Bước tới nội dung

Bầu cử tổng thống Iran 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bầu cử tổng thống Iran năm 2024

← 2021 28 tháng 6 năm 2024 (vòng đầu tiên)
5 tháng 7 năm 2024 (vòng thứ hai)
Đăng ký61.452.321
Số người đi bầu39,93% (vòng đầu tiên) Giảm 8,55pp
49,68% (vòng thứ hai)
 
Đề cử Masoud Pezeshkian Saeed Jalili
Đảng Độc lập Độc lập
Liên minh Phe cải cách Phe bảo thủ
Phiếu phổ thông  16.384.403 13.538.179
Tỉ lệ 54,76% 45,24%


Tổng thống trước bầu cử

Mohammad Mokhber (quyền tổng thống)
Không đảng phái

Tổng thống được bầu

Masoud Pezeshkian
Không đảng phái

Bầu cử tổng thống sớm ở Iran được tổ chức vào ngày 28 tháng 6 và ngày 5 tháng 7 năm 2024.[1] Ứng cử viên phe cải cách Masoud Pezeshkian thắng cử ở vòng hai với 55% số phiếu bầu theo kết quả bầu cử chính thức.

Sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi tử nạn trong vụ tai nạn trực thăng Varzaqan vào ngày 19 tháng 5,[2] bầu cử tổng thống sớm được tuyên bố. Bốn ứng cử viên tranh cử vòng đầu tiên, trong đó Masoud Pezeshkian giành được 44%, Saeed Jalili giành được 40%, Mohammad Bagher Ghalibaf giành được 14% và Mostafa Pourmohammadi giành được ít hơn 1% số phiếu bầu. Pezeshkian là ứng cử viên duy nhất thuộc phe cải cách.[3] Không có ứng cử viên nào giành được quá nửa số phiếu bầu trong vòng đầu tiên nên cuộc bỏ phiếu vòng hai được tổ chức vào ngày 5 tháng 7 giữa Jalili và Pezeshkian.[4] Pezeshkian thắng cử với 53,7% số phiếu bầu. Ngày 6 tháng 7 năm 2024, Bộ Nội vụ tuyên bố Pezeshkian là người trúng cử tổng thống[5] và Jalili thừa nhận thất cử ngay sau đó.[6]

Với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 39,93%, vòng bầu cử đầu tiên có tỷ lệ cử tri đi bầu cử tổng thống thấp nhất trong lịch sử Cộng hòa Hồi giáo Iran.[7] Tỷ lệ cử tri đi bầu ở vòng thứ hai tăng lên 49,68%. Pezeshkian sẽ nhậm chức tổng thống sau khi quá trình kiểm phiếu hoàn tất. Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 8.[8][9]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 5 năm 2024, sau khi khánh thành một công trình thủy điện tại Hồ chứa Giz Galasi gần biên giới Iran-Azerbaijan cùng với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi rời khỏi địa điểm này trên một chiếc trực thăng[10] cùng với bảy hành khách khác và phi hành đoàn.[11] Khoảng 13:30 giờ Iran (UTC+03:30), chiếc trực thăng rơi gần làng Uzi ở quận Varzaqan, Đông Azerbaijan.[12][13] Cuối ngày hôm đó, mảnh vỡ của chiếc trực thăng được tìm thấy.[14] Tất cả mọi người trên chiếc trực thăng đều thiệt mạng. Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber giữ quyền tổng thống theo Điều 131 Hiến pháp Iran.[15]

Hệ thống bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Iran do "nhân dân trực tiếp bầu ra" theo Điều 114 Hiến pháp Iran.[15] Nhiệm kỳ của tổng thống là bốn năm. Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo ban đầu dự kiến được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 năm 2025 nhưng được tổ chức sớm sau khi Raisi qua đời. Trong hệ thống chính trị của Iran, tổng thống là chức danh dân cử cao nhất, là người đứng đầu ngành hành pháp và là vị trí quan trọng thứ hai sau Lãnh tụ Tối cao Iran.[16] Công dân Iran đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

Hiến pháp Iran quy định công dân Iran tin vào Hồi giáo Shia và trung thành với hiến pháp và hệ tư tưởng về Quyền giám hộ của Luật gia Hồi giáo và Cộng hòa Hồi giáo có quyền ứng cử tổng thống. Cơ quan Giám sát Bầu cử thuộc Hội đồng giám hộ hiến pháp quản lý xem xét hồ sơ của các ứng cử viên đã đăng ký và chọn một số ít để tham gia cuộc bầu cử.[17]

Hội đồng giám hộ hiến pháp không công khai lý do bác đơn ứng cử mà thông báo riêng cho từng người. Phụ nữ có quyền ứng cử tổng thống theo hiến pháp nhưng tất cả những người phụ nữ đã đăng ký làm ứng cử viên đều bị Hội đồng giám hộ hiến pháp loại.[18][19] Hội đồng giám hộ hiến pháp phủ nhận việc bác đơn ứng cử của phụ nữ vì giới tính.[20]

Bầu cử tổng thống được tổ chức theo chế độ bầu cử hai vòng. Ứng cử viên nào nhận được quá nửa số phiếu bầu thì trúng cử tổng thống. Nếu không có ứng cử viên nào nhận đủ phiếu bầu thì vòng bỏ phiếu hai sẽ được tổ chức giữa hai ứng cử viên có nhiều phiếu bầu nhất vào thứ Sáu tuần sau.[21] Công dân Iran đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sẽ nhận được một con tem ghi rõ điều đó trên giấy khai sinh của họ.[22]

Hiến pháp quy định Lãnh tụ Tối cao phê chuẩn kết quả bầu cử tổng thống. Tính đến năm 2024, Lãnh tụ Tối cao luôn phê chuẩn kết quả bầu cử tổng thống.[23][24] Sau đó, tân tổng thống phải tuyên thệ nhậm chức và ký lời tuyên thệ trước Quốc hội Iran với sự chứng kiến của các thành viên Hội đồng giám hộ hiến pháp và chủ tịch Tòa án tối cao.[21]

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, hơn 61 triệu cử tri có quyền đi bỏ phiếu, trong đó có khoảng 18 triệu cử tri trong độ tuổi từ 18 đến 30.[25]

Bỏ phiếu ở nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

344 địa điểm bỏ phiếu được tổ chức cho người Iran ở nước ngoài.[26][27] Tại Úc, cuộc bỏ phiếu bị hủy ở BrisbaneSydney do sự phản đối của cộng đồng người Iran hải ngoại.[28] Thành phần đối lập chính phủ Iran chỉ trích chính quyền Biden vì cho phép lắp đặt các trạm bỏ phiếu ở Hoa Kỳ.[29] Ả Rập Xê Út[30] và Canada từ chối cấp phép cho Iran lắp đặt các thùng phiếu[31] nhưng Ả Rập Xê Út sau đó đã cấp phép.[32] Các trạm bỏ phiếu dành cho cử tri Iran tại Canada được đặt ở biên giới Canada-Hoa Kỳ.[33][34]

Thời gian bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền ấn định bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 28 tháng 6.[1] Thời hạn đăng ký ứng cử tổng thống bắt đầu vào ngày 30 tháng 5 và kết thúc đến ngày 3 tháng 6.[35] Thời hạn tranh cử bắt đầu vào ngày 12 tháng 6 và kết thúc vào ngày 27 tháng 6.[1]

Ứng cử viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời hạn đăng ký ứng cử tổng thống bắt đầu vào ngày 30 tháng 5 và kết thúc vào ngày 3 tháng 6. Tổng cộng có 80 người, trong đó có 4 phụ nữ, đã nộp đơn ứng cử tổng thống.[36] Hầu hết các ứng cử viên đều được coi là thuộc phe bảo thủ.[37] Danh sách ứng cử viên được Hội đồng giám hộ hiến pháp công bố vào ngày 9 tháng 6.[38] Điều 99 Hiến pháp Iran quy định những người bị Hội đồng giám hộ hiến pháp bác đơn ứng cử không thể khiếu nại.[15][39]

Tổng cộng có 74 người bị Hội đồng giám hộ hiến pháp bác đơn ứng cử,[38] bao gồm tất cả bốn phụ nữ đã nộp đơn ứng cử.[40] Đơn đăng ký ứng cử của ít nhất 30 ứng cử viên bị bác bỏ vào ngày 30 tháng 5 do không đáp ứng được "các điều kiện cơ bản để đủ tiêu chuẩn".[41] Nguyên Tổng thống Mahmud Ahmadinezhad cũng bị Hội đồng giám hộ hiến pháp loại bỏ, ông từng bị loại trước đó vào năm 2021.[42]

Sáu ứng cử viên được Hội đồng giám hộ hiến pháp cho phép ứng cử tổng thống, là Mohammad Bagher Ghalibaf, Saeed Jalili, Masoud Pezeshkian, Mostafa Pourmohammadi, Amirhossein Ghazizadeh Hashemi và Alireza Zakani.[38] Ngày 26 tháng 6, Hashemi rút đơn ứng cử và kêu gọi những ứng cử viên khác rút đơn "để mặt trận cách mạng được củng cố"..Ngày 27 tháng 6, Zakani rút đơn ứng cử với lý do cần phải "ngăn chặn việc hình thành chính quyền thứ ba" của nguyên Tổng thống Hassan Rouhani.[43] Cả hai ứng cử viên và Ghalibaf sau đó đều ủng hộ Jalili ở vòng hai.[44]

Tên Sinh Lý lịch Đảng Kết quả Ref

Masoud Pezeshkian

29 tháng 9 năm 1954(&000000000000007000000070 tuổi)

Mahabad, Iran

Thành viên Quốc hội Iran

(từ năm 2008)

Bộ trưởng Bộ Y tế và Giáo dục y học

(2001–2005)

Không đảng phái Trúng cử trong vòng hai

Saeed Jalili

6 tháng 9 năm 1965(&000000000000005900000059 tuổi)

Mashhad, Iran

Thành viên Hội đồng xác định lợi ích quốc gia

(từ năm 2013)

Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia tối cao

(2007–2013)

Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân

(2007–2013)

Ứng cử viên tổng thống (2013, 2021)

Không đảng phái Thất cử trong vòng hai

Mohammad Bagher Ghalibaf

23 tháng 8 năm 1961(&000000000000006300000063 tuổi)

Torqabeh, Iran

Chủ tịch Quốc hội Iran

(từ năm 2020)

Thành viên Hội đồng xác định lợi ích quốc gia

(2017–2020)

Thị trưởng Tehran

(2005–2017)

Ứng cử viên tổng thống (2005, 20132017)

Đảng Tiến bộ và Công lý Iran Hồi giáo Thất cử trong vòng đầu

Mostafa Pourmohammadi

9 tháng 3 năm 1960(&000000000000006400000064 tuổi)

Qom, Iran

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

(2013–2017)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

(2005–2008)

Liên minh Giáo sĩ Chiến đấu Thất cử trong vòng đầu

Amir-Hossein Ghazizadeh Hashemi

14 tháng 4 năm 1971(&000000000000005300000053 tuổi)

Fariman, Iran

Phó Tổng thống Iran

(từ năm 2021)

Thành viên Quốc hội Iran

(2008–2021)

Ứng cử viên tổng thống (2021)

Đảng Luật Hồi giáo Rút khỏi vòng đầu. Ủng hộ Jalili, Ghalibaf và Zakani[45]

Alireza Zakani

3 tháng 3 năm 1966(&000000000000005800000058 tuổi)

Ray, Iran

Thị trưởng Tehran

(từ năm 2021)

Thành viên Quốc hội Iran

(2004–2016; 2020–2021)

Ứng cử viên tổng thống (2021)

Hiệp hội Trung thành Cách mạng Hồi giáo Rút khỏi vòng đầu. Ủng hộ Jalili và Ghalibaf

Thăm dò ý kiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày Tổ chức thăm dò ý kiến Cỡ mẫu Biên độ sai số Jalili Ghalibaf Pezeshkian Hashemi Zakani Pourmohammadi Chưa quyết định Dẫn trước
4 tháng 7 Quốc hội Iran[46] 44.2% 53.7% 9.5%
3 tháng 7 Thông tấn xã sinh viên Iran[47] ±2% 43.9% 49.5% 5.6%
26 tháng 6 Đại học Tehran[48] 3.5% 26.8% 23.3% 32.9% 3.6% 1.7% 1.6% 7.7% 6.1%
26 tháng 6 Cơ quan thăm dò ý kiến sinh viên Iran[49] 3589 28.8% 19.1% 33.1% 2.8% 2.1% 1.4% 10.5% 4.3%
22–24 tháng 6 Viện thăm dò ý kiến Mellat (Quốc hội Iran)[50] 1100 16.3% 16.9% 23.5% 3.2% 1.2% 0.5% 38.4% 6.6%
22–23 tháng 6 Shenaakht[51] 1000 20% 19% 28% 3% 1% 1% 28% 8%
22–23 tháng 6 Đại học Imam Sadeq[52] 1500 21.5% 23.4% 24.4% 4.5% 2.4% 2% 21.8% 1%
22–23 tháng 6 Cơ quan thăm dò ý kiến sinh viên Iran[53] 4057 24% 14.7% 24.4% 2% 1.7% 0.7% 30.6% 0.4%
18–20 tháng 6 Viện thăm dò ý kiến Mellat (Quốc hội Iran) [54] 850 18.2% 20.7% 18.9% 4.6% 2% 1.8% 33.8% 1.8%
18–19 tháng 6 Cơ quan thăm dò ý kiến sinh viên Iran[55] 4545 26.2% 19% 19.8% 2.6% 2% 0.9% 27.4% 6.4%
18–19 tháng 6 Đại học Imam Sadeq[56] 23.5% 29.3% 30% 2.7% 1.2% 1.1% 12.4% 0.7%
11–13 tháng 6 Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa, Nghệ thuật và Truyền thông[57] 36.7% 30.4% 28.3% 1.4% 1.7% 1.4% 62%[a] 6.3%
30 tháng 5 Bắt đầu đăng ký ứng cử

Cơ quan thăm dò ý kiến sinh viên Iran dự đoán tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 44,4%.[58][59] Theo một cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm Nghiên cứu Majlis thực hiện từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 5 năm 2024, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu được dự đoán là trên 53%.[60] Ngược lại, cuộc thăm dò ý kiến do Bộ Văn hóa và Định hướng Hồi giáo thực hiện dự đoán chỉ có 30% cử tri đi bỏ phiếu ở Tehran.[61] Bộ Tư lệnh Cảnh sát Iran cảnh báo việc chia sẻ các bài đăng có các cuộc thăm dò ý kiến giả mạo là phạm tội.[62]

Ngày 25 tháng 6, Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei kêu gọi "sự tham gia đông đảo" của cử tri trong cuộc bầu cử, gọi đó là "niềm tự hào của nền Cộng hòa Hồi giáo".[63] Ông cũng cảnh báo không nên ủng hộ những ứng cử viên tin rằng "mọi con đường để tiến bộ" đều đến từ Hoa Kỳ.[64] Abbas Abdi, một trong những nhân vật thuộc phe cải cách có ảnh hưởng nhất ở Iran, dự đoán tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tối đa là 60% và tối thiểu là 55%.[65][66] Trong một cuộc thăm dò ý kiến của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trên Telegram, Pezeshkian được dự đoán giành được 60% số phiếu bầu.[67]

Ngày bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Pezeshkian đi bỏ phiếu

Việc bỏ phiếu được tổ chức tại gần 60.000 khu vực bỏ phiếu và 90.000 "điểm bỏ phiếu" trên cả nước, trong khi hơn 300 điểm bỏ phiếu được thành lập ở nước ngoài. Vòng bỏ phiếu đầu tiên dự kiến diễn ra từ 08:00 đến 18:00,[68] nhưng vào phút cuối đã được Bộ Nội vụ kéo dài đến 20:00.[69] Vòng bỏ hiếu thứ hai cũng được kéo dài đến nửa đêm.[70]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên cho thấy Pezeshkian và Jalili giành được nhiều số phiếu bầu nhất. Vòng bỏ phiếu thứ hai được tổ chức vào ngày 5 tháng 7 và Pezeshkian thắng cử tổng thống. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong vòng đầu tiên là 40%, mức thấp nhất đối với một cuộc bầu cử tổng thống Iran kể từ năm 1979.[71] Có tổng cộng 1.056.159 phiếu bầu không hợp lệ. Đây cũng là lần đầu tiên Iran tổ chức vòng bỏ phiếu thứ hai trong một cuộc bầu cử tổng thống kể từ năm 2005.[72]

Ứng cử viênĐảngVòng đầuVòng hai
Phiếu bầu%Phiếu bầu%
Không đảng pháiPhe cải cách10.415.99144.3616.384.40354.76
Không đảng pháiPhe bảo thủ9.473.29840.3513.538.17945.24
Progress and Justice Population of Islamic IranPhe bảo thủ3.383.34014.41
Combatant Clergy AssociationPhe bảo thủ206.3970.88
Tổng cộng23.479.026100.0029.922.582100.00
Phiếu bầu hợp lệ23.479.02695.7029.922.58298.01
Phiếu bầu không hợp lệ/trống1.056.1594.30607.5751.99
Tổng cộng phiếu bầu24.535.185100.0030.530.157100.00
Cử tri phiếu bầu đã đăng ký61.452.32139.9361.452.32149.68
Nguồn: ISNA, IranIntl, Tejarat News

Bản đồ và biểu đồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phát biểu đầu tiên sau chiến thắng, Pezeshkian nói rằng "con đường khó khăn phía trước sẽ không bằng phẳng" và cam kết phục vụ nhân dân Iran. Trong tuyên bố nhận thua của mình, Jalili kêu gọi Pezeshkian phải được tôn trọng. Pezeshkian dự kiến sẽ đảm nhận chức vụ tổng thống chậm nhất là 30 ngày sau cuộc bầu cử sau khi từ chức thành viên Quốc hội và nhận được sự phê chuẩn chính thức của Khamenei.[73] Trong bài phát biểu tại Lăng Ruhollah Khomeini, Pezeshkian cảm ơn sự ủng hộ của Khamenei.[74] Khamenei ca ngợi những cử tri đi bỏ phiếu bất chấp cái mà ông gọi là chiến dịch "của những kẻ thù của dân tộc Iran nhằm gây ra sự tuyệt vọng và vô vọng" và kêu gọi Pezeshkian "đặt tầm nhìn của mình lên những chân trời cao, tươi sáng."[75]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Khamenei nói rằng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp trong vòng đầu tiên không thể hiện sự phản đối đối với hệ thống chính trị[76] nhưng ra lệnh điều tra nguyên nhân.[77] Nguyên bộ trưởng Bộ Văn hóa Ata'ollah Mohajerani chỉ trích Tổng thống Mokhber vì đã vận động tranh cử cho Jalili trái với nhiệm vụ[78] nhưng Mokhber phủ nhận điều này.[79] Trong một bài xã luận, tờ báo Kayhan nói rằng chính phủ sẽ không nhượng bộ trước sự hăm dọa của những người tẩy chay bầu cử.[80] Hai tờ báo theo phe cải cách SazandegiHammihan đăng xã luận kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu.[81]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
  •  Armenia: Thủ tướng Nikol Pashinyan chúc mừng "Cộng hòa Hồi giáo Iran anh em" bầu tổng thống mới và bày tỏ hy vọng rằng Pezeshkian sẽ tiếp tục thi hành những thỏa thuận hiện có giữa Armenia và Iran.[82]
  •  Azerbaijan: Tổng thống Ilham Aliyev chúc mừng Pezeshkian trúng cử tổng thống và mời ông thăm Azerbaijan.[83]
  •  Belarus: Tổng thống Alexander Lukashenko gọi chiến thắng của Pezeshkian "thắng lợi vô điều kiện của nhân dân Iran".[83]
  •  Trung Quốc: Tổng thống Tập Cận Bình chúc mừng Pezeshkian trúng cử tổng thống.[84]
  •  Cuba: Tổng thống Miguel Díaz-Canel chúc mừng Pezeshkian.[85][86]
  •  Gruzia: Thủ tướng Irakli Kobakhidze chúc mừng Pezeshkian trúng cử tổng thống và bày tỏ hy vọng rằng nỗ lực của ông trên cương vị tổng thống sẽ "đảm bảo một tương lai tươi sáng, ổn định và an toàn" cho Iran.[87]

 Hezbollah: Tổng Thư ký Hassan Nasrallah chúc mừng Pezeshkian trúng cử tổng thống, nói rằng tổ chức của ông sẽ tiếp tục "dựa vào Iran như một hậu thuẫn vững chắc".[88]

  •  Ấn Độ: Thủ tướng Narendra Modi chúc mừng Pezeshkian, nói rằng ông "mong muốn được hợp tác chặt chẽ" với ông để củng cố mối quan hệ giữa hai nước.[83]
  •  Iraq: Tổng thống Abdul Latif Rashid chúc mừng Pezeshkian và Iran trên Twitter.[83]
  •  Kuwait: Tiểu vương Mishal Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah chúc mừng Pezeshkian và chúc "Iran thêm thịnh vượng và phát triển".[83]
  •  Libya: Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibah chúc mừng Pezeshkian trên Twitter, chúc ông thành công trong việc phục vụ đất nước và mong muốn được tăng cường mối quan hệ song phương giữa Iran và Libya, đồng thời hợp tác thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.[90]
  •  Malaysia: Thủ tướng Anwar Ibrahim chúc mừng Pezeshkian trên Facebook, nói rằng cuộc bầu cử "phản ánh tinh thần sôi động của nền dân chủ Iran và báo trước một tương lai đầy hứa hẹn cho Iran".[91]
  •  Maldives: Tổng thống Mohamed Muizzu chúc mừng Pezeshkian thắng cử trên Twitter và nói rằng mong muốn được hợp tác với ông.[92]
  •  Pakistan: Thủ tướng Shehbaz Sharif bày tỏ ý định hợp tác với Pezeshkian để đảm bảo "một tương lai tươi sáng cho nhân dân hai nước thông qua hợp tác đôi bên cùng có lợi".[83]
  •  Qatar: Tiểu vương Tamim bin Hamad Al Thani chúc mừng Pezeshkian và bày tỏ mong muốn "mối quan hệ Iran - Qatar" thêm phát triển và thịnh vượng.[83]
  •  Nga: Tổng thống Vladimir Putin chúc mừng Pezeshkian và bày tỏ hy vọng rằng nhiệm kỳ của ông sẽ tăng cường mối quan hệ song phương.[93]
  •  Ả Rập Xê Út: Vua Salman và Thái tử Mohammed bin Salman chúc mừng Pezeshkian, Vua Salman hy vọng rằng việc ông trúng cử sẽ làm cho mối quan hệ giữa hai nước "ngày càng sâu sắc".[94]
  •  Serbia: Tổng thống Aleksandar Vučić chúc mừng Pezeshkian, nói rằng kết quả bầu cử phản ánh sự tin tưởng của nhân dân Iran vào "tầm nhìn tương lai" và "sự cống hiến cho hòa bình" của ông.[95]
  •  Hàn Quốc: Bộ Ngoại giao chúc mừng Pezeshkian và mong muốn được "tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Iran".[96]
  •  Syria: Tổng thống Bashar al-Assad nói rằng ông dự định hợp tác với chính quyền mới "để thúc đẩy mối quan hệ chiến lược Syria-Iran và mở ra những chân trời đầy hứa hẹn mới cho hợp tác song phương".[83]
  •  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: Tổng thống Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan chúc Pezeshkian "thành công trên cương vị tổng thống" và mong muốn được "hợp tác với ông để tăng cường mối quan hệ" với Iran.[83]
  •  Hoa Kỳ: Bộ Ngoại giao chỉ trích cuộc bầu cử là "không tự do hoặc công bằng" và chỉ ra tỷ lệ cử tri bỏ phiếu trắng đáng kể, đồng thời cho biết họ không mong đợi kết quả bầu cử sẽ tạo ra sự thay đổi trong chính sách và tình hình nhân quyền của Iran. Cố vấn Truyền thông An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói rằng việc một ứng cử viên thuộc phe cải cách trúng cử tổng thống không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bắt đầu lại đàm phán hạt nhân với Iran vì Iran tiếp tục ủng hộ những nhóm cực đoan như Hamas, HezbollahHouthis, cũng như ủng hộ Nga xâm lược Ukraina. Ông cũng nói rằng Hoa Kỳ không mong đợi bất kỳ thay đổi nào trong hành vi của Iran.[97]
  •  Venezuela: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Yván Gil ca ngợi cử tri Iran vì đã "thể hiện cam kết với nền dân chủ", nói thêm rằng Pezeshkian sẽ nhận được "sự ủng hộ tuyệt đối" của Tổng thống Nicolas Maduro.[83]
  • Bầu cử Quốc hội Iran 2024
  1. ^ This poll took the percentages of the candidates among those who already had a preference. Hence, this percentage is only representative.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Iran to hold presidential elections on June 28 after Raisi's death”. Al Arabiya. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ “Iran helicopter crash: President Ebrahim Raisi killed in helicopter crash”. BBC News (bằng tiếng Anh). 20 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ “Profile: Masoud Pezeshkian, new reformist president of Islamic Republic of Iran”. www.aa.com.tr. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Gambrell, Jon; Karimi, Nasser (29 tháng 6 năm 2024). “Iran to hold runoff election with reformist Pezeshkian and hard-liner Jalili after low-turnout vote”. Associated Press. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Cassini, Farnaz; Vinograd, Cassandra (5 tháng 7 năm 2024). “Reformist Candidate Wins Iran's Presidential Election”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Centrist Masoud Pezeshkian will be Iran's next president”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). Al Jazeera Media Network. 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Iran heads to presidential run-off amid record low turnout”. Al Jazeera. 29 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Reformist lawmaker Masoud Pezeshkian wins Iran's presidential vote Lưu trữ 6 tháng 7 năm 2024 tại Wayback Machine By Nadeen Ebrahim and Michael Rios. 6 July 2024. Retrieved 8 July 2024.
  9. ^ Pezeshkian To Be Sworn In As Iran's President Early Next Month Radio Free Europe.By RFE et al. 7 July 2024. Retrieved 8 july 2024.
  10. ^ Hafezi, Parisa (20 tháng 5 năm 2024). “Helicopter carrying Iranian President Raisi crashes, search under way”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ “Thousands at Iran president's funeral procession”. BBC. 21 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ Xoing, Yong; Rabbane, Teele (20 tháng 5 năm 2024). “Live updates: Iran's President Raisi killed in helicopter crash”. CNN (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ Makoii, Akhtar; Abrahams, Jessica; Smith, Benedict; Zagon, Chanel (19 tháng 5 năm 2024). “Search for Iranian president Ebrahim Raisi's helicopter complicated by rain”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). ISSN 0307-1235. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ “Iran president helicopter crash live updates: President Ebrahim Raisi dies – state TV”. BBC News (bằng tiếng Anh). 19 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ a b c “Constitution”. en.mfa.ir. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ “Ebrahim Raisi, ultra-conservative judiciary chief, wins Iran's presidential vote amid historically low turnout”. CNN. 19 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2021.
  17. ^ Iranian provisional government of Mehdi Bazargan. “Constitution of the Islamic Republic of Iran”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021 – qua Wikisource.
  18. ^ “ثبت نام زنان در انتخابات ریاست جمهوری بلامانع است/ نظر فقها هیچ تغییری نکرده است”. ایسنا (bằng tiếng Ba Tư). 10 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  19. ^ Karimov, F (8 tháng 5 năm 2013). “First female candidate registered for Iranian presidential elections”. Trend. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  20. ^ “Iran's ban on female presidential candidates contradicts Constitution”. Amnesty International. 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  21. ^ a b “Constitution of the Islamic Republic of Iran, 1979 (amended 1989)” (PDF). Constitute Project. 28 tháng 7 năm 1989. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2021.
  22. ^ Gambrell, Jon (19 tháng 6 năm 2021). “Hard-line judiciary head wins Iran presidency as turnout low”. Dubai, United Arab Emirates. AP. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2021.
  23. ^ “بازخوانی تنفیذ احکام روسای جمهور+عکس و متن احکام”. ایسنا (bằng tiếng Ba Tư). 3 tháng 8 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  24. ^ “مراسم تنفیذ حکم حسن روحانی برگزار شد”. BBC News فارسی (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2021.
  25. ^ “Iranians head to the polls to replace president killed in helicopter crash”. France 24 (bằng tiếng Anh). 28 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  26. ^ “علیرضا محمودی مسوول برگزاری انتخابات ریاست جمهوری در خارج از کشور شد”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  27. ^ “Over 340 polling stations receive ballots from Iranians outside the country”. 28 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  28. ^ “لغو برنامه برگزاری انتخابات در شهرهای سیدنی و بریزبن با اعتراض ایرانیان استرالیا”. ایران اینترنشنال. 29 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  29. ^ “Exclusive: US confirms Iran will run absentee ballot stations in US”. 22 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  30. ^ “ممانعت کانادا و عربستان از رأی گیری انتخابات ریاست جمهوری ایران در این دو کشور – خبرآنلاین”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  31. ^ “Tehran Accuses Canada of Violating Iranians' Right to Cast Absentee Votes”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024.
  32. ^ “Saudi Arabia's agreement to host Iranian elections shows depth of ties: Envoy”. IRNA English (bằng tiếng Anh). 29 tháng 6 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2024.
  33. ^ “Iran to Place Voting Stations at US Border After Canada Denies Election Permission”. Tasnim News Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  34. ^ “Iran Sets Up Voting Boxes on U.S.-Canada Border”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  35. ^ Gambrell, Jon (30 tháng 5 năm 2024). “Iran opens registration period for the presidential election after a helicopter crash killed Raisi”. Dubai, United Arab Emirates. AP. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  36. ^ “Iran parliament speaker Mohammad Bagher Ghalibaf announces presidential bid”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  37. ^ “En Iran, 80 candidats pour une élection présidentielle jouée d'avance”. Courrier international (bằng tiếng Pháp). 4 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
  38. ^ a b c “Ghalibaf among six approved to run in Iran's presidential election”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). 9 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  39. ^ “ببینید کاندیداها بعد از اعلام اسامی توسط شورای نگهبان حق اعتراض ندارند!”. etemadonline.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  40. ^ “Iran announces six candidates approved for June 28 presidential election”. France 24. 9 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.
  41. ^ “Iran registers presidential candidates for snap elections after Raisi's death”. France 24. 30 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2024.
  42. ^ “Iran OKs 6 candidates for presidential race, but again blocks Ahmadinejad”. Associated Press (bằng tiếng Anh). 3 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  43. ^ “Two candidates drop out of Iran presidential election, due to take place Friday amid voter apathy”. Associated Press (bằng tiếng Anh). 28 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  44. ^ “Reformist to face ultraconservative in Iran presidency runoff”. France 24 (bằng tiếng Anh). 29 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  45. ^ “قاضی زاده هاشمی پوششی از آب درآمد”. اعتمادآنلاین (bằng tiếng Ba Tư). 27 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2024.
  46. ^ “جدیدترین نظرسنجی انتخابات منتشر شد،پزشکیان در صدر”. اعتمادآنلاین (bằng tiếng Ba Tư). 5 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  47. ^ “جدیدترین نظرسنجی ایسنا از نتیجه انتخابات ۱۵ تیر؛ مسعود پزشکیان پیشتاز است”. اعتمادآنلاین (bằng tiếng Ba Tư). 5 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  48. ^ “جلیلی در چه صورت از پزشکیان شکست می‌خورد؟ +نظرسنجی”. Ettelaat (bằng tiếng Ba Tư). 27 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  49. ^ “آخرین نظرسنجی ایسپا منتشر شد”. مرکز افکارسنجی دانشجویان ایران. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  50. ^ “نتایج موج چهارم نظرسنجی انجام شده درخصوص مشارکت در انتخابات”. قدس آنلاین (bằng tiếng Ba Tư). 26 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  51. ^ “Shenakht”. shenaakht.com. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  52. ^ “نظرسنجی سبد رأی نامزدهای ریاست جمهوری چهاردهم – تسنیم”. خبرگزاری تسنیم | Tasnim (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  53. ^ “آخرین نظرسنجی ایسپا منتشر شد”. مرکز افکارسنجی دانشجویان ایران. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  54. ^ “Poll: 45.5% of eligible voters will vote in Iran's Friday presidential election”. ifpnews.com. 22 tháng 6 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2024.
  55. ^ “انتشار آخرین یافته‌های نظرسنجی انتخاباتی مرکز افکارسنجی جهاددانشگاهی”. ایسنا (bằng tiếng Ba Tư). 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2024.
  56. ^ آنلاین, اطلاعات (20 tháng 6 năm 2024). “ریزش آرای یک کاندیدا؛ رقابت نهایی بین چه کسانی است؟”. fa (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  57. ^ آنلاین, اطلاعات. “نتایج شوکه کننده یک نظرسنجی| پدیده انتخابات در سایه پیش می‌رود +عکس”. fa (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
  58. ^ “نتایج یک مرکز افکارسنجی از میزان مشارکت در انتخابات و نظر مردم درباره وضعیت کشور با رئیس جمهوری جدید – خبرآنلاین”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024.
  59. ^ “تازه‌ترین نظرسنجی ایسپا؛ میزان مشارکت در انتخابات افزایشی است”. asriran.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2024.
  60. ^ “تسنیم: مشارکت انتخاباتی قطعا بالای ۵۳ درصد است”. اعتمادآنلاین (bằng tiếng Ba Tư). 3 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2024.
  61. ^ “تنور سرد انتخابات+جدول شرکت در انتخابات به تفکیک استان‌ها”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
  62. ^ نیوز, اخبار روز ایران و جهان | آفتاب. “هشدار انتخاباتی پلیس فتا؛ انتشار نظرسنجی‌های کاذب جرم است”. fa (bằng tiếng Ba Tư). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2024.
  63. ^ “Iran's Khamenei urges 'high participation' in presidential vote”. France 24 (bằng tiếng Anh). 25 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2024.
  64. ^ “Iran's supreme leader warns sole reformist in presidential race, while calling for 'maximum' turnout”. Associated Press (bằng tiếng Anh). 26 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  65. ^ “پیش‌بینی عباس عبدی از میزان مشارکت در انتخابات ریاست جمهوری”. اعتمادآنلاین (bằng tiếng Ba Tư). 18 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  66. ^ “کف مشارکت در انتخابات”. روزنامه دنیای اقتصاد (bằng tiếng Ba Tư). 18 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  67. ^ “کانال سپاه برنده انتخابات را اعلام کرد +نتیجه نظرسنجی”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  68. ^ “Voting under way in Iran's snap presidential election”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). 28 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  69. ^ “Reformist hopes for breakthrough as Iran votes”. France 24 (bằng tiếng Anh). 28 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  70. ^ “Reformist Masoud Pezeshkian leads hard-liner Saeed Jalili in Iran presidential runoff election”. Associated Press (bằng tiếng Anh). 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  71. ^ “Iran heads to presidential run-off amid record low turnout”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). 29 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  72. ^ “Iran to hold runoff election between reformist Masoud Pezeshkian and hard-liner Saeed Jalili”. France 24 (bằng tiếng Anh). 29 tháng 6 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024.
  73. ^ “Centrist Masoud Pezeshkian will be Iran's next president”. Al Jazeera (bằng tiếng Anh). 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  74. ^ “پزشکیان: در بحث آراء که به درستی قرائت شد، اول باید از رهبری تشکر کنیم که اگر ایشان نبود، تصور نمی کنیم از این صندوق ها اسم من در می آمد”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  75. ^ “Reformist Pezeshkian beats hard-liner to win Iran presidential election, promising outreach to West”. Associated Press. 7 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
  76. ^ “Iran's supreme leader denies non-voters are 'against' ruling system”. Africanews. 4 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  77. ^ “جدال مخالفان و موافقان؛ خامنه‌ای: کسانی که در دور اول رای ندادند "مخالف نظام" نیستند”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  78. ^ “عطاءالله مهاجرانی: نهاد ریاست جمهوری تقریباً تعطیل شده و همه مدیران برای تبلیغ جلیلی رفته‌اند”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  79. ^ “واکنش مخبر به اقدامات اخیر محسن منصوری”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.
  80. ^ “کیهان: قهر با صندوق رای باعث نمی‌شود حاکمیت باج دهد”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2024.
  81. ^ “Hardliner faces reformist in Iran presidential run-off”. BBC. 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  82. ^ Ռ/Կ, «Ազատություն» (8 tháng 7 năm 2024). “Pashinian Congratulates 'Brotherly' Iran's New President”. «Ազատ Եվրոպա/Ազատություն» ռադիոկայան (bằng tiếng Armenia). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  83. ^ a b c d e f g h i j “World leaders congratulate Iran's Pezeshkian on presidential election win”. Al Jazeera. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  84. ^ “Xi congratulates Masoud Pezeshkian on election as Iranian president”. Xinhua. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  85. ^ “Cuban president congrats Pezeshkian on election win”. Mehr News Agency (bằng tiếng Anh). 7 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  86. ^ “Cuba felicita al mandatario electo de Irán, Masud Pezeshkian”. SWI swissinfo.ch (bằng tiếng Tây Ban Nha). 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  87. ^ “Georgian PM felicitates Pezeshkian on election win”. Mehr News Agency (bằng tiếng Anh). 9 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
  88. ^ “Hezbollah chief congratulates Pezeshkian on election victory”. Islamic Republic News Agency (bằng tiếng Anh). 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  89. ^ “Kurdish leaders congratulate Pezeshkian on election victory”. Rudaw Media Network. 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  90. ^ “Archived copy” (bằng tiếng Ả Rập). 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  91. ^ “PM congratulates Pezeshkian on winning Iran's presidential elections” (bằng tiếng Anh). New Straits Times. 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  92. ^ “The President sends a congratulatory message to the President-elect of Islamic Republic of Iran”. The President's Office. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  93. ^ “Putin Congratulates Iran's New President, Hopes for Closer Ties”. The Moscow Times (bằng tiếng Anh). 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  94. ^ “Saudi leaders congratulate Iran's new president”. Arab News (bằng tiếng Anh). 6 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2024.
  95. ^ Vučić, Aleksandar (6 tháng 7 năm 2024). “X account of Serbian President Aleksandar Vučić”. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2024.
  96. ^ “South Korea congratulates Pezeshkian victory in elections”. Mehr News Agency (bằng tiếng Anh). 6 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  97. ^ “US says not ready to resume nuclear talks with Iran under Pezeshkian”. Iran International. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]