Bước tới nội dung

Bệnh viện Mắt Trung ương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bệnh viện Mắt Trung ương
Bộ Y tế
Vị trí
Vị trí85, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội[1]
Loại bệnh việnBệnh viện chuyên khoa
Mạng lướiBệnh viện tuyến Trung ương
Lịch sử
Thành lập1917
Liên kết
WebsiteWebsite chính thức

Bệnh viện Mắt Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành hạng I trực thuộc Bộ Y tế.[2] Đây là bệnh viện tuyến trung ương ở Việt Nam.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện Mắt Trung ương thành lập năm 1917 với tên gọi ban đầu là "Nhà thương chữa mắt dốc Hàng Gà".[4]

Ban Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Giám đốc chuyên môn kỹ thuật:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PGS. TS. Cung Hồng Sơn

Phó Giám đốc quản lý, phụ trách điều hành:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • PGS. TS. Phạm Ngọc Đông

Phó Giám đốc Kinh tế:

[sửa | sửa mã nguồn]
  • ThS. BS. Nguyễn Đức Thành

Chức năng nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành nhãn khoa; khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng về mắt cho bệnh nhân toàn quốc.
  2. Nghiên cứu khoa học giải phóng mù lòa, ứng dụng kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh về mắt, nghiên cứu khoa học cơ bản về mắt, kết hợp với y học dân tộc.
  3. Đào tạo đội ngũ nhân viên y tế chuyên ngành Mắt.
  4. Chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật.
  5. Phòng bệnh.
  6. Tổ chức và quản lý bệnh viện.
  7. Hợp tác quốc tế về chuyên ngành mắt.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng nghiệp vụ (07):

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp
  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Vật tư trang thiết bị Y tế
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Điều dưỡng trưởng
  • Phòng Công nghệ thông tin

Khoa lâm sàng (10):

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Mắt trẻ em
  • Khoa Chấn thương
  • Khoa Dịch kính - Võng mạc
  • Khoa Giác mạc
  • Khoa Glocom
  • Khoa Khúc xạ
  • Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ Mắt và vùng mặt
  • Khoa Khám, chữa bệnh theo yêu cầu
  • Khoa Khám bệnh & điều trị ngoại trú
  • Khoa Gây mê hồi sức

Khoa cận lâm sàng (05):

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Xét nghiệm tổng hợp
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Dược
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Tổ chức trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến
  • Ngân hàng

Năm 2015, một số người bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương than phiền về việc họ bị bắt phải chờ phẫu thuật vì trang thiết bị và vật tư y tế của bệnh viện đã hết. Lãnh đạo Bộ Y tế sau đó đã phải can thiệp, chỉ đạo một số cơ quan hỗ trợ bệnh viện giải quyết tình trạng trên.[5][6] Năm 2017, trên mạng xã hội lan truyền một video cho thấy bác sĩ Nguyễn Thị Minh, phụ trách khoa Mắt trẻ em đã có hành động gác chân lên ghế khi tiếp xúc với người nhà của một bệnh nhân, đồng thời khám bệnh một cách qua loa mà không dùng thiết bị, máy móc.[7] Tuy nhiên theo lời bác sĩ này thì bà đã "khám đầy đủ, bé được đo thị lực, chỉnh kính và không có chuyện chỉ 'vạch mắt xem'". Lãnh đạo bệnh viện sau đó đã có hình thức kỉ luật "hạ một bậc thi đua" đối với bác sĩ này.[8]

Cuối năm 2018, Bệnh viện Mắt Trung ương bị tố cáo sai phạm trong quy trình đấu thầu mua sắm thiết bị y tế. Cụ thể, đơn tố cáo cho rằng lãnh đạo bệnh viện này đã "dựng hàng rào kỹ thuật" với mục đích chỉ cho phép một sản phẩm trên thị trường đạt tiêu chuẩn mà hồ sơ mời thầu đưa ra. Thanh tra Bộ Y tế sau đó đã xác minh, cho rằng tố cáo "không có cơ sở" vì trên thị trường vẫn còn nhiều sản phẩm khác đáp ứng tiêu chí mời thầu ban đầu. Mặc dù vậy, những sản phẩm do bộ này dẫn chứng lại chỉ đáp ứng một vài tiêu chí chứ không phải tất cả các tiêu chí đã định. Do đó, có lo ngại sự minh bạch trong quá trình thanh tra này vì người phê duyệt kế hoạch đấu thầu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, cũng chính là người ra quyết định thanh tra.[9]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Liên hệ”. Bệnh viện Mắt Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Ngọc Huy - Chí Kiên (25 tháng 5 năm 2018). “Kỳ 1 - Bệnh viện Mắt Trung ương: Nhiều lỏng lẻo trong hợp đồng đề án máy CT-Scanner”. Pháp Luật Plus. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ “Khối bệnh viện”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ a b c Mai Thảo (22 tháng 11 năm 2017). “Bệnh viện Mắt Trung ương – 100 năm hình thành và phát triển”. Tạp chí Thi đua Khen thưởng, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ Hồng Hải (19 tháng 10 năm 2015). “Vụ BV Mắt Trung ương phải hoãn mổ vì thiếu vật tư: Nhờ các bệnh viện Mắt khác hỗ trợ”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ Nguyệt Ánh (19 tháng 10 năm 2015). “Bệnh viện Mắt Trung ương hoãn mổ vì … thiếu vật tư”. Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ Nam Phương (12 tháng 9 năm 2017). “Nữ bác sĩ gác chân lên ghế đối thoại người nhà bệnh nhân”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ Phương Trang (6 tháng 10 năm 2017). “Kỷ luật nữ bác sĩ gác chân lên ghế đối thoại người nhà bệnh nhân”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ Lê Thu Hằng (30 tháng 12 năm 2019). “Thanh tra đấu thầu tại Bệnh viện Mắt T.Ư: Vừa đá bóng vừa thổi còi?”. Khoa học & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ Phóng viên (24 tháng 11 năm 2017). “Bệnh viện Mắt Trung ương đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba”. Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]