Điện Biên, thành phố Thanh Hóa
Điện Biên
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Điện Biên | |||
![]() Nhà hát Lam Sơn | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thanh Hóa | ||
Thành phố | Thanh Hóa | ||
Trụ sở UBND | 06 đường Phan Chu Trinh | ||
Thành lập | 3 tháng 7 năm 1981[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 19°48′44″B 105°46′22″Đ / 19,81222°B 105,77278°Đ | |||
| |||
Diện tích | 0,68 km²[2] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 15.641 người[2] | ||
Mật độ | 23.001 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh,... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 14767[3] | ||
Mã bưu chính | 40120 | ||
Website | dienbien | ||
Điện Biên là một phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Điện Biên nằm ở trung tâm thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các phường Trường Thi và Lam Sơn
- Phía tây giáp phường Tân Sơn
- Phía nam giáp phường Lam Sơn
- Phía bắc giáp các phường Đông Thọ và Trường Thi.
Phường Điện Biên có diện tích 0,68 km².[2]
Dân cư
[sửa | sửa mã nguồn]Tính đến ngày 31/12/2022, phường Điện Biên có quy mô dân số là 15.641 người (bao gồm dân số thường trú là 10.296 người, dân số tạm trú quy đổi là 5.345 người),[2] mật độ dân số đạt 23.001 người/km².
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phường Điện Biên có dân số là 6.554 người.[4] Mật độ dân số đạt 9.638 người/km².
Dân số năm 2009 là 7.391 người,[5] mật độ dân số đạt 10.869 người/km².
Dân số năm 1999 là 9.719 người,[6] mật độ dân số đạt 14.293 người/km².
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Từ xa xưa, vùng đất này thuộc địa phận làng Thọ Hạc, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn.
Năm 1954, tiểu khu Điện Biên thuộc thị xã Thanh Hóa được thành lập.
Ngày 3 tháng 7 năm 1981, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 511 TC/UBTH về việc thống nhất tên gọi các phường trong nội thị thuộc thị xã.[1] Theo đó, tiểu khu Điện Biên chuyển thành phường Điện Biên như hiện nay.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Điện Biên được chia thành 8 tổ dân phố: Đông Lân, Hàng Đồng, Hậu Thành, Lê Hoàn, Ngô Quyền, Nguyễn Du, Tô Vĩnh Diện, Triệu Quốc Đạt.[7]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (3 tháng 7 năm 1981). “Quyết định số 511 TC/UBTH về việc thống nhất tên gọi các phường trong nội thị thuộc thị xã”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
- ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. portal.thongke.gov.vn. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.