Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand
Di sản thế giới UNESCO | |
---|---|
Vị trí | New Zealand |
Bao gồm | |
Tiêu chuẩn | Thiên nhiên: (ix), (x) |
Tham khảo | 877 |
Công nhận | 1998 (Kỳ họp 22) |
Diện tích | 764,8 km2 (295,3 dặm vuông Anh)[1] |
Tọa độ | 50°45′N 166°6′Đ / 50,75°N 166,1°Đ |
Các hòn đảo nằm gần Nam Cực của New Zealand bao gồm 5 nhóm đảo và quần đảo của New Zealand. Các địa danh này được chỉ định chung là 1 Di sản thế giới.[2] Hầu hết các hòn đảo nằm gần rìa phía đông nam của lục địa ngầm dưới đáy biển của tiểu New Zealand được gọi là Zealandia, được chia tách ra khỏi Úc từ khoảng 60-85 triệu năm trước và chia tách khỏi Nam Cực từ giữa 85-130 triệu năm trước.
Đến năm 1995, các nhân viên nghiên cứu khoa học đã được đóng trại vĩnh viễn tại 1 trạm khí tượng trên đảo Campbell. Kể từ đó, những hòn đảo đã trở lên có bóng dáng của con người tới viếng thăm, mặc dù họ chỉ được tới định kỳ để thăm các nhà nghiên cứu và số ít khách du lịch. Các hòn đảo bao gồm:
- Quần đảo Antipodes: đảo chính là đảo Antipodes, ngoài ra là các đảo Bollons, đảo Archway, quần đảo Windward, đảo Orde Lees, đảo Leeward, và đảo Nam cùng các đảo đá nhỏ. Điểm cao nhất trên đảo là đỉnh Galloway cao 366 mét.
- Quần đảo Auckland: bao gồm các đảo Auckland, Adams, Disappointment, Enderby, Ewing, Dundas, Green và đảo Rose cùng các đảo đá nhỏ.
- Quần đảo Bounty: hai nhóm nhỏ các đảo là nhóm đảo phía Tây và nhóm đảo phía Đông, cùng các đảo đá nhỏ.
- Nhóm đảo Campbell: Đảo Campbell là đảo chính, cùng các đảo đá và các đảo nhỏ xung quanh đảo Campbell, bao gồm cả điểm cực nam của New Zealand, đảo Jacquemart.
- Quần đảo Snares: đảo Đông Bắc, đảo Trung, đảo Broughton, các đảo Western Chain, Tahi, Rua, Toru, Wha, và Rima, cùng với đảo đá nhỏ.
Các nhóm đảo này cùng với đảo Macquarie của Úc nằm về phía tây đều có chung một số tính năng và đặc điểm hệ sinh thái, địa chất.
New Zealand cũng có yêu sách về lãnh thổ tại châu Nam Cực theo Hệ thống Hiệp ước Vùng Nam Cực. Một số hòn đảo gần châu Nam Cực, bao gồm:
- Đảo Ross và phần còn lại của quần đảo Ross.
- Quần đảo Balleny: Đảo Young, đảo Buckle, và đảo Sturge, cộng với một số đảo nhỏ hơn.
- Đảo Roosevelt
- Đảo Scott và Haggits Pillar
Trong số này, đảo Ross là nơi sinh sống của các cán bộ khoa học của một số trạm nghiên cứu, đặc biệt là tại eo biển McMurdo và Scott Base.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Nhóm đảo Campbell
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Data Table – Protected Areas – LINZ Data Service”. Land Information New Zealand. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Te Wahipounamu – South West New Zealand”. Truy cập 8 tháng 10 năm 2015.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc gia chủ quyền | New Zealand | Quần đảo Cook | Niue | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Khu vực | 11 khu vực phi nhất thể | 5 khu vực nhất thể | Quần đảo Chatham | Các đảo ngoại vi không nằm dưới quyền khu vực này (Quần đảo Kermadec, Quần đảo Three Kings, và Quần đảo Cận Nam Cực) |
Lãnh thổ phụ thuộc Ross | Tokelau | 15 đảo | 14 làng | |||
Cơ quan lãnh thổ | 13 thành phố và 53 huyện | ||||||||||
Ghi chú | Một số huyện nằm tại hơn một khu vực | Kết hợp hai cấp khu vực và cơ quan lãnh thổ làm một | Cơ quan lãnh thổ đặc biệt | Quần đảo Solander ngoại vi tạo thành bộ phận của khu vực Southland | Lãnh thổ châu Nam Cực của New Zealand | Lãnh thổ phi tự quản của New Zealand | Các quốc gia liên kết tự do với New Zealand |