Bước tới nội dung

Aeëtes

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aeëtes
Vua của Colchis
Vua Aeëtes trong tranh của Bartolomeo di Giovanni
Vua của Colchis
Tiền nhiệmKhông có (Aeëtes là người thành lập vương quốc)
Kế nhiệmPerses
Thông tin chung
VợIdyia
Hậu duệMedea, Absyrtus, Chalciope
Người thừa kếAbsyrtus
ChaHelios
MẹPerseis

Trong thần thoại Hy Lạp, Aeëtes (/ˈtz/ ee-EE-teez; tiếng Hy Lạp cổ: Αἰήτης, chuyển tự Aiḗtēs, grc) hoặc Aeeta là người cai trị vương quốc cùng tên Aea, một vương quốc kì diệu xuất hiện từ thế kỉ thứ V trước Công nguyên được xác định là vương quốc Colchis ở phía đông của Biển Đen.[1] Tên của ông bắt nguồn từ một từ Hy Lạp cổ là αἰετός (aietós, nghĩa là "đại bàng").[2]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Aeëtes là con trai của thần Mặt Trời Helios với Oceanid Perseis, anh trai của Circe, PersesPasiphaë. Ông còn là cha của Medea, ChalciopeAbsyrtus. Vợ của ông được cho là những người sau đây: (1) Idyia, con gái út của Oceanus,[3] (2) Asterodeia, một Oceanid từ Caucasus,[4] (3) Nereid Neaera,[5][6] (4) Clytia,[7] (5) Ipsia[8] hoặc Eurylyte.[5][9]

Theo các nguồn khác, ông là anh trai của vua Perses cai trị xứ Tauris (chồng của cháu gái ông là Hecate) và là cha của Medea, Chalciope và Absyrtus. Tuy nhiên, những dị bản khác lại coi Aeëtes là người có nguồn gốc từ thành Corinth và là con trai của Oceanid Ephyra,[10] hoặc là Antiope.[11] Asterope cũng có thể là mẹ của Aeëtes.[12] (Đối với bảng thông tin về gia đình Aeëtes, xem bên dưới).

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập nên xứ Colchis

[sửa | sửa mã nguồn]

Pausanias nói rằng theo nhà thơ Eumelos thì Aeëtes là con trai của Helios (từ Bắc Peloponnesus) và là anh của Aloeus. Helios phân chia vùng đất mình cai trị, ông giao cho Aloeus phần ở Asopia (xem Asopus) và Aeëtes phần ở Ephyra. Sau đó, Aeëtes trao lại vương quốc cho Bounos (con trai của Hermes và Alkidameia) và tới Colchis, một vương quốc ở tây Caucasus. Khi Bounos qua đời, Epopeus, con trai của Aoleus trở thành vua của Ephyra. Aeëtes xây dựng thuộc địa mới ở Colchis gần cửa sông Phasis và gọi đó là Aea.

Phrixus (con trai của AthamasNephele) và người em gái sinh đôi Helle của anh bị người mẹ kế Ino ghen ghét. Ino ấp ủ một âm mưu thâm độc, cô đem rang khô toàn bộ hạt giống trong thị trấn khiến chúng không thể nảy mầm. Những người nông dân địa phương sợ hãi trước nạn đói, họ đến hỏi nhà tiên tri để được giúp đỡ. Ino hối lộ cho người đàn ông đưa nhà tiên tri tới để lừa dối họ và nói cho những người khác biết nhà tiên tri yêu cầu rằng: phải đem Phrixus và Helle đi hiến tế để diệt trừ nạn đói. Nhưng trước khi Phrixus bị giết, anh và người em gái Helle được một con cừu đực lông vàng do Nephele, mẹ ruột của họ gửi tới để cứu họ. Con cừu chở hai anh em họ bay đi. Trên đường bay, Helle bị ngã khỏi lưng cừu rồi rơi xuống eo biển Hellespont (nơi được đặt theo tên cô sau này) rồi chết đuối, nhưng Phrixus vẫn sống sót tới được Colchis. Đến nơi, Aeëtes tiếp đón và đối xử với Phrixus một cách nhân từ. Ông còn gả con gái Chalciope cho Phrixus. Để tạ ơn, Phrixus trao cho nhà vua bộ lông của con cừu, và Aeëtes treo nó lên một cái cây trong vương quốc ông. Aeëtes còn hiến dâng bộ lông cừu vàng cho thần Ares.[13] Phrixus sau đó sống trong triều đình của Aeëtes trong khoảng thời gian dài. Nhưng đến một ngày, Aeëtes nghe được lời của nhà tiên tri rằng ông sẽ chết dưới tay hậu duệ của Aeolus, và vì vậy ông đã giết Phryxus.[14] Mặt khác, các con trai của Phrixus đã trở về Orchomenus.

Một thời gian sau, Jason tới để xin đem về bộ lông cừu vàng. Aeëtes hứa sẽ trao nó cho anh với điều kiện anh phải hoàn thành được những nhiệm vụ ông giao cho. Đầu tiên, Jason phải thắng ách được đôi bò đực thở ra lửa và đem theo chúng đi cày đồng. Sau đó, Jason chôn xuống đất những chiếc răng của một con rồng mà nhà vua xứ Colchis nhận được từ nữ thần Athena, một nửa trong số chúng đã được Cadmus chôn trước đó ở thành Thebes.[15] Những chiếc răng này khi chôn xuống đất hóa thành một đội chiến binh. Trước khi đội chiến binh kịp tấn công Jason, anh đã nhanh trí lấy một tảng đá ném trả lại vào đám đông bọn họ. Không thể quyết định được điều gì khi tảng đá bay tới, những chiến binh đã giết chết lẫn nhau. Jason chạy trốn đi ngay sau đó. Medea cũng bỏ trốn cùng anh. Aeëtes đuổi theo họ trên tàu của ông, nhưng Medea đã đánh lạc hướng cha mình bằng cách giết chết và phân xác em trai mình là Absyrtus, rồi cô ném những mảnh xác chết lên mạn tàu. Aeëtes dừng lại gom những mảnh xác của con trai, thế là Jason và Medea trốn thoát thành công.

Tính chất lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyền thoại về Aeetes có lẽ đã gợi lại ký ức về một nhân vật lịch sử. Tên của ông xuất hiện trong các câu chuyện lịch sử của các tác giả cổ đại, các tác giả này đã công nhận di sản lâu bền của Aeëtes ở Colchis. Vào thế kỉ thứ II, khi đang đi tham quan khu vực này, Arrian đã thuật lại việc mình nhìn thấy các địa điểm và tàn tích từ thời vua Aeetes. Tác giả Zosimus sống vào thế kỉ thứ V đề cập rằng có "một cung điện của Aeetes" ở ngay cửa sông Phasis. Những nhà cai trị địa phương tuyên bố họ là hậu duệ của Aeëtes, chẳng hạn như một vị vua của người Phasian trong tác phẩm Anabasis của Xenophon hay Saulaces, một vị vua giàu có của xứ Colchis trong tác phẩm Naturalis Historia ("Lịch sử tự nhiên") của Pliny Lớn. Strabo coi Aeetes là một nhân vật lịch sử, ông viết rằng đây là "một cái tên địa phương trong số những người Colchian".[16] Tên của Aeëtes được đặt theo một nhân vật lịch sử người Colchian, ông là nhà quý tộc ở Lazica sống vào thế kỉ thứ VI trong khoảng thời gian xảy ra chiến tranh Lazic và được biết đến từ ghi chép Agathias. Nếu như việc Aeëtes là tổ tiên của những nhà cai trị người Colchian không phải là điều hư cấu do các tác giả cổ đại "thêu dệt" nên thì có thể những nhà cai trị người Colchian thực sự là hậu duệ của Aeetes.[17]

Bảng thông tin về gia đình Aeëtes

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng thông tin về gia đình Aeetes
Mối quan hệ Tên Nguồn
Epim. Hom. Hesiod Naup. Soph. Pindar Apollon Dio. Cic. Diop. Ovid Str. Val. Apol. Hyginus Ael. Paus. Orph.
Odys. Theo. Frag. Scyth. Sch. Oly. Arg. Sch. Met. Fab. Sch. Arg.
Parentage Helios và Ephyra
Helios và Perseis
Helios và Antiope
Helios và Asterope
Helios
Anh chị em Circe
Pasiphae
Perses
Aloeus
Phối ngẫu Idyia
Asterodia
Neaera
Hecate
Clytia
Eurylyte
Vô danh
Con cái Medea
Chalciope hoặc
Iophossa
Absyrtus / Apsyrtus hoặc
Aegialeus
Circe

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pindar Pythian Odes 4.11, 4.212; Simonides PMG545 (Schol. Eur. Med. 19).
  2. ^ Yarnall, Judith (1 tháng 1 năm 1994). Transformations of Circe: The History of an Enchantress. Nhà xuất bản Đại học Illinois. tr. 28. ISBN 0252063562. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ Hesiod, Theogony 960; Apollonius Rhodius, 3.243–244; Apollodorus, 1.9.23; Hyginus, Fabulae 25; Cicero, De Natura Deorum 3.19
  4. ^ Apollonius của Rhodes, Argonautica 3.241
  5. ^ a b Scholia ad Apollonius Rhodius, 3.242
  6. ^ Chú thích của Preston về tác phẩm Apollonius của Rhodes, "Asterodea" 3.330: Trong trang 168 chú thích rằng "Sophocles coi họ là con của Neera, một trong những Nereid" & "Bây giờ ở trong tay của ông ta". Trong trang 269 chú thích rằng: "Trong tác phẩm Scythians, Sophocles nói rằng Absyrtus không phải là em ruột của Medea: họ không phải là hậu duệ của cùng một người; mà chàng có mẹ ruột là một Nereid.—Eiduia, con gái của Ocean. "
  7. ^ Hyginus, Fabulae Preface
  8. ^ Scholia ad Hyginus, Fabulae 23
  9. ^ Chú thích của Preston về tác phẩm của Apollonius của Rhodes, "Asterodea" 3.330 (p. 168) chú thích tên vợ của Aeetes: "Tác giả của Naupactica gọi bà là Eurylyte".
  10. ^ Epimenides trong scholia của Apollonius Rhodius, 3.242
  11. ^ Scholia ad Pindar, Olympian Ode 13.52; Diophantus in scholia ad Apollonius Rhodius, 3.242; Tzetzes ad Lycophron, 174
  12. ^ Argonautica Orphica 1216
  13. ^ Roman, L., & Roman, M. (2010). Encyclopedia of Greek and Roman mythology., tr. 12, tại Google Books
  14. ^ “Hyginus, Fabulae 1-49 - Theoi Classical Texts Library”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ Apollodorus, 1.9.23
  16. ^ Braund, David (1994). Georgia in Antiquity: A History of Colchis and Transcaucasian Iberia, 550 BC–AD 562. Nhà xuất bản Clarendon. tr. 11, 30, 90–91. ISBN 0198144733.
  17. ^ Lordkipanidze, Otar (1968). “Colchis in Antiquity”. Archaeologia. 19: 35–41.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu
Chức vụ thành lập Vua của Colchis Kế nhiệm
Perses