Bước tới nội dung

Bành Sĩ Lộc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bành Sĩ Lộc
Sinh18 tháng 11, 1925 (99 tuổi)
Hải Phong, Sán Vĩ, Quảng Đông, Trung Quốc
Mất22 tháng 3 năm 2021(2021-03-22) (95 tuổi)
Bắc Kinh, Trung Quốc
Trường lớpViện Kỹ thuật Năng lượng Moscow, Đại học Công nghệ Bắc Kinh
Nổi tiếng vìThiết kế tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc
Sự nghiệp khoa học
NgànhThiết kế tàu ngầm hạt nhân, thiết kế nhà máy điện hạt nhân
Nơi công tácTập đoàn Công nghiệp Hạt nhân Trung Quốc
Tên tiếng Trung
Giản thể彭士禄
Phồn thể彭士祿

Bành Sĩ Lộc (tiếng Trung: 彭士禄; sinh ngày 18 tháng 11 năm 1925 - 22 tháng 3 năm 2021)[1] là một kỹ sư hạt nhân người Trung Quốc. Ông được biết đến như là "cha đẻ của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc",[2][3][4] ông là nhà thiết kế trưởng đầu tiên của dự án tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, chỉ đạo nhóm của ông chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc (Kiểu 091Kiểu 092).[1][2][3][4][5] Ông cũng là nhà thiết kế chính cho các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, và là một học giả của Viện Công trình Trung Quốc. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Cơ giới thứ sáu của Trung Quốc (Bộ Công nghiệp Đóng tàu) và Bộ Thủy điện.[1][2][3][6][7]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1933, Bành Sĩ Lộc bị bỏ tù năm 8 tuổi vì là con trai của Bành Bái. Bức ảnh được chính quyền Quốc dân Đảng chụp khi ông bị bắt.[8]

Bành Sĩ Lộc sinh ngày 18 tháng 11 năm 1925 tại huyện Hải Phong, tỉnh Quảng Đông, con trai của Bành Bái, một nhà cách mạng hàng đầu của Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1920.[9] Cha mẹ ông đã bị chính quyền Quốc dân Đảng giết chết khi ông chưa đầy 4 tuổi và ông bị bắt giam năm 8 tuổi vì là con trai của Bành Bái.[3][8] Sau đó, ông được bà cứu thoát và được Chu Ân Lai gửi đến Diên An.[10] Vào những năm 1940, ông được đào tạo tại Viện Khoa học Tự nhiên Diên An[4] (nay là Đại học Công nghệ Bắc Kinh).

Sau năm 1949, ông đến Liên Xô để hoàn thành các nghiên cứu tiên tiến về khoa học hạt nhân tại Viện Kỹ thuật Năng lượng Moscow. Khi trở về Trung Quốc, ông được bổ nhiệm vào một vị trí cao cấp tiến hành nghiên cứu về tàu ngầm hạt nhân.[9] Năm 1959, Liên Xô từ chối cung cấp hỗ trợ cho dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Trung Quốc và Mao Trạch Đông tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ chế tạo tàu ngầm hạt nhân của riêng mình "ngay cả khi phải mất 10.000 năm". Bành giám sát toàn bộ dự án tàu ngầm hạt nhân và bắt đầu phát triển một nhà máy điện hạt nhân.[4]

Năm 1968, ông đề xuất và lãnh đạo việc xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân nguyên mẫu trên đất liền ở tỉnh Tứ Xuyên cho tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc. Lò phản ứng này đã được hoàn thành vào tháng 4 năm 1970 và đã vượt qua một cuộc thử nghiệm vào tháng 7 sau khi ông báo cáo với Ủy ban Đặc biệt Trung ương do Thủ tướng Chu Ân Lai lãnh đạo.[9][10][11] Năm 1973, ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Viện Nghiên cứu và Thiết kế tàu Trung Quốc (Viện nghiên cứu 719 có trụ sở tại Vũ Hán, Viện tàu ngầm hạt nhân) và sau đó trở thành thứ trưởng của Bộ Công nghiệp Cơ giới thứ sáu.[2][4]

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc (SSN), Trường Chinh I (Kiểu 091), được đưa vào hoạt động năm 1974,[12] đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ năm sở hữu tàu ngầm hạt nhân sau Hoa Kỳ, Liên Xô, AnhPháp.[13] Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên (SSBN) (Kiểu 092) đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 1981.[14] Cả hai tàu ngầm kiểu 091 và 092 đều được trang bị các lò phản ứng hạt nhân và hệ thống động lực do ông và nhóm của ông tạo ra.[5] Năm 1979, ông được bổ nhiệm là Tổng thiết kế đầu tiên của dự án tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, trong khi Hoàng Húc Hoa, Hoàng Vĩ Lộc và Triệu Nhân Khải được bổ nhiệm làm Phó tổng thiết kế.[15]

Năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Thủy điện, và cũng được bổ nhiệm làm tổng kỹ sư trong Bộ Công nghiệp Hạt nhân.[4][10] Ông đã lãnh đạo nhóm của mình xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại Á và Tần Sơn[10].

Giải thưởng và danh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Bành Sĩ Lộc nhận được Giải thưởng Hội nghị Khoa học Quốc gia năm 1978, giải cao nhất của Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia năm 1985, Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ từ Quỹ Hà Lương Hà Lợi năm 1996 và Giải thưởng Thành tựu Khoa học Hàng đầu từ Quỹ Hà Lương Hà Lợi năm 2017. Năm 1988, ông nhận được danh hiệu "Đóng góp nổi bật cho Khoa học và Công nghệ Quốc phòng" từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng.[1][6][7]

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là Mã Thục Anh, bạn học của ông ở Liên Xô, và họ kết hôn vào năm 1958 khi trở về Trung Quốc. Họ có một con trai và một con gái.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Peng Shilu”. www.cae.cn. Chinese Academy of Engineering (CAE). Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ a b c d “Peng Shilu the father of China's nuclear submarine: the pioneer of China' nuclear power caurse (中国核潜艇之父彭士禄:中国核动力事业的拓荒牛)”. www.mod.gov.cn (bằng tiếng Trung). Beijing, China: Ministry of National Defense of the People's Republic of China 中华人民共和国国防部. ngày 18 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ a b c d “The Founding Father of China's Nuclear Submarines and Nuclear Plants: Peng Shilu”. Chinese Academy of Engineering (CAE). Chinese Academy of Engineering.
  4. ^ a b c d e f Sullivan, Lawrence R.; Liu, Nancy Y. (2015). Historical Dictionary of Science and Technology in Modern China. Rowman & Littlefield Publishers. tr. 322–3. ISBN 978-0-8108-7855-6.
  5. ^ a b Erickson, Andrew S & Goldstein, Lyle J (Winter 2007). “China's Future Nuclear Submarine Force — Insights from Chinese Writings” (PDF). Naval War College Review. Newport, Rhode Island, USA: Naval War College. 60 (1): 55-79. ISSN 0028-1484.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  6. ^ a b “Peng Shilu receives top scientific achievement award”. CNNC. ngày 25 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ a b CNNC (ngày 26 tháng 10 năm 2017). “Peng Shilu received top scientific achievement award from Ho Leung Ho Lee Foundation”. www.cnnc.com.cn (bằng tiếng Trung). Beijing, China: CNNC. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.
  8. ^ a b Li, Shuya (ngày 7 tháng 3 năm 2013). “Peng Shilu, the life propelled by nuclear propulsion (彭士禄:"核动力"驱动的人生)”. www.chinapictorial.com.cn (bằng tiếng Trung). Beijing. China: China Pictorial. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  9. ^ a b c Lewis, John Wilson; Xue, Litai (1996). China's Strategic Seapower: The Politics of Force Modernization in the Nuclear Age. Stanford University Press. tr. 31. ISBN 978-0-8047-2804-1.
  10. ^ a b c d Guo (郭), Xinying (新英). “The "father of China's nuclear submarines" Peng Shilu”. People's Daily (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ Ningjun Fu (1998). “Peng Shilu and China's Nuclear Submarine”. Yanhuang Chunqiu (1): 23–26. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2019.
  12. ^ The Federation of American Scientists & The Natural Resources Defense Council Chinese Nuclear Forces and U.S. Nuclear War Planning p. 86
  13. ^ Yu Xiaoquan and Huang Chao (ngày 22 tháng 7 năm 2017). “The first submarine: 'Build our own nuclear submarines, even if it would take 10,000 years!'. www.xinhuanet.com (bằng tiếng Trung). Beijing, China: XINHUANET.
  14. ^ “Type 092 Xia Class SSBN”. www.globalsecurity.org. Alexandria, VA 22314, USA: Globalsecurity.org.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  15. ^ “The achievements of CNNC during the year 2017”. www.china5e.com (bằng tiếng Trung). 中国能源网.
  16. ^ Yu (余), Xiaoie (晓洁). “Academcian Peng Shilu, The founding father of China's nuclear submarine and power plant”. Phoenix News (bằng tiếng Trung).