Bước tới nội dung

ABU Robocon 2007

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robocon Hà Nội 2007
Biểu trưng của Robocon Hà Nội 2007
Biểu trưng của Robocon Hà Nội 2007
Thời gian26 tháng 8 năm 2007
Địa điểmCung thể thao Quần Ngựa
Thành phốHà Nội
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Chủ đềKhám phá Hạ Long
Kết quả
Giải nhấtTrung Quốc Trung Quốc Inspire Robot Team
Giải nhìIndonesia Indonesia G-RUSH
Giải baHàn Quốc Hàn Quốc Stardom
Malaysia Malaysia UTM
Giải ý tưởngViệt Nam Việt Nam 1 BKDC
Giải thiết kếThái Lan Thái Lan Ma Praw Onn
2006 ABU Robocon 2008

Robocon Hà Nội 2007 là cuộc thi lần thứ sáu của cuộc thi sáng tạo robot châu Á - Thái Bình Dương ABU Robocon được tổ chức hàng năm bởi Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU). Vòng chung kết được tổ chức tại Cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội, Việt Nam vào ngày 26 tháng 8 năm 2007. Cuộc thi lần nay mang chủ đề Khám phá vịnh Hạ Long. Trung Quốc là đội vô địch sau khi giành chiến thắng tuyệt đối trước Indonesia trong trận chung kết.

Chủ đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng bởi vẻ đẹp hùng vĩ của biển trời, hang động, gồm có nhiều đảo lớn nhỏ tạo thành những hình thù kỳ lạ. Vẻ đẹp đó đã khiến Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, và là niềm tự hào của người Việt Nam.

Nội dung cuộc thi xuất phát từ sự tích hình thành vịnh Hạ Long. Đó là thuở người Việt mới lập nước, bị nạn ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt. Đàn Rồng đã phun ra vô số châu ngọc hóa thành các hòn đảo lớn nhỏ để ngăn chặn thuyền giặc. Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ xuống là Hạ Long, Rồng Con xuống là Bái Tử Long.

Trong luật thi Robocon 2007, các robot (tượng trưng cho các con rồng) sẽ mang các khối hình trụ (tượng trưng cho ngọc) để tạo ra các hòn đảo lớn nhỏ tượng trưng cho Hạ Long và Bái Tử Long. Đội nào hoàn tất việc xây các hòn đảo trước sẽ trở thành đội chiến thắng.

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân thi đấu Robocon 2007.

Mỗi đội có 4 thành viên, và chỉ có 3 thành viên được vào sân thi đấu. Các thành viên này phải thuộc cùng một trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. Mỗi đội sẽ có 1 robot điều khiển bằng tay và tối đa 3 robot điều khiển tự động.

Sân thi đấu có dạng hình vuông, bên trong có một hình thập giác đều. Đó là vùng robot tự động chỉ dành cho robot tự động, phần còn lại là vùng robot điều khiển bằng tay cho phép robot bằng tay và các thành viên điều khiển nó.

Các viên ngọc làm bằng xốp cứng có hai màu xanh lá cây và đỏ dành cho hai đội. Việc đặt các viên ngọc vào các cột có sẵn (hòn đảo) được gọi là chiếm hòn đảo đó. Đội nào đặt ngọc của mình trên cùng được coi là sở hữu hòn đảo. Mỗi hòn đảo khác nhau sẽ có số điểm khác nhau, lần lượt là 1, 2 và 3 điểm tính từ vòng ngoài vào đến vòng trong.

Mục tiêu cao nhất của trò chơi là chiếm được cụm 3 đảo trung tâm của mình và giành chiến thắng tuyệt đối, gọi là "Victory Island". Nếu sau 3 phút không có đội nào giành được Victory Island thì đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội giành chiến thắng.

Các quy định cụ thể hơn về kích thước sân, khởi động lại (retry) robot tự động, hay các hình phạt dành cho đội vi phạm được nói rõ trong Luật thi đấu Robocon 2007 Lưu trữ 2007-07-06 tại Wayback Machine.

Các đội tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Quốc gia Tên đội Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1 Bangladesh Bangladesh Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh Đài truyền hình Bangladesh
2 Brunei Brunei Darussalam Cao đẳng Kỹ thuật Jefri Bolkiah Đài phát thanh truyền hình Brunei
3 Trung Quốc Trung Quốc Đại học Giao thông Tây An Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
4 Ai Cập Ai Cập Đại học mùng 6 tháng 10 Hiệp hội truyền hình phát thanh Ai Cập
5 Fiji Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
6 Hồng Kông Hồng Kông Đại học Hồng Kông Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông
7 Ấn Độ Ấn Độ Học viện Công nghệ Delhi Ấn Độ Doordarshan
8 Indonesia Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
9 Nhật Bản Nhật Bản Học viện Công nghệ Kanazawa Tập đoàn truyền hình Nhật Bản (NHK)
10 Hàn Quốc Hàn Quốc Đại học Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
11 Ma Cao Ma Cao Đại học Ma Cao Teledifusao de Macau, S.A.
12 Malaysia Malaysia Đại học Công nghệ Malaysia Đài phát thanh truyền hình Malaysia
13 Mông Cổ Mông Cổ Đại học Quốc gia Mông Cổ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
14 Nepal Nepal Đại học IOE Tribhuvan Đài truyền hình Nepal
15 Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út Đại học Đức vua Abdulaziz Đài phát thanh truyền hình Ả Rập Xê Út
16 Sri Lanka Sri Lanka Đại học Peradeniya Công ty TNHH Mạng truyền hình Độc lập
17 Thái Lan Thái Lan Ma Praw Onn Cao đẳng Kỹ thuật Cha Cheong Sao Công ty TNHH Công cộng MCOT
18 Việt Nam Việt Nam 1 BKDC Đại học Bách khoa Đà Nẵng Đài truyền hình Việt Nam
19 Việt Nam Việt Nam 2 DT 02 Đại học Công nghiệp Hà Nội Đài truyền hình Việt Nam

Kết quả chia bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào ngày 25 tháng 8 năm 2007 với kết quả như sau:[1]

Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
Bangladesh Bangladesh Việt Nam Việt Nam 2 Nhật Bản Nhật Bản Trung Quốc Trung Quốc Việt Nam Việt Nam 1 Nepal Nepal Hàn Quốc Hàn Quốc
Indonesia Indonesia Ma Cao Ma Cao Sri Lanka Sri Lanka Mông Cổ Mông Cổ Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út Ấn Độ Ấn Độ Fiji Fiji
Thái Lan Thái Lan Brunei Brunei Hồng Kông Hồng Kông Malaysia Malaysia Ai Cập Ai Cập

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Victory Island
Indonesia Indonesia 2 2 0 41 0
Bangladesh Bangladesh 2 0 2 4 0
v
v
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Victory Island
Thái Lan Thái Lan 2 2 0 22 0
Việt Nam Việt Nam 2[2] 2 1 1 44 1
Ma Cao Ma Cao 2 0 2 9 0
v
v
v
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Victory Island
Nhật Bản Nhật Bản 2 2 0 33 0
Brunei Brunei 2 1 1 6 0
Sri Lanka Sri Lanka 2 0 2 5 0
v
v
v
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Victory Island
Trung Quốc Trung Quốc 2 2 0 19 0
Mông Cổ Mông Cổ 2 1 1 42 1
Hồng Kông Hồng Kông 2 0 2 7 0
v
v
v
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Victory Island
Việt Nam Việt Nam 1 2 2 0 42 0
Malaysia Malaysia[2] 2 1 1 39 1
Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út 2 0 2 1 0
v
v
v
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Victory Island
Ai Cập Ai Cập 2 2 0 21 0
Nepal Nepal 2 1 1 8 0
Ấn Độ Ấn Độ 2 0 2 11 0
v
v
v
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm Victory Island
Hàn Quốc Hàn Quốc 2 2 0 50 1
Fiji Fiji 2 0 2 4 0
v
v

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
 Thái Lan Thái Lan  5
 Indonesia Indonesia  17  
 Indonesia Indonesia  12
     Malaysia Malaysia  10  
 Nhật Bản Nhật Bản  7
  Malaysia Malaysia  12  
 Indonesia Indonesia   9
   
   Trung Quốc Trung Quốc  Victory Island
 Việt Nam Việt Nam 1  6
 Trung Quốc Trung Quốc  13  
 Trung Quốc Trung Quốc  23
     Hàn Quốc Hàn Quốc  1  
 Hàn Quốc Hàn Quốc  Victory Island
 Ai Cập Ai Cập   0  
 

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch Robocon Hà Nội 2007

Inspire Robot Team
Đại học Giao thông Tây An - Trung Quốc
Lần đầu tiên
  • Giải nhì: Indonesia
  • Giải ba: Hàn Quốc và Malaysia

Các giải phụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trung Quốc vô địch ABU Robocon 2007”. Tuổi Trẻ Online. 26 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ a b Cuối giờ chiều ngày 26 tháng 8, Ban tổ chức quyết định Thái Lan được vào vòng tứ kết do có thời gian giành Victory Island nhanh hơn Việt Nam 2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]