Bước tới nội dung

Cá nóc hòm lưng gù

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá nóc hòm lưng gù
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Ostraciidae
Chi (genus)Tetrosomus
Loài (species)T. concatenatus
Danh pháp hai phần
Tetrosomus concatenatus
(Bloch, 1758)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Ostracion concatenatus Bloch, 1758
  • Lactophrys tritropis Snyder, 1911

Cá nóc hòm lưng gù,[1][2] hay cá nóc hòm ba cạnh,[3] danh phápTetrosomus concatenatus, là một loài cá biển thuộc chi Tetrosomus trong họ Cá nóc hòm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1785.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh concatenatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "nối với nhau", hàm ý đề cập đến hoa văn chuỗi mắt xích trên thân của loài cá này.[4]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Đông Phi, cá nóc hòm lưng gù được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giới hạn phía nam đến Nam Phiđảo Lord Howe , phía bắc đến Nam Nhật Bản, phía đông tới PhilippinesNouvelle-Calédonie.[5]

Cá nóc hòm lưng gù sống tập trung ở khu vực nền đáy bùn hoặc thảm cỏ biển có độ sâu đến ít nhất là 60 m, cũng có thể thấy ở khu vực cửa sông.[6]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc hòm lưng gù là 30 cm.[6] Thân màu nâu vàng nhạt, hơi tím. Mặt bụng màu xám vàng nhạt. Hai bên lưng màu tím nâu, đường gờ lưng thấp, có 2 gai nhỏ. Các vây đều có màu vàng nhạt, gốc vây lưng màu nâu tím. Bắp đuôi màu đỏ tía nhạt. Cá con có 7 gai nhỏ ở lưng nhưng chỉ có 2 gai lớn nổi trội. Đầu dô cao, ít dốc. Mắt tròn, rìa trên mỗi mắt có 2 gai.[1] Cá đực có các sọc đốm màu xanh lam và có thể nhanh chóng chuyển nhạt dần.[6]

Số tia vây ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số tia vây ở vây ngực: 10–11.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Họ Cá nóc hòm Ostraciidae ở Việt Nam” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6: 149–375. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Lê Doãn Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quốc Đảm (2017). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam và vấn đề sử dụng cá nóc ở nước ta” (PDF). Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (1982-2017): 158–166. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Vũ Việt Hà; Nguyễn Hoài Nam; Đặng Vân Thi (2006). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển. 4: 85–119. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Christopher Scharpf (2023). “Order Tetraodontiformes: Families Molidae, Balistidae, Monacanthidae, Aracanidae and Ostraciidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  5. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Ostracion concatenatus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Tetrosomus concatenatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.