Bước tới nội dung

Bệnh viện Thống Nhất

Bệnh viện Thống Nhất
Thong Nhat Hospital
Hình ảnh Bệnh viện Thống Nhất nhìn từ đường Lý Thường Kiệt
Tên khácBệnh viện Vì dân (1972–1975)
Vị trí
Vị trí1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°47′28″B 106°39′09″Đ / 10,7912°B 106,65255°Đ / 10.79120; 106.65255
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnBệnh viện đa khoa
Giường1.200[1]
Lịch sử
Thành lập1975; 49 năm trước (1975)
Liên kết
Điện thoại+84 28 3869 0277

1900 2345 47

1900 6361 95
Websitebvtn.org.vn bvtn.edu.vn

Bệnh viện Thống Nhất (tên tiếng anh: Thong Nhat Hospital) là một bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y Tế nằm ở số 1 đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân.

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban giám đốc bệnh viện hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám đốc bệnh viện qua các thời kỳ[6]

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử hình thành và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975

Bệnh viện Thống Nhất được thành lập sau ngày miền Nam giải phóng, trên cơ sở tiếp quản Bệnh viện Vì Dân của chế độ cũ Việt Nam Cộng hoà. Ngày 01/11/1975 là mốc thời gian đánh dấu Bệnh viện tiếp nhận và điều trị bệnh nhân đầu tiên, với tên gọi là Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam.[7] Kể từ đó, ngày 01/11/1975 trở thành ngày truyền thống của Bệnh viện. Đại tá, GS. Nguyễn Thiện Thành làm Giám đốc, Đại tá Nguyễn Việt Hồng làm Chính ủy, thực hiện nhiệm vụ: Khám chữa bệnh và quản lý sức khỏe cho cán bộ trung, cao cấp quân - dân chính, đảng và một số khách quốc tế cần thiết hoạt động ở miền Nam; Tham gia quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp, cấp cứu, điều trị tại nhà cho các đồng chí Trung ương ủy viên, phục vụ mọi mặt về y tế cho các hội nghị do Trung ương Đảng hoặc Chính phủ tổ chức tại miền Nam.

Bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 nhìn từ trên cao

Ngày 25/3/1978, Bệnh viện Thống Nhất được chuyển về trực thuộc Bộ Y tế[8][9], với quy mô 400 giường, cơ cấu tổ chức gồm 16 khoa lâm sàng, 07 khoa cận lâm sàng, 01 phòng khám bệnh đa khoa, 02 tổ bảo vệ sức khỏe và 06 phòng chức năng. Lúc này Bệnh viện được bổ sung thêm các nhiệm vụ: Khám và điều trị cho gia đình cán bộ theo sự phân công và quy định của Ban Tổ chức Trung ương Đảng;  Bồi dưỡng, bổ túc chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên và tham gia công tác nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến trong việc quản lý sức khỏe cán bộ thuộc diện Bệnh viện quản lý.

Ngày 22/3/2015, Bệnh viện Thống Nhất đã tổ chức Lễ tổng kết giai đoạn 1 Dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện và khánh thành Khu điều trị kỹ thuật cao[10]. Dự án gồm 2 toà nhà chính với quy mô 7 tầng, gồm 500 giường bệnh và khu vự phòng khám. Việc hoàn thành Dự án đã làm cho Bệnh viện khang trang hơn, mặt bằng được mở rộng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của bệnh nhân là cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Nâng số giường điều trị nội trú lên 1.200 giường, bảo đảm cho bệnh nhân điều trị nội trú có đủ giường không để nằm ghép hoặc chuyển tuyến vì thiếu giường

Bệnh viện Thống Nhất ngày nay

Với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cùng với sự tận tình chu đáo của đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao chất lượng khám chữa bệnh và uy tín của Bệnh viện được nâng lên đáng kể, tạo được niềm tin và sự hài lòng cho bệnh nhân.

Bệnh viện thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho khoảng 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Hàng năm thực hiện bảo đảm y tế cho khoảng từ 5 đến 7 sự kiện chính trị - xã hội quan trong diễn ra trên địa bàn, phục vụ khám sức khỏe cho khoảng 20 đoàn khách ngoại giao quốc tế của Đảng, Nhà nước tạo được niềm tin và uy tín đối với các nước bạn.

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bệnh viện cũng đã tham gia thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, là cơ sở thực hành của sinh viên 16 trường đại học, trung cấp chuyên ngành y dược trên địa bàn.

Bệnh viện thường xuyên cử đội ngũ có trình độ chuyên môn cao xuống giúp đỡ các đơn vị tuyến dưới trong công tác khám, chữa bệnh và quản lý sức khỏe cán bộ cho hầu hết các tỉnh từ Bình Định trở vào đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Đã kịp thời phát hiện sớm và xử lý thành công nhiều trường hợp cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo.

Phát huy truyền thống và kinh nghiệm của GS. Nguyễn Thiện Thành – Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện và là Chủ tịch hội đồng chuyên môn Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương từ năm 1975, Bệnh viện Thống Nhất là đơn vị giúp việc đồng thời có nhiều thành viên tham gia trong Hội đồng chuyên môn Bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Nam đã góp phần quan trọng cùng với các thành viên của đơn vị bạn thực hiện rất tốt công tác chẩn đoán và điều trị cho cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Bệnh viện Thống Nhất có quy mô ban đầu là 400 giường, sau đó đã mở và phát triển hơn 1.132 giường, tiến tới mục tiêu 1350 giường vào năm 2025[11], trở thành một bệnh viện đa khoa, lão khoa hạng đặc biệt có các trung tâm chuyên sâu về tim mạch, lão khoa, bảo vệ sức khoẻ trung cao cấp của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vav các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.[12]

Các khoa phòng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khối cơ quan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 2B
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Công nghệ thông tin
  • Trung tâm Đào tạo
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Hành chính
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Quản lý chất lượng và Công tác xã hội
  • Phòng Quản trị
  • Phòng Tài chính Kế toán
  • Phòng Tổ chức Cán bộ
  • Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế

Khối lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Điều trị Cán bộ cao cấp
  • Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
  • Khoa Khám bệnh cán bộ - BHYT
  • Khoa Khám bệnh theo yêu cầu
  • Khoa Nội cơ xương khớp
  • Khoa Nội điều trị theo yêu cầu
  • Khoa Nội hô hấp
  • Khoa Nội Nhiễm
  • Khoa Khoa Nội thận - lọc máu
  • Khoa Nội Thần kinh
  • Khoa Nội tiết
  • Khoa Nội Tiêu hóa
  • Khoa Nội tim mạch
  • Khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp
  • Khoa Ung bướu
  • Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
  • Khoa Y học cổ truyền
  • Khoa Dinh dưỡng lâm sàng
  • Khoa Nhịp tim
  • Khoa Phẫu thuật hàm mặt - Tạo hình thẩm mỹ
  • Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình
  • Khoa Ngoại Điều trị theo yêu cầu
  • Khoa Ngoại Gan Mật Tụy
  • Khoa Ngoại Thần kinh
  • Khoa Ngoại thận Tiết niệu
  • Khoa Ngoại Tiêu Hóa
  • Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực - Mạch máu
  • Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức
  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Mắt
  • Trung tâm tiêm chủng

Khối cận lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Dược
  • Khoa Giải phẫu bệnh
  • Khoa Hóa sinh
  • Khoa Huyết học
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Thăm dò chức năng và Nội soi
  • Khoa Vi sinh

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j “Bệnh viện Thống Nhất tổ chức kỷ niệm 45 năm Ngày truyền thống”.
  2. ^ “Bộ Y tế Bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất”. Bộ Y Tế. 28 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ Bệnh viện Thống Nhất. “TTƯT.PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế - Người khai mở phẫu thuật tim tại Bệnh viện Thống Nhất”. Bệnh viện Thống Nhất. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  4. ^ Bệnh viện Thống Nhất. “TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT”. Bệnh viện Thống Nhất. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ Quyết định số 68/QĐ-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế
  6. ^ Bệnh viện Thống Nhất. “Lịch sử hình thành và phát triển”. Bệnh viện Thống Nhất. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023.
  7. ^ Quyết định số 08-TTg/CP ngày 01/11/1975 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng, giao cho Bộ Quốc phòng quản lý với tên gọi Quân y viện Thống Nhất
  8. ^ Quyết định số 45-TTg/CP ngày 25/03/1978 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng
  9. ^ Quyết định số 553/QĐ-BYT ngày 11/05/1978 của Bộ Trưởng Bộ Y tế Vũ Văn Cẩn
  10. ^ Bộ Y Tế. “Lễ tổng kết dự án giai đoạn I và khánh thành khu nhà c5 của bệnh viện Thống Nhất”.
  11. ^ Quyết định số 4600/QĐ-BYT ký ngày 29/09/2021 của Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn
  12. ^ Bệnh viện Thống Nhất – Địa chỉ tin cậy của người bệnh, Báo điện tử Chính phủ, 22/3/2014
  13. ^ “Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) đón nhận danh hiệu Anh hùng”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]