Arthur Lewis
Sir Arthur Lewis | |
---|---|
Sinh | William Arthur Lewis 23 tháng 1, 1915 Castries, Saint Lucia, Đế quốc Anh |
Mất | 15 tháng 6, 1991 Saint Michael, Barbados | (76 tuổi)
Quốc tịch | Saint Lucia, Vương quốc Anh |
Trường lớp | LSE |
Nổi tiếng vì | Kinh tế học phát triển Cơ cấu công nghiệp Lịch sử kinh tế thế giới |
Phối ngẫu | Glady Jacobs (m. 1947), hai con gái[1] |
Giải thưởng | Giải Nobel Kinh tế (1979) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Kinh tế học |
Nơi công tác | LSE (1938–1948) Đại học Manchester (1948–1958) Đại học West Indies (1959–1963) Đại học Princeton (1963–1991) |
Luận án | Hợp đồng kinh tế trung thành (1940) |
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | Ngài Arnold Plant |
Ngài William Arthur Lewis (23 tháng 1 năm 1915 – 15 tháng 6 năm 1991) là một nhà kinh tế học người Saint Lucia, ông được biết đến với các đóng góp trong lĩnh vực kinh tế học phát triển. Ông đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1979.
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Arthur Lewis sinh ngày 23 tháng 1 năm 1915 tại Saint Lucia khi nơi này vẫn còn là lãnh thổ của Anh quốc ở Caribe.
Năm 17 tuổi, ông giành được học bổng theo học Khoa Thương mại của Trường Kinh tế London. Năm 1937 ông tốt nghiệp đại học, và năm 1941 ông giành được học vị tiến sĩ.
Sau khi học xong, ông trở thành giảng viên của Đại học Manchester. Năm 1959, ông trở thành Phó Hiệu trưởng Đại học West Indies. Năm 1963, ông được phong tước Hiệp sĩ. Cùng năm đó, ông được mời làm giảng viên cho Đại học Princeton.
Năm 1970, ông trở thành giám đốc Ngân hàng Phát triển Caribe.
Năm 1979, ông nhận giải Nobel Kinh tế, trở thành người da đen đầu tiên nhận giải Nobel khong phải trong lĩnh vực Hòa bình.
Ngày 15 tháng 6 năm 1991, Arthur Lewis qua đời tại Barbados, thọ 76 tuổi.
Sự nghiệp khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời gian còn học ở Trường Kinh tế London, Lewis quan tâm nhiều hơn tới kinh tế học tổ chức, chú ý tới các vấn đề như độc quyền, định giá, cạnh tranh. Ông cũng quan tâm tới cả môn sử kinh tế, môn kinh tế thế giới và môn kinh tế học phát triển. Ông đã từng được Friedrich Hayek mời giảng chuyên đề về lịch sử kinh tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Thời gian giảng và nghiên cứu tại Đại học Manchester là thời gian Lewis đã có những đóng góp đột phát cho lý luận kinh tế học trong lĩnh vực kinh tế học phát triển. Năm 1954, ông công bố nghiên cứu nổi tiếng có tên Economic Development with Unlimited Supplies of Labour trên tạp chí The Manchester School số tháng 5. Những lý luận của ông trình bày trong nghiên cứu này được giới kinh tế học gọi là Mô hình Lewis. Ông còn là người đã mô hình hóa các điều kiện về trao đổi thương mại giữa quốc gia phát triển với quốc gia kém phát triển. Không chỉ nghiên cứu về các mô hình lý thuyết, ông còn là người tích cực đề xuất các chính sách kinh tế.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “LEWIS, W. Arthur” (PDF). Fraser – Federal Reserve Bank of St. Louis. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Biography Lưu trữ 2007-11-08 tại Wayback Machine
- Biography on the 'Sir Arthur Lewis Community College' website Lưu trữ 2008-10-01 tại Wayback Machine
- Breit, William and Barry T. Hirsch (Eds. 2004). Lives of the Laureates(4th ed.). Cambridge, Mass: The MIT Press. ISBN 0-262-52450-3.
- Lewis, William Arthur (2003). The Theory of Economic Growth. London: Taylor and Francis, 453 pages. ISBN 0-415-31301-5.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Arthur Lewis Papers at the Seeley G. Mudd Manuscript Library, Princeton University
- St. Lucian Nobel Laureates Lưu trữ 2018-08-30 tại Wayback Machine
- Nobel e-Museum: Arthur Lewis Lưu trữ 2001-10-30 tại Wayback Machine
- Sir Arthur Lewis Community College, Saint Lucia Lưu trữ 2008-10-01 tại Wayback Machine
- Sir Arthur Lewis – Prize Lecture
- IDEAS/RePEc
- The Lewisian Turning Point and Its Implications to Labor Protection Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine (The Institute of Population and Labor Economics, Chinese Academy of Social Sciences)
- W. Arthur Lewis (1915–1991). The Concise Encyclopedia of Economics. Library of Economics and Liberty (ấn bản thứ 2). Liberty Fund. 2008.