Bước tới nội dung

Yamaguchi Akane

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Akane Yamaguchi)
Yamaguchi Akane
山口茜
Yamaguchi Akane tại giải Indonesia Open Super Series Premier 2015
Thông tin cá nhân
Quốc giaNhật Bản
Sinh6 tháng 6, 1997 (27 tuổi)
Katsuyama, Fukui, Nhật Bản
Chiều cao1,56 m
Cân nặng55 kg (121 lb)
Thuận tayTay phải
Đơn nữ
Kỷ lục sự nghiệp277 thắng, 95 thua
Thứ hạng cao nhất1 (19 tháng 4 năm 2018)
Thứ hạng hiện tại4 (21 tháng 5 năm 2019)
Thành tích huy chương
Cầu lông đơn nữ
Đại diện cho  Nhật Bản
Giải thế giới


Huy chương đồng – vị trí thứ ba Nam Kinh 2018 Đơn nữ
Sudirman Cup
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Nam Ninh 2019 Đội hỗn hợp
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Đông Hoản 2015 Đội hỗn hợp
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Gold Coast 2017 Đội hỗn hợp
Uber Cup
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2018 Bangkok Đội nữ
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2014 New Delhi Đội nữ
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2016 Côn Sơn Đội nữ
Asiad
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2018 Jakarta-Palembang Đội nữ
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2014 Incheon Đội nữ
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2018 Jakarta-Palembang Đơn nữ
Giải châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2019 Vũ Hán Đơn nữ
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2017 Vũ Hán Đơn nữ
Giải đồng đội hỗn hợp châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2017 Thành phố Hồ Chí Minh Đội hỗn hợp
Giải đồng đội châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2018 Alor Setar Đơn nữ
Đại hội Thể thao Đông Á
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2013 Thiên Tân Đơn nữ
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2013 Thiên Tân Đội nữ
Thế vận hội Trẻ
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2014 Nam Kinh Đơn nữ
Giải vô địch trẻ thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2013 Bangkok Đơn nữ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2014 Alor Setar Đơn nữ
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2012 Chiba Đơn nữ
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2012 Chiba Đội hỗn hợp
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2014 Alor Setar Đội hỗn hợp
Đại hội Thể thao Trẻ châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2013 Nam Kinh Đôi hỗn hợp
Giải trẻ châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2012 Gimcheon Đội hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2014 Đài Bắc Đơn nữ
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2012 Gimcheon Đơn nữ
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2013 Kota Kinabalu Đội hỗn hợp
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2014 Đài Bắc Đội hỗn hợp
Thông tin trên BWF


Yamaguchi Akane (tiếng Nhật: 山口 茜; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1997) là một vận động viên cầu lông người Nhật Bản thi đấu ở nội dung đơn nữ.[1] Cô là một trong những thành viên của đội cầu lông Kumamoto Saishunkan.[2] Yamaguchi giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng cầu lông đơn nữ của BWF vào ngày 19 tháng 4 năm 2018, là vận động viên Nhật Bản đầu tiên giữ vị trí số một.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Yamaguchi lọt vào chung kết Giải vô địch cầu lông trẻ thế giới của BWF trong ba năm liên tiếp, giành huy chương bạc tại Giải vô địch cầu lông trẻ thế giới 2012 tại Chiba, Nhật Bản và hai lần giành huy chương vàng, một lần vào năm 2013 của BWF tại Bangkok, Thái Lan và năm 2014 tại Alor Setar, Malaysia.[4]

Ở độ tuổi 16 tuổi 3 tháng, Yamaguchi trở thành tay vợt trẻ nhất từng giành chức vô địch trong một giải đấu thuộc BWF Super Series, đánh bại đối thủ đồng hương của cô là Uchida Shizuka trong trận chung kết Japan Super Series 2013 ở Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một tay vợt nữ người Nhật Bản giành chức vô địch đơn nữ tại Japan Open. Cô cũng là người Nhật Bản đầu tiên vô địch tại Japan Open.[5]

Sau thất bại trước Okuhara Nozomi tại tứ kết Thế vận hội Mùa hè 2016,[6] Yamaguchi giành được danh hiệu Super Series thứ hai của mình tại Korea Open, đánh bại hạt giống số 5 Sung Ji-hyun.[7] Cô sau đó vô địch giải Đan Mạch mở rộng được tổ chức tại Odense, trở thành nữ tay vợt thứ ba không phải người Trung Quốc từng giành hai chức vô địch super series liên tiếp trong một mùa giải. Những người từng có thành tích này là Tai Tzu-ying, Ratchanok IntanonTine Baun.

Trên chặng đường đến chiến thắng ở Đan Mạch, cô đã giành chiến thắng trước nhà vô địch thế giới và huy chương vàng Olympic Carolina Marín trong một trận đấu diễn ra trong ba set, cũng như trong trận đấu với Okuhara Nozomi[6] người mà cô chưa bao giờ đánh bại trước Thế vận hội.

Vào ngày 19 tháng 4 năm 2018, cô là người Nhật Bản đầu tiên giữ vị trí số một ở nội dung đơn nữ trên bảng xếp hạng cầu lông thế giới.[8]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch cầu lông thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả
2018 Nhà thi đấu Thế vận hội Trẻ, Nam Kinh, Trung Quốc Ấn Độ P. V. Sindhu 16–21, 22–24 Đồng Đồng

Đại hội Thể thao châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả
2018 Istora Gelora Bung Karno, Jakarta, Indonesia Ấn Độ P. V. Sindhu 17–21, 21–15, 10–21 Đồng Đồng

Giải vô địch cầu lông châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả
2019 Nhà thi đấu Vũ Hán, Vũ Hán, Trung Quốc Trung Quốc He Bingjiao 21–19, 21–9 Vàng Vàng
2017 Wuhan Sports Center Gymnasium, Vũ Hán, Trung Quốc Đài Bắc Trung Hoa Tai Tzu-ying 21–18, 11–21, 18–21 Bạc Bạc

Đại hội Thể thao Đông Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả
2013 Nhà thi đấu Tân Hải, Thiên Tân, Trung Quốc Trung Quốc Wang Shixian 21–19, 19–21, 16–21 Đồng Đồng

Thế vận hội Trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả
2014 Viện Thể thao Nam Kinh, Nam Kinh, Trung Quốc Trung Quốc He Bingjiao 24–22, 21–23, 17–21 Bạc Bạc

Giải vô địch trẻ thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả
2014 Sân vận động Sultan Abdul Halim, Alor Setar, Malaysia Trung Quốc He Bingjiao 14–21, 21–18, 21–13 Vàng Đồng
2013 Nhà thi đấu Huamark, Bangkok, Thái Lan Nhật Bản Ohori Aya 21–11, 21–13 Vàng Vàng
2012 Chiba Port Arena, Chiba, Nhật Bản Nhật Bản Okuhara Nozomi 12–21, 9–21 Bạc Bạc

Đại hội Thể thao Trẻ châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Đôi nam nữ
Năm Địa điểm Đồng đội Đối thủ Tỷ số Kết quả
2013 Viện Thể thao Nam Kinh,
Nam Kinh, Trung Quốc
Nhật Bản Koga Minoru Thái Lan Dechapol Puavaranukroh
Thái Lan Puttita Supajirakul
21–19, 19–21, 21–17 Vàng Vàng

Giải vô địch trẻ châu Á

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Địa điểm Đối thủ Tỷ số Kết quả
2014 Nhà thi đấu Đài Bắc, Đài Bắc, Đài Bắc Trung Hoa Trung Quốc Chen Yufei 21–11, 16–21, 21–13 Vàng Vàng
2012 Nhà thi đấu Gimcheon, Gimcheon, Hàn Quốc Nhật Bản Okuhara Nozomi 19–21, 9–21 Đồng Đồng

BWF World Tour

[sửa | sửa mã nguồn]

BWF World Tour, được tổ chức vào ngày 19 tháng 3 năm 2017 và được áp dụng vào năm 2018,[9] là chuỗi những giải cầu lông uy tín được Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) tổ chức. Các giải đấu của BWF được chia thành sáu cấp độ, cụ thể là World Tour Finals, Super 1000, Super 750, Super 500, Super 300 (một phần của HSBC World Tour), và BWF Tour Super 100.[10]

Đơn nữ
Năm Giải đấu Cấp độ Đối thủ Tỷ số Kết quả
2019 Malaysia Open Super 750 Đài Bắc Trung Hoa Tai Tzu-ying 16–21, 19–21 2 Á quân
2019 German Open Super 300 Thái Lan Ratchanok Intanon 16–21, 21–14, 25–23 1 Vô địch
2018 French Open Super 750 Đài Bắc Trung Hoa Tai Tzu-ying 22–20, 17–21, 21–13 1 Vô địch
2018 All England Open Super 1000 Đài Bắc Trung Hoa Tai Tzu-ying 20–22, 13–21 2 Á quân
2018 German Open Super 300 Trung Quốc Chen Yufei 21–19, 6–21, 21–12 1 Vô địch

BWF Super Series

[sửa | sửa mã nguồn]

BWF Super Series, được khởi động vào ngày 14 tháng 12 năm 2006 và được áp dụng vào năm 2007, là chuỗi những giải cầu lông uy tín, được Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) tổ chức. BWF Super Series có hai cấp độ: Super Series và Super Series Premier. Một mùa giải Super Series có mười hai giải đấu trên khắp thế giới, được tổ chức từ năm 2011, trong đó những vận động viên thành công nhất tham gia Super Series Finals được tổ chức vào cuối năm.

Đơn nữ
Năm Giải đấu Đối thủ Tỷ số Kết quả
2017 Dubai World Superseries Finals Ấn Độ P. V. Sindhu 15–21, 21–12, 21–19 1 Vô địch
2017 China Open Trung Quốc Gao Fangjie 21–13, 21–15 1 Vô địch
2017 French Open Đài Bắc Trung Hoa Tai Tzu-ying 4–21, 16–21 2 Á quân
2017 Denmark Open Thái Lan Ratchanok Intanon 16–21, 21–14, 25–23[11] 2 Á quân
2017 Australian Open Nhật Bản Okuhara Nozomi 12–21, 23–21, 17–21 2 Á quân
2016 Denmark Open Đài Bắc Trung Hoa Tai Tzu-ying 19–21, 21–14, 21–12 1 Vô địch
2016 Korea Open Hàn Quốc Sung Ji-hyun 20–22, 21–15, 21–18 1 Vô địch
2015 Japan Open Nhật Bản Okuhara Nozomi 18–21, 12–21 2 Á quân
2014 China Open Ấn Độ Saina Nehwal 12–21, 20–22[12] 2 Á quân
2013 Japan Open Nhật Bản Uchida Shizuka 21–15, 21–19 1 Vô địch
     Giải đấu BWF Superseries Finals
     Giải đấu BWF Superseries Premier
     Giải đấu BWF Superseries

BWF Grand Prix

[sửa | sửa mã nguồn]

BWF Grand Prix có hai cấp độ, Grand Prix và Grand Prix Gold. Đó là những giải đấu cầu lông được Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) tổ chức từ năm 2007.

Đơn nữ
Năm Giải đấu Đối thủ Tỷ số Kết quả
2017 German Open Tây Ban Nha Carolina Marín Bỏ cuộc 1 Vô địch
2015 Bitburger Open Thái Lan Busanan Ongbumrungpan 16–21, 21–14, 21–13 1 Vô địch
2013 New Zealand Open Trung Quốc Deng Xuan 17–21, 21–18, 20–22 2 Á quân
     Giải đấu BWF Grand Prix Gold
     Giải đấu BWF Grand Prix

BWF International Challenge/Series

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn nữ
Năm Giải đấu Đối thủ Tỷ số Kết quả
2013 Osaka International Nhật Bản Imabeppu Kaori 20–22, 16–21 2 Á quân
     Giải đấu BWF International Challenge
     Giải đấu BWF International Series

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Players: Akane Yamaguchi”. bwfbadminton.com. Badminton World Federation. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ “山口 茜”. www.saishunkan-badminton.jp (bằng tiếng Nhật). くまもと再春館製薬所バドミントンチーム. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ “Akane Yamaguchi Becomes First Japanese Player to Achieve World Singles No. 1!”. Yonex. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ “Worlds were not enough for national champion Yamaguchi”. www.badzine.net. Badzine.net. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ “Akane Yamaguchi signals generational shift in women's singles”. www.sportskeeda.com. Sportskeeda. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ a b “Then & now: Akane Yamaguchi”. olympic.org (bằng tiếng Anh). 10 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  7. ^ “Akane Yamaguchi Wins Second Superseries Title at Korea Open”. yonex.com. Yonex. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ “Akane Yamaguchi Becomes First Japanese Player to Achieve World Singles No. 1!”. yonex.com. Yonex. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ “BWF Launches New Events Structure”. Badminton World Federation. ngày 29 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  10. ^ “Action-Packed Season Ahead!”. Liên đoàn cầu lông thế giới. ngày 15 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ JagranJosh (2 tháng 11 năm 2017). Current Affairs November 2017 (bằng tiếng Anh). JagranJosh. tr. 171. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  12. ^ Manish Verma. Current Affairs Manual 2016 (bằng tiếng Anh). Diamond Pocket Books. tr. 315. ISBN 9789350830161. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]