Bước tới nội dung

Cá mú vân yên ngựa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá mú vân yên ngựa
Kiểu hình thân trắng
Kiểu hình chấm xanh
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Tông (tribus)Epinephelini
Chi (genus)Plectropomus
Loài (species)P. laevis
Danh pháp hai phần
Plectropomus laevis
(Lacépède, 1801)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Labrus laevis Lacépède, 1801
    • Bodianus cyclostomus Lacépède, 1802
    • Bodianus melanoleucus Lacépède, 1802
    • Plectropoma maculatum Playfair, 1867

Cá mú vân yên ngựa, tên khoa họcPlectropomus laevis, là một loài cá biển thuộc chi Plectropomus trong họ Cá mú. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh laevis trong tiếng Latinh có nghĩa là "trơn mịn", hàm ý không rõ, có lẽ đề cập đến vùng xung quanh ổ mắt không có vảy ở loài cá này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Dọc theo đường bờ biển Đông Phi (Kenya đến Mozambique), P. laevis được phân bố trải dài về phía đông đến tận Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp) và đảo Oeno (quần đảo Pitcairn), băng qua phần lớn những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, gới hạn phía nam đến Úc (gồm cả rạn san hô Great Barrierrạn san hô Middleton ngoài khơi) và đảo Rapa Iti.[1][3]

Việt Nam, P. laevis được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa; bờ biển Quảng Nam;[4] cù lao Câu (Bình Thuận);[5] Côn Đảo;[6] quần đảo An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang).[7]

P. laevis sinh sống tập trung ở các khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ và trong đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 100 m.[8]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở P. laevis là 125 cm.[8] Loài này có đến hai kiểu hình khác biệt nhau hoàn toàn. Kiểu thứ nhất có màu trắng (trừ vùng mõm có màu vàng) với các vệt đen lớn trên đầu và thân; các vây có màu vàng, kể cả cuống đuôi. Kiểu thứ hai có màu nâu đỏ hoặc nâu xám với rất nhiều chấm xanh lam óng trên khắp cơ thể; các dải đen xuất hiện dọc lưng nhưng mờ.

Ở kiểu hình thứ hai, nhờ vào các dải đen ở lưng mà có thể phân biệt P. laevis với các loài có kiểu hình tương tự, như Plectropomus areolatusPlectropomus maculatus.

Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 92–115.[9]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]
Canthigaster valentini

Ở ngoài khơi bang Queensland (Úc), P. laevis có thể sống được đến ít nhất là 18 năm.[10] P. laevis là một loài lưỡng tính tiền nữ (toàn bộ cá đực là từ cá cái trưởng thành chuyển đổi qua).[11]

Thức ăn chủ yếu của P. laevis là những loài cá nhỏ hơn, đôi khi chúng ăn cả động vật giáp xáccá mực.[8]

Cá con của P. laevis có thể bắt chước kiểu hình vằn đen như loài cá nóc Canthigaster valentini.[12] Những kẻ săn mồi thường không nhắm mục tiêu đến những loài cá nóc mang độc, do đó P. laevis còn nhỏ có thể tránh được chúng do có vẻ ngoài giống với một loài cá nóc.[13]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

P. laevis được khai thác ở nhiều nơi trong phạm vi phân bố của chúng. Tuy là một loài cá thực phẩm, các vụ ngộ độc ciguatera đã được báo cáo ở P. laevis cũng như nhiều loài Plectropomus khác.[1][9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Choat, J. H.; Amorim, P.; Sadovy, Y.; Law, C.; Suharti, S.; Samoilys, M.; Ma, K.; To, A.; Myers, R. & Rhodes, K. (2018). Plectropomus laevis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T64412A100467190. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T64412A100467190.en. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2021). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei: Family Serranidae (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Labrus laevis. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Thị Tường Vi; Trần Thị Hồng Hoa; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh (2016). “Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 16 (4): 405–417. doi:10.15625/1859-3097/16/4/7506. ISSN 1859-3097. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  6. ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2013). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Plectropomus laevis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2024.
  9. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 117. ISBN 978-0824818951.
  10. ^ Davies, C. R.; Williams, A. J.; Mapstone, B. D.; Benzie, J.; van Herwerden, L.; Choat, J. H.; Adams, S.; Murchie, C. D.; Bean, K. (2006). Stock structure and regional variation in population dynamics of the Red Throat Emperor and other target species of the Queensland Tropical Reef Line Fishery (PDF). Townsville, Queensland: CRC Reef Research Centre. tr. 71. ISBN 978-1-876054-78-6.
  11. ^ Adams, S. (2003). “Morphological ontogeny of the gonad of three plectropomid species through sex differentiation and transition”. Journal of Fish Biology. 63 (1): 22–36. doi:10.1046/j.1095-8649.2003.00098.x.
  12. ^ Frisch, Ashley J. (2006). “Are juvenile coral-trouts (Plectropomus) mimics of poisonous pufferfishes (Canthigaster) on coral reefs?”. Marine Ecology. 27 (3): 247–252. doi:10.1111/j.1439-0485.2006.00103.x. ISSN 0173-9565.
  13. ^ John E. Randall (2005). “A Review of Mimicry in Marine Fishes” (PDF). Zoological Studies. 44 (3): 299–328. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2022.