Bước tới nội dung

BTR-80

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
BTR-80
BTR-80 in Serbia
Một chiếc BTR-80 của Nga ở Zvornik, Bosnia và Herzegovina, 1996
LoạiXe bọc thép chở quân
Nơi chế tạo Liên Xô
 Nga
Lược sử hoạt động
Phục vụ1986–nay
Sử dụng bởi Liên Xô
 Nga
 Liên Hợp Quốc
 Afghanistan
 Algeria
 Angola
 Bangladesh
 Belarus
 Ấn Độ
 Belarus
 Indonesia
 Iraq
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 România
 Hàn Quốc
 Nicaragua
 Venezuela
 Lào
 Việt Nam
Thông số
Khối lượng13,6 tấn (15 tấn)
Chiều dài7,7 m (25.3 ft)
Chiều rộng2,9 m (9.5 ft)
Chiều cao2,41 m (7.91 ft)
Kíp chiến đấu3 (+7 lính)

Phương tiện bọc thépchống đạn xuyên
Vũ khí
chính
súng máy KPVT 14,5 mm
Vũ khí
phụ
súng máy PKT 7,62 mm
Động cơdiesel KamAZ-7403
260 hp (190 kW)
Công suất/trọng lượng19 hp/tonne
Hệ thống treobánh lốp 8×8
Tầm hoạt động600 km (372,8 dặm)
Tốc độ80-90 km/h
bơi 10 km/h

BTR-80 là một loại xe bọc thép chở quân bánh lốp 8x8 do Liên Xô chế tạo. BTR-80 được bắt đầu sản xuất vào năm 1986 và thay thế các loại BTR trước đây như BTR-60BTR-70 trong biên chế trang bị của Quân đội Liên Xô.

Xe bọc thép chở quân bánh hơi BTR-80 được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực và vận chuyển lính chiến đấu được bảo vệ trong lớp giáp nhẹ tới trận địa. Xe có thể bố trí 10 chỗ ngồi cho kíp xe gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ cùng 7 lính chiến đấu thuộc phân đội bộ binh kèm xe.

Xe BTR-80 được trang bị động cơ diesel mạnh mẽ và lớp giáp tốt, giúp tăng đáng kể khả năng việt dã và phòng vệ của xe so với các thế hệ xe bọc thép chở quân trước nó.

Buồng lái BTR-80 đơn giản và không có các thiết bị điện tử hỗ trợ như xe thiết giáp của phương Tây

Liên Xô thiết kế BTR-80 dựa trên BTR-70. Nó có một động cơ diesel KamAZ-7403 260 mã lực, tăng áp V-8, làm lạnh bằng nước, đây là một sự cải tiến về động cơ so với các động cơ xăng dùng cho BTR-60 và BTR-70. Phần phía sau xe đã được thiết kế lại để chứa động cơ mới. Thiết bị tiêu chuẩn gồm khối ngắm TNPO, thiết bị ngắm quang học TNP-B và TKN-3 cho lái xe và trưởng xe, thiết bị tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại OU-3GA2M, 6 ống phóng lựu đạn khói 81 mm 902V "Tucha" ngụy trang phía cạnh sau tháp pháo, một đài vô tuyến (R-173 hoặc R-163-50U), hệ thống liên lạc nội bộ và hệ thống bơm phụt. BTR-80 trang bị súng máy KPVT 14,5 mm và súng máy PKT đồng trục 7,62 mm đặt trên cùng tháp pháo.

Thực tế chiến đấu đã chứng minh BTR-80 hoạt động cực kỳ hiệu quả trong vùng địa hình đồi núi gập ghềnh, cung cấp hỏa lực hỗ trợ đáng kể cho phân đội bộ binh mang vũ khí nhẹ chuyên chở trong xe. Với ụ súng máy trên tháp pháo có góc tà đạt tới 60 độ và kính ngắm quang học 1PZ-2 kiểu mới, xe có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu trên không. Ngoài ra với thiết kế bánh lốp chống đạn, xe có khả năng vận hành ngay cả khi lốp xe đã bị đạn hoặc mảnh pháo xuyên thủng. Đặc biệt, xe vẫn có khả năng di chuyển khi đã dính mìn chống tăng hay 2 bánh về một phía bị hư hỏng.

Bên trong xe BTR-80 của lực lượng OMON Nga

Phân đội bộ binh kèm xe có thể rời xe dễ dàng ngay cả khi xe đang chạy nhờ thiết kế cửa hông kiểu vỏ sò lớn mở ngược lên trên (phần dưới mở ra tạo thành bậc lên xuống). BTR-80 được coi là khung xe tiêu chuẩn của dòng xe bọc thép bánh hơi đa dụng để phát triển các loại xe khác cho những mục đích khác nhau như trinh sát, chỉ huy - thông tin, tải thương...

Trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Chechnya, các xe thiết giáp như xe chiến đấu bộ binh (BMP), xe bọc thép chở quân (BTR) đều bộc lộ nhược điểm lớn về khả năng sống còn, không an toàn cho kíp xe và bộ binh ngồi trong xe khi bị vấp mìn và trúng đạn, nên từ chiến tranh Afghanistan đến nay, bộ binh Liên Xô/Nga buộc phải ngồi trên nóc xe để cơ động chứ không dám ngồi trong xe.[1]

BTR-80 có thể leo dốc tới 60% và vượt chướng ngại vật thẳng đứng cao 0,5 m.[2]

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Có trên 5.000 chiếc BTR-80 đang hoạt động trong biên chế quân đội nhiều nước trên thế giới:

B-33 Zimbru của România trong lễ duyệt binh nhân Ngày Quốc khánh (Bucharest, 1/12/2009).
Một chiếc BTR-80 của Nga đang bơi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ “BTR”.
  3. ^ IISS (2007). The Military Balance 2007. London: Routledge for the IISS. tr. 155. ISBN 978-1-85743-437-8.
  4. ^ “List of military techniques Azerbaijan acquired over the past 7 years”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ [1]
  6. ^ Belarus Army Equipment
  7. ^ BTR-80, Kendaraan Tempur Angkut Pasukan
  8. ^ “Asia Times, Deadly arsenals dot Sri Lanka”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2012.
  9. ^ Tajik-Army Equipment
  10. ^ Ground Forces Equipment - Ukraine
  • Zaloga, Steven J. (1990). Soviet Wheeled Armored Vehicles. Hong Kong: Concord Publications. ISBN 962-361-013-0.
  • Hull/Markov/Zaloga (1999). Soviet/Russian Armor and Artillery Design Practices: 1945 to Present. Darlington Productions. ISBN 1-892848-01-5
  • UN register of conventional arms

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]