. (nguồn yếu)
  5. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ a b c “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP HUYỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ a b c d e Mộng Tuyết (ngày 8 tháng 10 năm 2019). “Quê hương Mỹ Thành Bắc hôm nay”. tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Trung Chánh, Hoàng Vũ, Minh Đãm (ngày 14 tháng 10 năm 2020). “Mở rộng diện tích sản xuất, tăng thêm người hưởng lợi”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Hoàng Phương, Ngọc Phan (ngày 14 tháng 5 năm 2016). “Chợ Xoài Tư và những dấu tích về đồn điền ngày xưa”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Hoàng Phương, Ngọc Phan (ngày 10 tháng 5 năm 2016). “Huyền bí ngôi chùa bên Đìa Tháp”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ “QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG, V/v Bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. ngày 15 tháng 2 năm 2000. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]