Bước tới nội dung

Biển Bạch

9°31′15″B 105°1′18″Đ / 9,52083°B 105,02167°Đ / 9.52083; 105.02167
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Biển Bạch, Thới Bình)
Biển Bạch
Xã Biển Bạch
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
HuyệnThới Bình
Trụ sở UBNDẤp 18
Thành lập1949[1]
Địa lý
Tọa độ: 9°31′15″B 105°1′18″Đ / 9,52083°B 105,02167°Đ / 9.52083; 105.02167
MapBản đồ xã Biển Bạch
Biển Bạch trên bản đồ Việt Nam
Biển Bạch
Biển Bạch
Vị trí xã Biển Bạch trên bản đồ Việt Nam
Diện tích41,71 km²[2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng9.321 người[3]
Mật độ223 người/km²
Khác
Mã hành chính32068[4]
Websitebienbach.thoibinh.camau.gov.vn

Biển Bạch là một thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Biển Bạch nằm ở phía bắc huyện Thới Bình, có vị trí địa lý:

Xã Biển Bạch có diện tích 41,71 km²,[2] dân số năm 2022 là 9.321 người,[3] mật độ dân số đạt 223 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Biển Bạch được chia thành 5 ấp[5]: 11, 18, Hà Phú Ứng, Thanh Tùng, Trương Thoại.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của xã Biển Bạch được ghép từ tên của 2 liệt sĩ là Lê Văn Biển và Lưu Thái Bạch.[1]

Năm 1949, thành lập xã Biển Bạch trên cơ sở một phần của xã Thới Bình.[1]

Ngày 20 tháng 6 năm 1956, xã Biển Bạch thuộc huyện Thới Bình mới thành lập.[7][8]

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/VN để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên. Khi đó, quận Thới Bình thuộc tỉnh An Xuyên.

Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 19/NQ về việc điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu. Khi đó, xã Biển Bạch thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu.

Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương ĐảngChính phủ về việc đổi tên tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Khi đó, xã Biển Bạch thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[9] về việc chia xã Biển Bạch thành 4 xã: Biển Bạch Tây, Biển Bạch Tân, Biển Bạch và Biển Bạch Đông.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[10] về việc giải thể xã Biển Bạch Tân để sáp nhập vào xã Biển Bạch và xã Biển Bạch Tây.

Xã Biển Bạch có 5.130 hécta đất và 6.180 nhân khẩu.

Xã Biển Bạch Tây có 3.732 hécta đất và 6.550 nhân khẩu.

Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[11] về việc sáp nhập xã Biển Bạch Tây vào xã Biển Bạch.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[12] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà MauBạc Liêu. Khi đó, xã Biển Bạch thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2005/NĐ-CP[13] về việc thành lập xã Tân Bằng trên cơ sở 4.730 ha diện tích tự nhiên và 10.419 nhân khẩu của xã Biển Bạch.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Biển Bạch còn lại 4.068 ha diện tích tự nhiên và 8.210 nhân khẩu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Chung Thanh Thuỷ (14 tháng 6 năm 2024). “Tên người ghép đôi thành tên đất”. Báo Cà Mau. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ Nguyệt Thanh (3 tháng 12 năm 2021). “Phân loại ấp, khóm thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thới Bình”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.
  6. ^ “Thông tư số 10/2018/TT-BTNMT ngày 28/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Cà Mau”. Thư ký luật. 28 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ “Lịch sử Bạc Liêu 30 năm kháng chiến (1945 – 1975)”. Quân Sử Việt Nam. 1 tháng 4 năm 2004.
  8. ^ “Lịch sử hình thành và phát triển”. Cổng thông tin điện tử huyện Thới Bình. 21 tháng 11 năm 2019.
  9. ^ “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
  10. ^ “Quyết định số 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987.
  11. ^ Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
  12. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  13. ^ “Nghị định số 113/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đàm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau”. 5 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]