Bước tới nội dung

Anadara kagoshimensis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Anadara kagoshimensis
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Arcida
Họ: Arcidae
Chi: Anadara
Loài:
A. kagoshimensis
Danh pháp hai phần
Anadara kagoshimensis
Tokunaga, 1906
Các đồng nghĩa
List
  • Anadara sativa (F. R. Bernard, Cai & B. Morton, 1993)
  • Arca (Scapharca) peitaihoensis Grabau & S. G. King, 1928
  • Arca amygdalum Philippi, 1845 
  • Arca kagoshimensis Tokunaga, 1906 
  • Arca subcrenata Lischke, 1869 
  • Scapharca kagoshimensis (Tokunaga, 1906)
  • Scapharca sativa F. R. Bernard, Cai & B. Morton, 1993
  • Scapharca subcrenata (Lischke, 1869)
Sò lông Nhật Bản

Sò lông (danh pháp hai phần: Anadara kagoshimensis) là một loài động vật thân mềm thuộc họ sò (Arcidae), có hai mảnh vỏ hình bầu dục, ngả về phía trước.[1] Trong y học cổ truyền, sò lông được dùng với tên thuốc là mao kham với dược liệu là thịt sò và vỏ sò.[2] Chúng còn có tên gọi là sò lông biển.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là loại sò nhiệt đới, phân bố tại các vùng biển nhiệt đới gồm vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến châu Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam sò lông phân bố nhiều nơi như Kiên Giang,[3][4] Huế[5] Loài Anadara subcrenata phân bố theo địa phương ở Manila, Philippines, và Nagasaki, Mie, Vịnh Tokyo, Akita, Nhật Bản.[6]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sò lông có hình dạng khá giống với sò huyết nhưng lớn hơn sò huyết[7]. Hai mảnh vỏ không bằng nhau trong đó vỏ bên trái lớn hơn vỏ bên phải. Mặt ngoài vỏ, có từ 30-35 đường gờ, các đường gờ tỏa ra từ đỉnh xuống tới mép vỏ được cấu tạo bởi các vẩy xếp chồng lên nhau trông giống như ngói lợp. Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông). Bản lề hẹp và hướng về phía sau. Sò lớn khoảng 48 mm chiều dài, 38 mm chiều cao và 32 mm bề ngang.

Thịt sò lông (mao kham nhục) có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nói chung, sò lông chứa rất nhiều chất đạm, các thành phần chất dinh dưỡng giúp tăng cường sự dẻo dai và năng lượng.

Công dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo y học cổ truyền thì sò lông vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nên ăn nhiều sò lông nếu bị viêm loét dạ dày - tá tràng, tiêu hóa kém hay bị thiếu máu, đây cũng là món nên ăn thường xuyên.[8] Sò lông là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn ngon như dưa leo trộn sò lông,[9][10][11] mì Ý xào hải sản, sò lông xào bông cải,...

Nuôi trồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sò lông được nuôi trồng nhiều ở huyện Kiên Giang với diện tích lên đến 1.000ha, giá sò lông từ 2.000-2.500 đồng/kg. Trong quá trình nuôi trồng cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chính có thời gian thị trường sò lông ở Kiên Lương đã gần như đóng băng, giá sò quá thấp, giảm còn 500 đồng/kg khiến người nuôi bị thua lỗ[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ark shell (mollusk)”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Sò lông - Bổ huyết, tiêu tích”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b "Thở dài" vì... sò[liên kết hỏng]
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ Ốc nhảy dạt kín bờ biển Thừa Thiên - Huế
  6. ^ “Map of Anadara subcrenata”.
  7. ^ “Món ngon từ sò lông”. Thanh Niên Online. Truy cập 5 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “Sò lông chữa đau dạ dày”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ ba món lạ miệng dễ làm
  10. ^ “Sò lông biển”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Sò lông hay sò huyết đều tuyệt”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 10 năm 2015.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]