Bước tới nội dung

Bầu cử tổng thống Pháp 2017

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bầu cử tổng thống Pháp 2017

← 2012 23 tháng 4 năm 2017 (vòng đầu)
7 tháng 5 năm 2017 (vòng hai)
2022 →
  Emmanuel Macron Marine Le Pen
Đề cử Emmanuel Macron Marine Le Pen
Đảng LREM FN
Phiếu phổ thông  20,743,128 10,638,475
Tỉ lệ 66.10% 33.90%

Kết quả vòng đầu theo tỉnh và khu vực

Kết quả vòng hai theo tỉnh và khu vực

Tổng thống trước bầu cử

François Hollande
PS

Tổng thống được bầu

Emmanuel Macron
LREM

Vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017 được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 năm 2017.Vì không có ứng cử viên giành được đa số (trên 50%), một cuộc bầu cử vòng thứ hai giữa hai ứng cử viên được nhiều phiếu nhất đã được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 năm 2017.

Tổng thống đương nhiệm François Hollande của Đảng Xã hội Pháp (PS) đủ điều kiện để tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, nhưng tuyên bố không ra ứng cử vào ngày 01 Tháng 12 năm 2016. Benoît Hamon được đề cử đại diện Đảng Xã hội ra tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ vào ngày 29 tháng 1 năm 2017.

Theo các cuộc thăm dò ý kiến ban đầu trong năm 2016 và đầu năm 2017, Francois Fillon của Đảng Cộng hòa và Marine Le Pen đại diện cho Mặt trận quốc gia dẫn đầu ở vòng bỏ phiếu đầu tiên. Các cuộc thăm dò ý kiến vào cuối tháng Giêng và đầu tháng 2 năm 2017 cho thấy có sự chuyển đổi và căng hơn trong cuộc bầu cử, Emmanuel Macron của tổ chức Tiến bước! mới có khả năng vào được vòng hai và Hamon giành được thêm nhiều phiếu. Các cuộc thăm dò ý kiến cho vòng bỏ phiếu thứ hai cho thấy hoặc là Fillon hay Macron sẽ đánh bại Le Pen hay là Macron sẽ đánh bại Fillon.

Theo ước lượng của máy tính vào lúc 20 giờ ngày 7 tháng 5 năm 2017, khi cuộc bầu cử đã chấm dứt, Macron bỏ cách Le Pen với tỷ lệ 65,5%/34,5%.[1]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
s • tl Tóm tắt kết quả bầu cử tổng thống Pháp ngày 23 tháng 4 và 7 tháng 5 năm 2017
Ứng viên Đảng Vòng 1 Vòng 2
Số phiếu % Số phiếu %
Emmanuel Macron Tiến bước! EM 8.656.346 24.01% 20.753.798 66.10%
Marine Le Pen Mặt trận Quốc gia FN 7.678.491 21.30% 10.644.118 33.90%
François Fillon Người Cộng hoà LR 7.212.995 20.01%
Jean-Luc Mélenchon La France insoumise FI 7.059.951 19.58%
Benoît Hamon Đảng Xã hội PS 2.291.288 6.36%
Nicolas Dupont-Aignan Debout la France DLF 1.695.000 4.70%
Jean Lassalle Résistons! 435.301 1.21%
Philippe Poutou Đảng Tân Phản Tư bản NPA 394.505 1.09%
François Asselineau Liên minh Cộng hoà vì Nhân dân UPR 332.547 0.92%
Nathalie Arthaud Lutte Ouvrière LO 232.384 0.64%
Jacques Cheminade Đoàn kết và Tiến bộ S&P 65.586 0.18%
Tổng cộng 36.054.394 100% 31.397.916 100%
Số phiếu hợp lệ 36.054.394 97.43% 31.397.916 88.51%
Số phiếu trắng hoặc không hợp lệ 949.334 2.57% 4.069.256 11.47%
Số lượng bỏ phiếu 37.003.728 77.77% 35.467.172 74.56%
Không đi bầu 10.578.455 22.23% 12.101.416 25.44%
Số phiếu đăng ký 47.582.183 47.568.588

Nguồn: Hội đồng Hiến pháp, Bộ Nội vụ

Vòng đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo tỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo vùng hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo khu vực bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phiếu bầu cử cho vòng thứ hai.

Cách thức bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Pháp được bầu trực tiếp từ người dân. Trong cuộc bầu cử đầu tiên, một ứng cử viên được bầu nếu ông ta chiếm được một đa số tuyệt đối của các phiếu bầu. Nếu không có ứng cử viên đạt được điều này - điều xảy ra với tất cả các cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 1965 cho đến nay, một cuộc bầu cử thứ hai giữa hai ứng cử viên sẽ được tổ chức, 2 người mà nhận được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử đầu tiên. Quyền bỏ phiếu là bất kỳ công dân Pháp, những người đủ 18 tuổi vào ngày bầu cử và đã đăng ký trong danh sách bầu cử. Được quyền tranh cử là các ứng cử viên có thể chứng minh có được 500 chữ ký ủng hộ của các đại biểu dân cử được (về cơ bản các nghị sĩ châu Âu, nhà nước, cấp vùng hoặc cấp tỉnh cũng như thị trưởng và chủ tịch được bầu của các cơ quan cấp cao).

Tranh luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Một cuộc tranh luận giữa François Fillon, Benoît Hamon, Marine Le Pen, Emmanuel Macron, và Jean-Luc Mélenchon xảy ra vào ngày 20 tháng 3, được tổ chức bởi đài truyền hình TF1. Đây là lần đầu tiên một cuộc tranh luận được tổ chức trước vòng đầu tiên. Sự lựa chọn ngày tranh luận có nghĩa là TF1 không phải cung cấp các ứng cử viên thời gian nói bình đẳng, vì quy định của Conseil Supérieur de l'Audiovisuel (CSA) không có hiệu lực cho đến ngày 9 tháng 4, khi cuộc tranh cử chính thức bắt đầu. Cuộc tranh luận đầu tiên bắt đầu với câu hỏi giới thiệu "Bạn muốn trở thành tổng thống loại nào?" - Tiếp theo là phân đoạn về ba chủ đề kéo dài khoảng 50 phút mỗi đề tài: Pháp nên có xã hội loại nào, Pháp nên theo mô hình kinh tế nào, và vị trí của Pháp trên thế giới. 5 ứng viên được cho 2 phút để trả lời mỗi câu hỏi, các đối thủ có cơ hội để nhận xét 90 giây.[2] BFMTVCNews sẽ tổ chức một cuộc tranh luận vào ngày 4 tháng 4,[3] mời tất cả các ứng viên đủ điều kiện tranh cử vòng đầu.[4] France 2 sẽ tổ chức một cuộc tranh luận với tất cả các ứng cử viên vào ngày 20 tháng Tư.

Cuộc tranh luận đầu tiên kéo dài 3 giờ 30 phút.[5] Theo cuộc thăm dò của Elabe, Macron được xem là người chiến thắng trong cuộc tranh luận đầu tiên, với 29% người xem phỏng vấn cho ông là người thuyết phục nhất, Tiếp theo là Mélenchon ở mức 20%, Le Pen và Fillon ở mức 19%, và Hamon ở mức 11%.[6] Một cuộc khảo sát của Harris Interactive giữa những người nghe cuộc tranh luận cho thấy Macron được 20%, Le Pen ở mức 18%, Fillon ở mức 17%, Mélenchon ở mức 13%, và Hamon ở mức 6%,[7] và theo cuộc thăm dò OpinionWay thì Macron được 25%, Fillon ở mức 20%, Le Pen ở mức 18%, Mélenchon ở mức 17%, và Hamon ở mức 8% trong số người xem cuộc tranh luận.[8]

Vòng nhì

[sửa | sửa mã nguồn]
La Rotonde, nơi Macron ăn mừng kết quả của vòng đầu

Sau khi bị loại bỏ ở vòng đầu tiên, Cả François Fillon và Benoît Hamon kêu gọi bỏ phiếu cho Emmanuel Macron, trong khi Jean-Luc Mélenchon từ chối lên tiếng ủng hộ ứng cử viên nào, muốn trước hết tham khảo ý kiến ​​các nhà hoạt động trong phong trào của ông.[9] Đến ngày 26.4 trong cuộc phỏng vấn với đài TF1 Mélenchon cảnh báo những người ủng hộ ông không nên bỏ phiếu cho Le Pen, tuy nhiên ông vẫn cho Macron là không thích hợp để cai trị đất nước.[10] Jean Lassalle và Nathalie Arthaud chọn bỏ phiếu trắng,[9][11] Philippe Poutou và François Asselineau không đưa ra hướng dẫn bỏ phiếu, còn quan điểm của Jacques Cheminade thì không rõ ràng.[9] Nicolas Dupont-Aignan bày tỏ sự ủng hộ Le Pen trong tối ngày 28 tháng 4,[12] và ngày hôm sau được tiết lộ là được bà chọn làm thủ tướng.[13]

Vào tối ngày vòng đầu tiên, Macron và các thành viên trong đoàn tùy tùng của ông tổ chức ăn mừng kết quả tại La Rotonde, một quán bia ở Quận 6 của Paris; một việc làm bị chỉ trích là quá sớm và tự mãn, coi là gợi nhớ đến tiệc ăn mừng sau cuộc bầu cử của Nicolas Sarkozy tại Fouquet vào năm 2007 mà gặt nhiều chỉ trích.[14] Ngày 26 tháng 4, trong khi Macron gặp với đại diện công đoàn tại thành phố quê hương Amiens làm việc tại nhà máy Whirlpool địa phương, dự kiến ​​sẽ đóng cửa vào năm 2018, Le Pen cũng đến địa điểm bên ngoài của nhà máy khoảng giữa trưa trong một buổi nói chuyện với công nhân, gây bất ngờ cho Macron. Khi Macron sau đó đến địa điểm nhà máy vào giữa chiều, ông bị huýt sáo và chất vấn bởi một đám đông thù địch, với một số la hét "Marine Presidente", trước khi ông sau đó nói chuyện với những người lao động trong nửa giờ.[15]

Thăm dò ý kiến sau vòng 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy Emmanuel Macron dẫn trước Marine Le Pen. Theo các cuộc thăm dò ý kiến trực tiếp sau cuộc bầu cử vòng 1 Macron dẫn trước đến cả 64%, còn từ trong vòng 1 tuần trước cuộc bầu cử vòng 2, tất cả các nhà nghiên cứu ý kiến dự đoán Macron sẽ thắng với 59 tới 60% số phiếu.

Thăm dò ý kiến 1. tới 6. tháng 5
Ngày Viện Emmanuel Macron Marine Le Pen
03.05.2017 Ifop[16] 60% 40%
03.05.2017 Ipsos[17] 59% 41%
03.05.2017 OpinionWay[18][19] 60% 40%
02.05.2017 BVA[20] 60% 40%
02.05.2017 Elabe (BFM TV)[21] 59% 41%
02.05.2017 OpinionWay[18][19] 60% 40%
02.05.2017 Ifop[22] 59,5% 40,5%
01.05.2017 Kantar Sofres[23] 59% 41%
01.05.2017 Ifop[24] 59% 41%
01.05.2017 OpinionWay[18][19] 61% 39%

Dính líu tin tặc và fake news

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau kết quả bầu cử vòng 1, theo các chuyên gia an ninh, tin tặc Nga đang tấn công chiến dịch của ứng viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Người ta tin rằng đây cũng là nhóm đã tấn công bầu cử tổng thống Mỹ. Trong một báo cáo, Feike Hacquebord từ công ty an ninh Trend Micro nói nhóm tấn công là một tập thể tin tặc Nga, được gọi là Fancy Bear, APT28 và Pawn Storm. Ông này nói tin tặc đã tìm cách lấy tên truy cập, mật khẩu của nhân viên giúp đỡ ông Macron. Trend Micro cho biết họ đã phát hiện 4 tên miền web giả mạo tương tự như tên miền trong chiến dịch của ông Macron như mail-en-marche.fr. Đảng của ông Macron là "Tiến bước!". Có lẽ các tin tặc muốn lừa các nhân viên trong chiến dịch bất cẩn để lộ tài khoản thư điện tử của họ.[25] Một người phát ngôn cho cơ quan an ninh mạng quốc gia Pháp, ANSSI, xác nhận họ cũng thấy nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào nhân viên ông Macron.[26]

Ngày 6-5 chiến dịch của ông Macron cáo buộc rằng, các tin tặc đã tung ra những tập tài liệu chính trộn lẫn cùng những tài liệu giả mạo để gây ra sự hiểu lầm trong lòng dân chúng. Các tài liệu trong chiến dịch của ông Macron bị rò rỉ lên mạng vào cuối ngày 5-5, sau khi thời điểm vận động tranh cử tổng thống chính thức kết thúc.[27]

Le Pen ám chỉ trong cuộc đấu tay đôi TV với Macron vào đêm thứ Tư trước ngày bầu cử, đối thủ của mình có thể sở hữu một tài khoản nước ngoài bí mật: "Tôi hy vọng rằng, người ta sẽ không tìm ra rằng ông có một tài khoản ngân hàng ở nước ngoài ở Bahamas." Macron cáo buộc bà phỉ báng và đã khiếu nại với cảnh sát về người vô danh loan tin sai sự thật. Theo những người của ông Macron, „fake news“ được lan truyền từ một tài khoản bí mật bởi một người dùng vô danh trên Internet.[28]

Kết quả bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc bầu cử vòng 2 này có sự khác biệt giữa thành phố và các vùng thôn quê. Người được bầu làm tổng thống Macron chiến thắng to ở thành phố lớn, Le Pen đạt được kết quả tốt nhất ở vùng Đông Bắc. Bà chỉ đạt đa số ở 2 tỉnh Pas-de-Calais và Aisne. Macron đạt được 90% ở Paris, ở Bordeaux gần 86%, ở Toulouse gần 83% hay ở Straßburg với 81%. Tổng cộng Macron được 66% và Le Pen gần 34% (khoảng 10,6 phiếu). Số người đi bầu là 75%. Trong vòng một số người đi bầu là 77,8%. Có 4 triệu người bỏ phiếu trắng hay phiếu không hợp lệ.[29]

Bài phát biểu đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi chiến thắng cuộc bầu cử, Macron hứa sẽ vượt qua sự phân chia trong đất nước. Mục đích là để bảo đảm được sự thống nhất trong nước và người dân hòa hợp trở lại với châu Âu.[30]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Macron gewinnt mit Zweidrittelmehrheit gegen Le Pen”. www.faz.net. ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ Louis Hausalter (ngày 15 tháng 3 năm 2017). “Présidentielle: le programme du premier débat télévisé sur TF1 le 20 mars”. Marianne. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ Caroline Sallé (ngày 27 tháng 2 năm 2017). “Présidentielle: BFMTV et CNews veulent organiser un grand débat le 3 ou 4 avril”. Le Figaro. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “Présidentielle: débat sur BFMTV et CNews le 4 avril”. Le Figaro. Agence France-Presse. ngày 8 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ Arnaud Forcraud; Gaël Vaillant (ngày 21 tháng 3 năm 2017). “Le Pen, Macron, Fillon, Hamon, Mélenchon: ce qu'il faut retenir de leur prestation”. Le Journal du Dimanche. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ Robin Verner (ngày 21 tháng 3 năm 2017). “Débat présidentiel: Macron jugé le plus convaincant devant Mélenchon”. BFMTV. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ Jean-Daniel Lévy (ngày 21 tháng 3 năm 2017). “Sondage exclusif post-débat télévisé: 22% des Français souhaitent la victoire d'Emmanuel Macron à la présidentielle, 20% de Marine Le Pen, et 18% de François Fillon”. Atlantico. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ Frédéric Micheau (ngày 21 tháng 3 năm 2017). Les réactions au premier débat entre les candidats à l’élection présidentielle (PDF) (Bản báo cáo). OpinionWay. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2017.
  9. ^ a b c “Présidentielle 2017: revivez la soirée électorale du premier tour”. Le Monde. ngày 23 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  10. ^ “Mélenchon warnt vor Wahl von Le Pen”. www.zeit.de. ngày 29 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
  11. ^ “DIRECT. Présidentielle: Jean Lassalle votera blanc au second tour”. Ouest-France. ngày 28 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  12. ^ “Nicolas Dupont-Aignan soutient Marine Le Pen pour le second tour”. BFM TV. ngày 28 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  13. ^ “Marine Le Pen annonce qu'elle nommera Nicolas Dupont-Aignan Premier ministre si elle est élue”. BFM TV. ngày 29 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2017.
  14. ^ “Le « moment de cœur » de Macron à La Rotonde se mêle aux souvenirs du Fouquet's de Sarkozy”. Le Monde. ngày 24 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2017.
  15. ^ “Whirlpool: la folle journée d'Emmanuel Macron et Marine Le Pen en quatre actes”. franceinfo. ngày 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2017.
  16. ^ Umfrage Ifop 03.05. Lưu trữ 2017-05-17 tại Wayback Machine, auf dataviz.ifop.com (PDF-Datei), abgerufen am 3. Mai 2017.
  17. ^ Umfrage Ipsos 03.05. Lưu trữ 2017-07-06 tại Wayback Machine, auf ipsos.fr (PDF-Datei), abgerufen am 3. Mai 2017.
  18. ^ a b c Umfrage verläuft in Echtzeit, nur der aktuellste Stand wird in der URL ausgegeben.
  19. ^ a b c Umfrage Opinion Way, auf preicote.factoviz.com, abgerufen am 3. Mai 2017.
  20. ^ Umfrage BVA 02.05. Lưu trữ 2017-05-16 tại Wayback Machine, auf bva.fr (PDF-Datei), abgerufen am 2. Mai 2017.
  21. ^ Umfrage Elabe 02.05., auf elabe.fr, abgerufen am 2. Mai 2017.
  22. ^ Umfrage Ifop 02.05. Lưu trữ 2017-05-05 tại Wayback Machine, auf dataviz.ifop.com (PDF-Datei), abgerufen am 2. Mai 2017.
  23. ^ Umfrage Kantar 01.05. Lưu trữ 2017-06-06 tại Wayback Machine, auf fr.kantar.com, abgerufen am 28. April 2017.
  24. ^ Umfrage Ifop 01.05. Lưu trữ 2017-05-03 tại Wayback Machine, auf dataviz.ifop.com (PDF-Datei), abgerufen am 1. Mai 2017.
  25. ^ Tin tặc nhắm đến chiến dịch tranh cử của ông Macron, tuoitre.vn, 25.4.2017
  26. ^ Tin tặc Nga 'tấn công chiến dịch của Macron', www.bbc.com, 25.4.2017
  27. ^ Ông Macron lên án cuộc tấn công mạng "khổng lồ" Lưu trữ 2017-05-06 tại Wayback Machine, tuoitre.vn, 6.5.2017
  28. ^ Hackerangriff auf Macrons Wahlkampfteam, www.faz.net, 6.5.2017
  29. ^ Macron holt 90 Prozent in Paris, www.n-tv.de, 8.5.2017
  30. ^ "Ich kenne die Wut, die Angst und die Zweifel", www.n-tv.de, 7.5.2017

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]