Bước tới nội dung

Butyl acrylat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Butyl acrylat
Danh pháp IUPACButyl prop-2-enoate
Tên khác
  • n-Butyl acrylate
  • Butyl ester of acrylic acid
  • Butyl-2-propenoate
Nhận dạng
Số CAS141-32-2
PubChem8846
KEGGC10921
ChEBI3245
ChEMBL1546388
Số RTECSUD3150000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • CCCCOC(=O)C=C

InChI
đầy đủ
  • 1/C7H12O2/c1-3-5-6-9-7(8)4-2/h4H, 2-3,5-6H2,1H3
UNII705NM8U35V
Thuộc tính
Bề ngoàiClear, colorless liquid[1]
MùiStrong, fruity[1]
Khối lượng riêng0.89 g/mL (20°C)[1]
Điểm nóng chảy −64 °C; 209 K; −83 °F [1]
Điểm sôi 145 °C; 418 K; 293 °F [1]
Độ hòa tan trong nước0.1% (20°C)[1]
Độ hòa tanethanol, ethyl ether, acetone, carbon tetraclorua (slight)
Áp suất hơi4 mmHg (20°C)[1]
Các nguy hiểm
Chỉ dẫn RR10-R36/37/38-R43
Chỉ dẫn SS2-S9
Giới hạn nổ1.5% - 9.9%[1]
LC501000 ppm (4 hr)[2]
LD501800 mg/kg (dermal, rabbit)[2]
RELTWA 10 ppm (55 mg/m3)[1]
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Butyl acrylat là một hóa chất được sử dụng trong sản xuất.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Butyl acrylat được sử dụng trong sơn, chất trám, chất phủ, chất kết dính, nhiên liệu, dệt, chất dẻo, và vữa.[3]

Butyl acrylate được chuyển hóa bởi carboxylesterase hoặc các phản ứng với glutathione; quá trình giải độc này tạo ra acid acrylic, butanol, và chất thải acid mercapturic, được bài tiết qua nước tiểu, phân, và dưới dạng carbon dioxide.[4][5][6]

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Butyl acrylate có thể được sản xuất trong một vài phản ứng. Acetylen, 1-butyl alcohol, carbon monoxide, nicken carbonyl và acid hydrochloric có thể phản ứng để tạo ra butyl acrylat. Một tổng hợp khác của butyl acrylate liên quan đến phản ứng butanol với methyl acrylat hoặc acid acrylic.

Độ an toàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Butyl acrylat rất dễ phản ứng và polymer hoá một cách dễ dàng khi tiếp xúc với nhiệt hoặc peroxide; do đó, các chế phẩm thương mại có thể chứa chất ức chế trùng hợp. Nó phản ứng dễ dàng với acid mạnh và base, amin, halogen, hợp chất hydro, và chất oxy hóa. Butyl acrylat được chỉ định là chất lỏng dễ cháy thứ II. Butyl acrylat có thể được ổn định bằng hydroquinone hoặc hydroquinone ethyl ether.

Có thể phơi nhiễm butyl acrylat qua việc hít vào, hấp thụ da, nuốt, hoặc tiếp xúc bằng mắt. Các triệu chứng phơi nhiễm bao gồm kích ứng mắt, da, và đường hô hấp trên; Viêm da nhạy cảm; hoại tử giác mạc; buồn nôn; nôn; bệnh tiêu chảy; đau bụng; ho; viêm họng; phù phổi; và khó thở.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0075”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
  2. ^ a b “N-Butyl Acrylate”. OSHA/NIOSH. ngày 28 tháng 9 năm 2011.
  3. ^ “Butyl Acrylate”. PubChem. ngày 28 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Screening Information Data Set for n-Butyl acrylate, CAS #141-32-2”. Organization for Economic Cooperation and Development. tháng 10 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ Zondlo Fiume M (2002). “Final report on the safety assessment of Acrylates Copolymer and 33 related cosmetic ingredients”. Int. J. Toxicol. 21 Suppl 3: 1–50. doi:10.1080/10915810290169800. PMID 12537929.
  6. ^ “Monographs on the Evaluation of the Carcinogenic Risk of Chemicals to Humans”. Geneva: World Health Organization: IARC. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.