Đông Ninh, thành phố Thanh Hóa
Đông Ninh
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Đông Ninh | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thanh Hóa | ||
Thành phố | Thanh Hóa | ||
Trụ sở UBND | Thôn Thế Giới | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 19°48′45″B 105°40′10″Đ / 19,8125°B 105,66944°Đ | |||
| |||
Diện tích | 5,57 km²[1] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 7.185 người[1] | ||
Mật độ | 1.290 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh,... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 16384[2] | ||
Mã bưu chính | 40811 | ||
Website | dongninh | ||
Đông Ninh là một xã thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Đông Ninh nằm ở phía tây thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các xã Đông Minh, Đông Hòa
- Phía tây giáp huyện Triệu Sơn
- Phía nam giáp xã Đông Hòa và huyện Triệu Sơn
- Phía bắc giáp các xã Đông Khê, Đông Hoàng.
Năm | Số dân | ±% năm |
---|---|---|
1999 | 6.810 | — |
2009 | 5.581 | −1.97% |
2019 | 5.480 | −0.18% |
2022 | 7.185 | +9.45% |
Nguồn: 1999,[3] 2009,[4] 2019,[5] 2022.[1] |
Xã Đông Ninh có diện tích tự nhiên 5,57 km², quy mô dân số năm 2022 là 7.185 người,[1] mật độ dân số đạt 1.290 người/km². Dân cư sinh sống tại Đông Ninh chủ yếu là người Kinh.[5]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước năm 1945, xã Đông Ninh thuộc tổng Thạch Khê, phủ Đông Sơn, gồm các làng: Hữu Bộc, Vạn Lộc, Trường Xuân (Quan Đức), Hạc Thành, Thanh Huy, Cẩm Tú.[6] Sau Cách mạng tháng Tám, xã Đông Ninh được hình thành từ hai xã Duy Tân, Điện Bàn.[7]
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, nhập 16 xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Ninh thuộc huyện Đông Thiệu.[8] Đến ngày 30 tháng 8 năm 1982, xã trở lại thuộc huyện Đông Sơn do huyện Đông Thiệu đổi tên thành.[9]
Năm 2018, xã Đông Ninh có 12 thôn, gồm các thôn đánh số từ 1 đến 10 và hai thôn Phù Bình, Phù Chẩn. Ngày 11 tháng 7 cùng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.[10] Theo đó:
- Nhập thôn 1 và thôn 2 thành thôn Thế Giới
- Nhập thôn 3 và thôn 4 thành thôn Hòa Bình
- Nhập thôn 5 và thôn 6 thành thôn Trường Xuân
- Nhập thôn 7 và thôn 8 thành thôn Vạn Lộc
- Nhập thôn 9 và thôn 10 thành thôn Thành Huy.
Sau sắp xếp, xã Đông Ninh có 7 thôn.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[11] Theo đó, sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, xã Đông Ninh thuộc thành phố Thanh Hóa.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Đông Ninh được chia thành 7 thôn: Hòa Bình, Phù Bình, Phù Chẩn, Thành Huy, Thế Giới, Trường Xuân, Vạn Lộc.[12]
Di tích
[sửa | sửa mã nguồn]Đền thờ Lê Ngọc
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Ngọc, còn gọi là Lê Cốc, là Thái thú quận Cửu Chân thời Nhà Tùy. Sau khi Nhà Đường thay thế Nhà Tùy, Lê Ngọc không phục nên đã phát động khởi nghĩa, đóng quân tại vùng đất Trường Xuân tại quận lỵ Đông Phố nhằm chống lại Nhà Đường. Nhân dân nơi đây đã lập đền thờ phụng ông cùng vợ, con.[13] Đền đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh năm 2010.[14]
Ngoài ra, tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia thuộc hàng cổ nhất Việt Nam có tên Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn (còn gọi là bia Trường Xuân), được dựng năm 618. Tấm bia hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.[13]
Các di tích khác
[sửa | sửa mã nguồn]- Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích: Nguyễn Chích là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn. Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH-QĐ ngày 2 tháng 12 năm 1992 của Bộ Văn hoá – Thông tin.[15]
- Đền thờ Lê Lan – Lê Lệnh, là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn.
- Từ đường họ Lê thờ Lê Hy Liêu, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Sửu (1661) đời Vua Lê Thần Tông.[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn.
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
- ^ a b Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
- ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), tr. 48.
- ^ “Lịch sử hình thành và phát triển”. Trang thông tin điện tử xã Đông Ninh. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2025.
- ^ Hội đồng Chính phủ (5 tháng 7 năm 1977). “Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Thư Viện Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định số 149/HĐBT về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
- ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (7 tháng 11 năm 2018). “Nghị quyết số 106/NQ-HĐND về đổi tên; chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
- ^ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (24 tháng 10 năm 2024). “Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025”. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
- ^ a b Khánh Lộc (26 tháng 11 năm 2022). “Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân”. Chuyên trang Văn hóa đời sống của Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2025.
- ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (30 tháng 9 năm 2010). “Quyết định số 3475/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh”. Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2025.
- ^ “Danh sách di tích cấp quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hoá”. Website binhthuan.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2010.
Nguồn sách
[sửa | sửa mã nguồn]- Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001). Tên làng xã Thanh Hóa – Tập 2. Nhà xuất bản Thanh Hóa. OCLC 166255579.