Bước tới nội dung

Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thánh Giáo hoàng
Gioan Phaolô II
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1984
Tựu nhiệm16 tháng 10 năm 1978
Bãi nhiệm2 tháng 4 năm 2005
26 năm, 168 ngày
Tiền nhiệmGiáo hoàng Gioan Phaolô I
Kế nhiệmGiáo hoàng Biển Đức XVI
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhKarol Józef Wojtyła
Sinh(1920-05-18)18 tháng 5 năm 1920
Wadowice, Kraków, Ba Lan
Mất2 tháng 4 năm 2005(2005-04-02) (84 tuổi)
Điện Tông tòa, Thành Vatican
Chữ ký
Huy hiệu
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Gioan Phaolô

Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị; tiếng Latinh: Ioannes Paulus II; tên khai sinh: Karol Józef Wojtyła, phát âm tiếng Ba Lan: [ˈkarɔl ˈjuzɛv vɔjˈtɨwa]  ; 18 tháng 5 năm 19202 tháng 4 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Cho đến khi qua đời, giáo triều của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử giáo hội Công Giáo, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX. Cho đến hiện tại, ông là vị Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520.[1] Ông được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.[2] và cả những năm đầu thế kỷ 21.

Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến công du hơn 129 quốc gia,[3] ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ, ngoài tiếng Ba Lan còn nói được tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và có thể nói được một chút tiếng tiếng Việt.

Trong khi tại vị, ông đã lên tiếng phản đối chiến tranh, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài, chủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, cách thức chết êm dịu và ủng hộ hòa bình. Ông cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu[1][2][3][4][5][6][7][8].

Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; tổng cộng hơn 100 lần về những hành động sai trái của Giáo hội Công giáo[9][10][11][12] trong đó có sự kiện xưng thú 7 tội của Giáo hội trước đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 12 tháng 3 năm 2000[13]. Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương[1]Do Thái giáo,[1][8][14]; Anh giáo.[1][15]; là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo, Cao ĐàiHồi giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáoSyria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem[16]. Gioan Phaolô II cũng đã lên tiếng thừa nhận vai trò của thuyết Tiến hóa[17], thuyết Nhật tâm[18], nguồn gốc thế giới theo quan điểm khoa học ngày nay[19], phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường vật chất trên các tầng mây và một địa ngục vật chất nơi con người bị thiêu đốt như trong Thánh kinh miêu tả[20]

Gioan Phaolô II đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI phong là Đấng đáng kính ngày 19 tháng 12 năm 2009[21] và phong chân phước ngày 1 tháng 5 năm 2011.[22] Ngài được Giáo hoàng Phanxicô tôn phong hiển thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014, chỉ 9 năm sau khi Ngài tạ thế. Vì Ngài là người sáng lập ra Đại hội Giới trẻ Thế giới nên Ngài được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho nhiều kỳ đại hội này kể từ năm 2008.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh cưới của vợ chồng nhà ông Karol Wojtyła
Ngôi nhà Wojtyła ở Wadowice
Hành lang bên trong của ngôi nhà

Karol Józef Wojtyła sinh vào ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, cách Kraków 50 km. Là con út trong một gia đình có ba người con, cô chị chết từ khi còn nhỏ. Cha ông là Karol Wojtyła một cựu sĩ quan trong quân đội Habsburg và mẹ là Emilia Wojtyła. Bà là con của một viên chức chính phủ và chính bà là người đã truyền lại lòng đạo đức sâu sắc cho ông[23].Theo lời kể của Giáo hoàng thì chính mẹ ông "là người đã tạo ra món quà tôn giáo kỳ diệu cho gia đình Wojtyła". Ngay từ đầu, bà đã muốn Karol trở thành một tu sĩ. Bà thường nói với những người hàng xóm: "Lolek (một cách gọi Karol) của tôi sẽ trở thành một người vĩ đại"[24]

Trong trường tiểu học dành cho trẻ em trai ở Wadowice, ông tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Trong phiếu báo điểm đầu tiên, cậu được các điểm "rất tốt" về tôn giáo, hành vẽ, vẽ, hát, trò chơi, thể dục và "tốt" trong tất cả các môn còn lại. Ông rất thích thể thao và từng là thủ môn cho đội tuyển nhà trường. Ông được rước lễ lần đầu lúc 9 tuổi, được lãnh bí tích thêm sức lúc 17 tuổi. Mẹ ông qua đời ngày 13 tháng 4 năm 1929, lúc ông mới 9 tuổi. Giấy chứng tử của bà ghi bà bị nhồi máu cơ timsuy thận.[25].

Ở tuổi 11, Karol vào học trường trung học dành cho nam sinh của Wadowice. Cũng trong năm đó, ông trở thành một chú bé phụ lễ và có mối quan hệ gần gũi với linh mục Kazimiers Figlewicz. Ngày 5 tháng 12 năm 1932 anh ông là Edmund qua đời khi đang chăm sóc những người bị bệnh dịch. Sau này, trong một giây phút giãi bày tâm sự hiếm hoi, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kể lại với tác giả người Pháp André Frossard rằng: "cái chết của anh tôi có thể đã tác động tới tôi sâu sắc hơn so với cái chết của mẹ, do những hoàn cảnh riêng biệt, tất nhiên là đau thương và do tôi đã lớn hơn"[26].

Trong thời gian này ông cũng đã đến với sân khấu. Nhiều trong số các vở kịch được diễn trên sân khấu của trường trung học là do Karol Wojtyła đạo diễn. Những vở kịch này thường đề cập tới những chủ đề yêu nước[27]. Karol cũng thích khiêu vũ, ông có thể khiêu vũ thoải mái với các điệu pôlône, maduka, van, tănggô. Vào cuối những năm trung học, ông đã quen biết với Mieczysław Kotlarczyk - một nhà trí thức, người đã sáng lập Nhà hát Đại học nghiệp dư ở Wadowice. Ngày 6 tháng 5 năm 1938, Tổng giám mục địa phận Kraków Adam Sapieha đã đến Wadowice để chủ tọa buổi lễ xác nhận trước khi tốt nghiệp. Ấn tượng trước cậu học sinh Karol, Tổng giám mục Sapieha đã hỏi cậu sẽ vào trường dòng chứ? Nhưng Karol đã trả lời rằng: "Con sẽ nghiên cứu văn học Ba Lan và triết học".[28]

Sau khi học xong trung học tại Wadowice, cha ông đưa ông đến Kraków vào tháng 8 năm 1938 khi ông 18 tuổi. Ở đó ông ghi danh vào Đại học Kraków giống như ông anh Edmund. Karol Wojtyła nhanh chóng thích ứng với một chương trình học rất nặng tại đại học bao gồm các môn: từ vựng và ngữ âm Ba Lan, văn học trung cổ Ba Lan, kịch Ba Lan thế kỷ 18 và thi ca đương đại. Ông đã trở thành một sinh viên triết lý và văn chương rất xuất sắc, đồng thời theo học thêm ngành kịch nghệ. Wojtyła nhanh chóng kết bạn với một loạt các thi sĩ và kịch gia. Ông thường lui tới ngôi nhà của gia đình Szkoci - một nhà âm nhạc cừ khôi.[29]

Ông được huấn luyện quân sự ở huyện Hermanice năm 1935. Vào tháng 7 năm 1939, các sinh viên Ba Lan và Ukraine phải vào trung tâm huấn luyện quân sự ở làng Ożomla, gần thành phố Sądowa Wisznia[30]. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan mở màn cho Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hai cha con Wojtyła quyết định rời khỏi Kraków. Hai người cuốc bộ tới vùng núi Tarnobrzeg, cách Kraków về phía đông 120 dặm thì nhận được tin Nga chuẩn bị xâm nhập phía đông Ba Lan. Hai cha con quyết định quay trở lại Kraków [31].

Vào mùa Đông năm 1939, Jan Tyranowski đã mời ông tham gia Hiệp hội Mân Côi Sống - một tổ chức hoạt động tôn giáo rất bí mật. Wojtyła gặp Tyranowski mỗi tuần một lần. Dưới sự chỉ đạo của Tyranowski, ông lao vào những thực hành huyền bí [32]. Wojtyła đã học cách điều chỉnh cuộc sống hàng ngày một cách chính xác cho công việc cũng như cho các hoạt động tôn giáo của mình. Chính cách làm việc này đã ảnh hưởng rất nhiều tới ông sau này. Trong thời gian này, ông cũng viết cùng một lúc ba vở kịch: David, Job và Jeremiah bảy tỏ những suy nghĩ, tính huyền bí của sự hi sinh và khát khao một sự giải phóng dân tộc mới [33].

Bất kỳ ai không có một việc làm thường xuyên được nhà chức trách Đức xác nhận đều có nguy cơ bị đưa sang Đức. Chính vì lý do đó, tháng 10 năm 1940 ông đã làm việc lao động chân tay trong một nhà máy hóa học ở Solvay ở ngoại ô Kraków. Đây là những kinh nghiệm cho những quan điểm và thái độ với phong trào công nhân và nhân dân lao động sau này. Ông chỉ phải lao động nặng trong vài tháng còn sau đó đã chuyển sang lao động nhẹ hơn, thậm chí có thể kiếm được một chân văn phòng. Thế nhưng ông đã từ chối để đảm bảo an toàn và không gây chú ý.[34]

Ngày 18 tháng 2 năm 1941, cha ông Wojtyła đã qua đời sau một trận ốm nặng. Sau khi những nghi thức cuối cùng dành cho người qua đời đã được cử hành, ông đã thức suốt đêm để canh thi hài cho cha và suy nghĩ về tương lai và nghề nghiệp của mình. Ông đã nói với tác giả André Frossard: "ở tuổi 20, tôi đã mất tất cả những người mà tôi yêu quý, và thậm chí cả những người mà có thể tôi đã yêu quý". Đầu năm 1941, theo lời giới thiệu của vị giáo sư tiếng Pháp cũ của ông, các quản đốc ở Solvay trao cho ông công việc kế toán ở mỏ đá và theo dõi số chất nổ được dùng để phá đá.

Lúc nhỏ tuổi ông có tiếp xúc nhiều lần với nhóm người Do Thái tại Kraków. Trong thời Đức quốc xã chiếm Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều bạn bè Do thái của ông đã bị giết hay bị trục xuất. Tuy nhiên thái độ của Wojtyła với những hành động này là "cầu nguyện". Ông nói rằng: "Hãy nhớ rằng, chúng ta có bổn phận cầu chúa ban cho họ đủ sức mạnh chịu đựng tất cả những thứ này".[35] Ông không bao giờ tham gia vào bất kỳ một sự kháng cự nào chống lại Đức Quốc Xã hay vào những hoạt động nhằm giải cứu người Do Thái.[36]

Trong những lúc rảnh rỗi, ông đã dành thời gian say mê điện ảnh. Cùng với những người bạn trong đó có Mieczysław Kotlarczyk, ông đã sáng lập nên tổ chức "Kịch nghệ Rhapsodic", tiền thân của Đoàn kịch nghệ quốc gia Ba Lan. Nhưng họ phải hoạt động cách bí mật vì nếu bị lính Đức phát hiện, họ sẽ có thể bị giết hay trục xuất. Mặc dù vậy trong khoảng thời gian từ 1941 - 1945, nhà hát đã trình diễn được 22 buổi và Wojtyła đã tỏ ra cho người ta thấy rằng ông một diễn viên xuất sắc[37].

Năm 1941, sau khi cha ông qua đời, Karol đã dấn sâu hơn vào việc tái hiện sự huyền bí và triết học. Tại nhà Kydrynskis–một người bạn, nơi ông đã dọn đến và ở trong sáu tháng, người ta thường thấy ông nằm xoài ra sàn nhà cầu nguyện, tay dang ngang như hình thánh giá.[38].

Vào mùa thu năm 1942, sau một cuộc thảo luận dài với cha giải tội Figlewicz, Wojtyła đến nhà riêng của Tổng giám mục Sapieha và trình bày ước nguyện trở thành tu sĩ với vị Giám mục. Trước đó, ông đã tới tu viện khổ hạnh dòng Carmeline ở Czerna với hy vọng được vào đây nhưng tu viện này đã bị quốc xã đóng cửa[39]. Mặc dù những người bạn đã cố gắng thuyết phục ông đừng rời bỏ sự nghiệp sân khấu, nhưng ông vẫn quyết định theo con đường mình đã chọn.

Ông bắt đầu lén lút học những môn của Chủng viện Kraków, do Hồng y Adam Stefan Sapieha, lúc đó là Tổng giám mục Kraków, điều khiển[40]. Mỗi người được trao cho một vị giáo sư. Các lớp học được tổ chức ở nhà tu, nhà thờ và ở nhà riêng. Những chủng sinh này được yêu cầu không để những người quen biết về việc học tập của họ và bản thân những người này vẫn duy trì một nếp sống bên ngoài như bình thường. Trong thời gian này, ông đã đọc cuốn: Luận về sự hiến dâng hoàn toàn cho Đức mẹ đồng trinh của Thánh Luy Maria Grignion de Montfort, Lý thuyết tự nhiên của Kazimierz Wars. Ngày 6 tháng 8 năm 1944, "Ngày Chủ Nhật đen" hơn 8000 người đàn ông và các cậu bé đã bị quân đội phát xít bắt giam, rất may mắn Wojtyła đã không nằm trong số đó. Sau sự kiện này, ông vào ẩn trú trong Tòa Tổng giám mục và không tiếp tục làm việc tại Solvay nữa. Ngày 13 tháng 11, ông chịu lễ xuống tóc - một nghi lễ từ thời trung cổ để biểu tượng hóa sự khuất phục trước Chúa.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Karol Wojtyła trở về phân khoa Thần học của Đại học Jagiellonia vừa được mở cửa lại. Tại đây, ông đã được bầu làm phó chủ tịch hội sinh viên. Trong thời gian này, ông đã tập trung vào việc hoàn tất các chương trình nghiên cứu của năm 3 và năm 4. Từ tháng 4 năm 1945 cho tới tháng 8 năm 1946, ông cũng làm việc ở cương vị phụ giáo.

Karol Wojtyła cũng đệ đơn xin gia nhập tu viện Czera của dòng Cát Minh sau khi tu viện được mở của trở lại. Tuy nhiên, Tổng giám mục Sapieha đã kiên quyết từ chối việc cho phép Wojtyła gia nhập dòng tu. Sau này, ông còn cố thử gia nhập dòng này một lần nữa vào năm 1948 nhưng vẫn bị Tổng giám mục từ chối[41].

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại học của các linh mục Dòng Đa Minh (Angelicum) ở Roma.
Linh mục Karol Wojtyła với các sinh viên Florian

Karol Wojtyła được thụ phong linh mục vào dịp Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11 năm 1946 sớm hơn sáu tháng so với các chủng sinh đồng khóa. Ngày hôm sau, tại nhà lớn Wawel, Karol đã cử hành thánh lễ đầu tiên. Sau đó không lâu, hồng y Sapieha gửi linh mục Karol Wojtyła đi du học Roma, tại Đại học của các linh mục Dòng Đa Minh Angelicum. Dưới sự hướng dẫn của linh mục dòng Đa Minh nổi tiếng là Garrigou - Lagrange, Karol hoàn thành luận án tiến sĩ thần học về đề tài Đức tin trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh giá vào năm 1948. Trong các kỳ nghỉ hè trong thời gian du học tại Roma, Karol thi hành mục vụ nơi các người Ba Lan di dân sống bên Pháp, Hà LanBỉ[40].

Linh mục Karol Wojtyła tại Niegowić, Ba Lan, 1948

Sau khi hoàn tất học trình tiến sĩ trong thời gian du học ở Roma, tháng 7 năm 1948, Karol Wojtyła được hồng y Sapieha bổ nhiệm làm inh mục phụ tá Giáo xứ Niegowić, một giáo xứ hẻo lánh thuộc vùng quê Galicja, cách Kraków 30 dặm.[42] Mỗi buổi sáng, Wojtyła thức giấc lúc 5 giờ, dâng Thánh Lễ, ăn điểm tâm sáng rồi dùng xe ngựa di chuyển một vòng qua các khu trong giáo xứ, dạy giáo lý cho các thiếu nhi và cử hành Thánh Lễ tại một khu xóm. Sau đó, ông trở về nhà xứ ăn trưa, tiếp khách hoặc đi thăm viếng giáo dân. Những buổi chiều hoặc những cuối tuần rảnh rỗi ông còn tự mình phụ giúp giáo dân địa phương những công việc lao động trong nhà.[42]

Cũng trong thời gian làm phó xứ Niegowić , linh mục Wojtyła đã cống hiến nhiều thì giờ cho giới trẻ tại đây. Ông hướng dẫn họ trình diễn trên sân khấu, giúp họ học thêm để bồi bổ kiến thức, tổ chức những buổi cắm trại trong rừng hoặc những chuyến du ngoạn trong các khu lân cận thuộc Tổng giáo phận Kraków, thành lập các đội bóng chuyền và bóng đá cho thanh thiếu niên trong vùng[42].

Tháng 3 năm 1949, Hồng y Sapieha thuyên chuyển ông về làm việc tại một trường của Đại học Kraków thuộc giáo xứ Thánh Florian. Ông tiếp tục trau dồi triết và thần học tại Đại học Công giáo Lublin. Tại đây, ông có cơ hội tìm hiểu thêm về giới trẻ, đồng thời khai triển những phương pháp mục vụ trong khi tiếp xúc với đời sống văn hóa cùng các thức giả tại Tổng giáo phận Kraków. Cũng tại nơi đây, Linh mục Wojtyła còn có dịp tiếp tục triển khai những kiến thức về văn chương và triết học của mình.

Ông thường đưa những sinh viên đi cắm trại và du ngoại ngoài trời để hòa mình vào thiên nhiên[42]. Chính nhờ những sinh hoạt với giới sinh viên trong thời gian ở giáo xứ Thánh Florian mà sau này khi được cử làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Kraków, cha Wojtyła đã hoàn tất những tác phẩm nói lên mối liên hệ phái tính theo tinh thần Kitô giáo mà tiêu biểu là hai vở kịch Przed sklepem jubilera (n.đ.'Trước tiệm nữ trang') và Miłość i odpowiedzialność (n.đ.'Tình yêu và Trách nhiệm').

Năm 1953, ông trình bày một luận án với đề tài "Thẩm định khả thể xây dựng nền luân lý Công giáo trên hệ thống luân lý của Max Scheler" tại Đại học Công giáo Lublin. Sau đó, ông trở thành giáo sư thần học luân lý và luân lý xã hội tại Đại chủng viện Kraków và tại phân khoa thần học của Đại học Công giáo Lublin[40].

Tháng 10 năm 1954, phân khoa Thần học tại Đại học Jagiellonian, nơi ông đang giảng dạy môn luân lý Kitô giáo, bị đóng cửa. Lúc ấy Linh mục Karol Wojtyła thường cùng một nhóm giáo sư bí mật gặp gỡ để trao đổi quan điểm về mối liên hệ giữa nhà nước và Giáo hội[42].

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]
Karol Wojtyła, 1958

Vào ngày 4 tháng 7 năm 1958 ông được Giáo hoàng Piô XII bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Kraków. Nửa giờ sau cuộc gặp với Hồng y Wyszyński và nhận sự đề cử làm Giám mục phụ tá, vị linh mục trẻ tìm tới tu viện của các nữ tu áo xám Ursuline bên bờ sông Wisła. Ông đã cầu nguyện liên tục suốt trong 8 tiếng đồng hồ trước khi rời tu viện Ursuline.[43]

Ngày 28 tháng 9 năm 1958, ông được phong chức Giám mục phụ tá tại Nhà thờ Chính tòa Wawel, Tổng giáo phận Kraków, 11 ngày trước khi Giáo hoàng Piô XII qua đời. Một tháng sau, Giáo hoàng Gioan XXIII lên kế vị, mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội Công giáo qua quyết định triệu tập Công đồng Vaticanô II. Vị tân Giám mục 38 tuổi nhận được giấy mời tham dự công đồng.[42]

Tại đây, ông đã có sự đóng góp tích cực và hữu hiệu vào chương trình của công đồng với bảy diễn từ đọc trước các nghị phụ tham dự Công đồng và với 13 tuyên ngôn, Giám mục Wojtyła đã gây được một ấn tượng sâu sắc đối với hầu hết các thành phần tham dự Công đồng. Đặc biệt là của Giáo hoàng Gioan XXIII, và nhất là Giáo hoàng Phaolô VI sau đó[42].

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1963, Giáo hoàng Phaolô VI đề bạt Giám mục phụ tá Wojtyła làm Tổng giám mục Kraków. Trong cương vị tổng giám mục, ông tham dự Công đồng Vaticanô II, góp công soạn thảo các tài liệu Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae) và Hiến chế Mục Vụ Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes, Vui mừng và Hy vọng), hai văn bản có tính cách lịch sử và quan trọng nhất của Công đồng này.

Tháng 5 năm 1964, Tổng giám mục Wojtyła đã đệ trình đoàn chủ tịch Công đồng một văn bản được soạn thảo nhân danh các Giám mục Ba Lan, trong đó tuyên bố rằng: mối quan hệ của Giáo hội với thế giới hiện đại phải được dựa trên khái niệm coi Giáo hội là một xã hội hoàn thiện do Chúa sáng lập và ở bên trên lịch sử. Ngày 30 tháng 11 năm 1964, ông đã có cuộc nói chuyện riêng đầu tiên với Giáo hoàng Phaolô VI, người đã theo dõi chặt chẽ các phát biểu của vị Tổng giám mục mới này.

Trong thời gian này, nhà cầm quyền Ba Lan đã cho rằng Tổng giám mục Wojtyła là một người dễ có những thỏa hiệp với nhà nước hơn so với Hồng y Wyszyński. Chính quyền đã gợi ý để Wyszyński lựa chọn Wojtyła vào ghế tổng Giám mục chứ không phải là một người khác. Niềm tin về Wojtyła của họ có thể thấy trong một báo cáo mật năm 1967 của cảnh sát Ba Lan: "Có thể yên tâm nói rằng ông ta (Wojtyła) là một trong số ít những trí thức trong đoàn Giám mục Ba Lan. Không giống như Wyszyński, ông ta đã khéo léo dung hòa lòng mộ đạo truyền thống của dân chúng với Công giáo trí thức, mà cả hai đều được ông ta đánh giá cao ... Cho đến nay, ông ta chưa tham gia vào các hoạt động chính trị chống nhà nước một cách công khai. Có vẻ như là các vấn đề chính trị không phù hợp với ông ta; ông ta bị trí thức hóa quá mức". [44]

Trong năm 1967, Giáo hoàng Phaolô VI tấn phong ông làm hồng y. Cũng đồng thời ông được bổ nhiệm vào bốn thánh bộ của Vatican: bộ giáo sĩ, thánh bộ Giáo dục công giáo, thánh bộ nghi lễ, bộ các giáo hội Đông Phương và làm cố vấn cho hội đồng về thế tục.

Vào mùa Giáng sinh năm 1970, khi tình hình Ba Lan căng thẳng, giá thực phẩm leo thang, trong bài thuyết giảng nhân lễ Giáng sinh tại Kraków năm ấy, ông nói: "Khi người dân bị thương tích và khổ đau, Giáo hội phải lên tiếng bênh đỡ không vì bất cứ khuynh hướng chính trị nào mà chỉ vì tình yêu và tình liên đới của người con Thiên Chúa"[42].

Thời gian này ông cũng làm việc với nhóm tín hữu trí thức dấn thân có tên là Odrodzenie (Tái Sinh), tổ chức Công giáo đấu tranh duy nhất đặt dưới sự bảo trợ của Hồng y Wyszyński. Ông cũng có những cuộc gặp gỡ giới trí thức để cùng nhau trao đổi quan điểm. Tại tư dinh, ông không chỉ gặp gỡ các chủ biên của tờ Tygodnik Powszechny mà còn tiếp xúc với các sử gia, các nhà toán học, các khoa học gia, triết gia, các văn gia, nhạc sĩ, kể cả các nghệ sĩ trình diễn. Ông bàn hỏi họ về những vấn đề của Ba Lan, của nhân loại và cả những vấn đề thuộc thế giới bên kia—thế giới siêu hình"[42].

Vào năm 1972, Hồng y Wojtyła cũng bắt đầu làm quen với Anna-Teresa Tymieniecka, một phụ nữ người Ba Lan đang làm việc tại Đại học Havard.[45] Bà đã giúp ông trở nên nổi bật, giới thiệu ông với cộng đồng triết học châu Âu và với các học giả Mỹ. Bà đã giúp ông vạch kế hoạch cho chuyến thăm kéo dài đầu tiên của mình tới Mỹ, và thu xếp để ông có bài giảng đầu tiên tại Đại học Harvard [46]. Sau khi lên làm giáo hoàng, ông đã có một trục trặc với bà Tymieniecka về vấn đề bản quyền với cuốn Osoba i Czyn. Bà đã đánh giá sự im lặng của Giáo hoàng trước công luận trong cuộc tranh chấp này là một "sự phản bội" cá nhân, mặc dù bà và Giáo hoàng sau đó đã hòa giải[47].

Trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1975, Tổng Giám mục Wojtyła đã vào phòng đọc của Giáo hoàng để nói chuyện riêng 11 lần. Vào năm 1976, Giáo hoàng Phaolô Vl đã mời Wojtyła cử hành Thánh lễ mùa Chay tại Vatican cho các thành viên của Tòa thánh và gia đình Giáo hoàng. Cũng trong năm này, tờ The New York Times đã đưa tên ông vào danh sách 10 người được nhắc tới nhiều nhất như là các ứng cử viên để kế tục Giáo hoàng Phaolô VI[48].

Vào tháng 8 năm 1978, sau khi Giáo hoàng Phaolô Vl mất, ông đã tham gia Hồng y đoàn và bỏ phiếu cho Hồng y Albino Luciani, Thượng phụ Venezia làm Giáo hoàng Gioan Phaolô I. Khi được chọn làm giáo hoàng, Hồng y Luciani mới được 65 tuổi, trẻ hơn so với nhiều giáo hoàng khác. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ 33 sau khi kế nhiệm Giáo hoàng Phaolô Vl, Giáo hoàng Gioan Phaolô I qua đời. Tháng 10 Hồng y Wojtyła lại trở về Tòa Thánh để bầu tân giáo hoàng.

Trở thành Giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Công bố tân giáo hoàng Gioan Phaolô II tại ban công Tòa thánh
Huy hiệu của giáo hoàng Gioan Phaolô II có chữ M, tức chữ "Maria", cho thấy được tầm quan trọng của Mẹ Maria trong đời sống thiêng liêng của ông.

Lúc 16 giờ 30 phút, thứ Bảy ngày 14 tháng 10 năm 1978, sau khi cử hành Lễ kính Chúa Thánh Thần tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ban sáng, 111 vị Hồng y từ khắp thế giới bước vào Mật Viện để bầu Giáo hoàng mới. Hôm sau các Hồng y bắt đầu bỏ phiếu: ban sáng hai lần, ban chiều hai lần. Bốn lần bỏ phiếu ngày 15 tháng 10 năm 1978, không có kết quả nào cụ thể. Các Hồng y người Ý chiếm đa số, nhưng các ông không đồng ý với nhau về một "ứng cử viên duy nhất", lúc đó là Hồng y Giuseppe Siri, Tổng Giám mục Genova, người đã được báo chí nói đến từ lâu và được coi như "ứng cử viên" chắc chắn hơn cả. Vị khác là Hồng y Giovanni Benelli, Tổng Giám mục Firenze, đã nhiều năm phục vụ tại Phủ Quốc vụ khanh, có nhiều kinh nghiệm trong ngành ngoại giao và công việc của Giáo triều Roma[49].

Sáng thứ Hai ngày 16 tháng 10 năm 1978, với hai lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa chọn được vị Giáo hoàng mới. Tên của Tổng giám mục Kraków đã nhận được nhiều phiếu hơn cả vào lúc 17 giờ 30 phút, trong cuộc bỏ phiếu lần thứ sáu, vào chiều ngày 16 tháng 10 năm 1978. Sau khi kiểm xong các lá phiếu, vị Hồng y nhiếp chính (trong thời kỳ trống ngôi) lại gần vị được chọn, chào kính, rồi đặt câu hỏi theo lễ nghi: "Ngài có chấp nhận việc lựa chọn Ngài hay không?". Trong cầu nguyện và yên lặng suy tư, Hồng y Wojtyła chưa trả lời ngay. Mọi người chờ đợi và thấy ông cảm động, nước mắt chảy trên gò má. Sau cùng, với giọng rõ ràng và nghiêm nghị, ông trả lời: "Vì Chúa Kitô của tôi, vì Đức Trinh Nữ, Mẹ của tôi, vì Tông Hiến của Đức Phaolô VI mời gọi, tôi xin chấp nhận."

Lúc 6 giờ 18 phút, Hồng y Eugène Tisserant tuyên bố: "Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hồng y đoàn đã tín nhiệm Hồng y Karol Wojtyła, Tổng Giám mục Kraków, Ba Lan, vào ngôi vị giáo hoàng của thế giới Công giáo". Ông đã được bầu để kế vị Gioan Phaolô I, trở thành Giáo hoàng từ ngoài nước Ý đầu tiên trong gần 500 năm và là vị giáo hoàng gốc người Slav đầu tiên trong lịch sử Công giáo.

Vị tân giáo hoàng giơ tay chào dân chúng. Trước khi ban phép lành Urbi et Orbi, ông mở đầu bằng lời chào tiếng Ý: "Sia lodato Gesù Cristo" (n.đ.'Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô': lời chào mà các tín hữu Công giáo người Italia rất ưa chuộng). Ông nói tiếp:

Như những vị giáo hoàng tiền nhiệm, Gioan Phaolô II đã đơn giản hóa chức vụ này và làm nó bớt huy hoàng. Ông không tự xưng là "chúng tôi" như các giáo hoàng trước; thay vào đó ông dùng "tôi". Ông chọn làm một lễ tấn phong đơn giản chứ không rườm rà, và ông chưa đội mũ giáo hoàng trong khi đảm nhiệm. Ông làm thế để nhấn mạnh tên chức vụ hầu hạ của mình là tôi tớ của những người tôi tớ của Chúa (tiếng Latinh: Servus Servorum Dei).

Sáng ngày 17 tháng 10, ông đã trình bày chiến lược của ông: trung thành với công đồng và các hội đoàn. Gioan Phaolô II đã kiên quyết khẳng định việc phải tuân thủ lời răn dạy của giáo hoàng, tôn trọng các luật lệ về nghi lễ cũng như về kỷ luật. Sau cùng, ông nhấn mạnh đến nhu cầu tiến hành cuộc đối thoại trên phạm vi toàn thế giời và cam kết của Giáo hội với hòa bình và công lý trên thế giới[50].

Nhiệm kỳ giáo hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tranh vẽ Giáo hoàng

Cai quản Giáo hội Công giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo hoàng Gioan Phao-lô II trong Quảng trường Thánh Phê-rô

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chủ sự 51 nghi lễ tuyên thánh cho 482 người và 147 nghi lễ phong chân phước cho tất cả 1338 người. Nhiều người hơn tất cả những giáo hoàng trước. Việc ông có tuyên thánh cho nhiều người hơn số người được những giáo hoàng trước tuyên thánh cộng lại khó xác minh được vì hồ sơ việc tuyên thánh lúc ban đầu còn thiếu sót[52]. Trong số những người được tuyên thánh có Anuarite Negapeta, một nữ tu người Phi bị một tên lính Simba ở Daia sát hại trong lúc bảo vệ sự trinh tiết của mình; Peter Toror, một nhà truyền giáo ở Papua Niughinê đã bị sát hại trong một trại tù binh chiến tranh của Nhật Bản trong thế chiến thứ hai; Người được tấn phong gây nhiều tranh cãi nhất là Josemaria Escriva de Balague, người sáng lập tổ chức Thiên chúa giáo thần bí Opus Dei. Giáo hoàng Gioan Phaolô cũng được cho là người đã có những mối quan hệ với tổ chức này.[53]. Đặc biệt trong số những người được tuyên thánh có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam được ông tuyên phong tại thành Rôma ngày 19 tháng 6 năm 1988[54].

Năm 1984, ông đã thành lập Học viện Sahel để đặc trách việc trợ giúp phát triển cho các quốc gia vùng sa mạc Sahara. Tháng 2 năm 1992, Gioan Phaolô đã thành lập Quỹ phát triển Populorum Progressio để trợ giúp cho các nhóm thổ dân Mỹ Latinh. Ông cũng đã thành lập Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống và các khoa học xã hội, lập Ngày Quốc tế Bệnh nhân, Ngày Quốc tế Đời tận hiếnNgày Giới trẻ Thế giới[55].

Trong suốt thời gian làm giáo hoàng, ông đã gặp 17,6 triệu khách hành hương trong 1160 lần tại Quảng trường Thánh Phêrô vào mỗi ngày Thứ tư. Khoảng 8 triệu khách hành hương trong Năm Thánh 2000. Ông đã 737 lần tiếp các nhà lãnh đạo quốc gia và 245 lần các thủ tướng quốc gia.

Ông đã được cả hai chính phủ Chilê và Áchentina nhờ can thiệp về vấn đề kênh Beagle "với mục đích hướng dẫn và giúp họ trong việc giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp". Đây là một vấn đề quan trọng đối với Vatican và lần thứ hai sau một thế kỷ, Giáo hoàng lại một lần nữa được yêu cầu đóng một vai trò trong các cuộc thương lượng quốc tế.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã tổ chức 9 mật nghị để phong tước cho 232 hồng y, trong đó có một vị "còn giữ kín"; đã bổ nhiệm trên 3,5 ngàn trong số gần 4,2 ngàn Giám mục trên thế giới. Ông đã gặp từng người trong các Giám mục một số lần qua nhiều năm, nhất là khi họ viếng thăm Tòa thánh 5 năm một lần[56].

Ông đã chủ sự 15 thượng hội Giám mục: 6 thường lệ (1980 về gia đình, 1983 về thống hối và hòa giải, 1987 về giáo dân, 1990 về linh mục, 1994 về tu sĩ, 2001 về Giám mục), 1 ngoại lệ (1985 Công đồng Vaticanô II 20 năm sau) và 8 đặc biệt (1980 cho Hà Lan, 1991 cho Châu Âu lần nhất, 1994 cho Châu Phi, 1995 cho Liban, 1997 cho Châu Mỹ, 1998 [2] cho Châu ÁChâu Đại Dương, 1999 cho châu Âu lần hai)[56].

Vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ ba trong số những vị Giáo hoàng có thời gian ở ngôi lâu dài nhất, sau Thánh Phêrô (từ 34 đến 37 năm) và Piô IX (31 năm, 7 tháng, 23 ngày).

Với vai trò Giáo hoàng, ông đã viết 14 thông điệp, 14 tông huấn, 11 tông hiến, 42 tông thư và 22 tự sắc chưa kể đến hằng trăm sứ điệp và thư tín khác nữa. Để sửa soạn cho Năm Thánh 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết tông thư "Tiến đến Thiên niên kỷ thứ Ba" (Tertio Millennio Adveniente) đề ngày 10 tháng 11 năm 1994.

Giáo huấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chuyến tông du

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ cho thấy các quốc gia mà Gioan Phaolô từng viếng thăm

Trong suốt triều đại của mình ông đã thực hiện 104 cuộc viếng thăm ngoài nước Ý, chuyến đi cuối cùng là Lộ Đức vào tháng 8 năm 2004.

Ông cũng thực hiện 143 cuộc viếng thăm trong nước Ý. Với tư cách là Giám mục Rôma, ông đã đi thăm mục vụ 301 trong tổng số 334 giáo xứ trong Giáo phận Rôma.

Với 247 chuyến viếng thăm mục vụ trong và ngoài nước Ý, Gioan Phaolô II đã đi 1.167.295 km (hay 700.380 dặm), trên 28 lần chu vi của Trái Đất (hay 3 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng), nhiều hơn tất cả những Giáo hoàng trước cộng lại. Những chuyến đi này là dấu hiệu của nỗ lực bắc cầu nối lại những quốc giatôn giáo trong nhiệm kỳ của ông[58].

Ngay từ đầu, những chuyến đi của Giáo hoàng đã là một bài thuyết giáo không ngừng về tiếng tăm của con người và sức mạnh của lòng trung thành. Tại Triều Tiên, ông đã nói đến sự nghiệp giải phóng con người trước những người công nhân phải lao động cực nhọc. Ông đã đích thân phát biểu trước những người theo Thiên Chúa và những người không theo Thiên Chúa. Ông đã đến thăm nhiều nơi trên thế giới, dù ở thế giới thứ nhất hay thế giới thứ ba, ông đều hướng tới những con người, những thân phận nghèo khổ.

Tại Nigiêria, ông tuyên bố rằng: "việc khai thác bất chấp đạo lý đối với người nghèo và kém hiểu biết là một tội ác chống lại Chúa"; tại Côlômbia ông cảnh cáo: "những người sống dư thừa và xa hoa vô độ thể hiện sự mù quáng về tinh thần". Người nghèo sẽ phán xử các quốc gia đã lấy mất của cải của họ, khẳng định sự độc quyền đế quốc chủ nghĩa đối với hàng hóa của họ và quyền tối cao về mặt chính trị bằng sự trả giá của người khác". Tại Bồ Đào Nha, ông chỉ rõ: "Công lý đòi hỏi những người nông dân có thể canh tác trên mảnh đất của chính họ". Tại Tây Ban Nha, ông yêu cầu nhà nước phải bảo vệ những người lao động: "Chúng ta không thể bỏ mặc người lao động và số phận của họ được". Ông cũng bảo vệ việc thành lập những tổ chức công đoàn ở Brasil và tại Nam Phi, ông kết tội chủ nghĩa Apácthai[59].

Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bill Clinton năm 1993

Gioan Phaolô II đã biến những chuyến chuyến tông du trở thành một cuộc hành trình truyền giáo mang tính chất sứ đồ. Ông sẵn sàng đón nhận mọi phong tục và nghi thức văn hóa ở những vùng miền khác nhau. Ông không chỉ nói bằng hàng chục thứ tiếng mà còn đội bất cứ một trong số các mũ lạ thường nào mà nhân dân địa phương tặng: Mũ nồi dành cho sinh viên, mũ phớt rộng vành của những người Mêhicô, mũ làm bằng lông của những người da đỏ, mũ đen. Tại châu Phi, ông mặc bộ quần áo bằng da dê và đứng trong lúc nắm chặt cái giáo của vị trưởng bộ lạc. Tại miền tây nước Mỹ, ông xuất hiện từ một túp lều vải trong bộ quần áo lễ có tua; tại Phoenix một nhóm thổ dân Mỹ đặt ông lên bục diễn thuyết tròn rồi đi vòng quanh ông[60]...

Bất cứ ở nơi nào ông đến, ông đều tới viếng thăm những nơi tôn kính đức Maria. Nơi Đức Mẹ hiện hình ở Brasil, Ngôi nhà Đức Mẹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, thánh địa Fatima ở Bồ Đào Nha...ông hiến dâng tất cả các lục địa cho trái tim Đức Mẹ "xin Người hãy thấu hiểu tất cả nỗi khổ đau và niềm hy vọng của tất cả chúng con"[61].

Tuy nhiên chuyến thăm Đức vào năm 1996 đã trở thành thảm họa. Ngày 24 tháng 6 năm 1996, khi xe của Giáo hoàng đi về phía cổng Bradenburg tại Berlin, hàng trăm người vô chính phủ và những người hoạt động xã hội ủng hộ người đồng tính thuộc một "Liên minh chống Giáo hoàng" đã xông về phía Gioan Phaolô II, gào to lên "Hãy xuống địa ngục đi!", "Thiêu sống Giáo hoàng!" "Bao cao su thay thế cho Tòa thánh!" ("Kondome statt Dome!") và ném sơn, cà chua, trứng thối vào chiếc xe của Giáo hoàng. Hai bịch sơn đã văng trúng chiếc xe chở Gioan Phaolô II.[62][63][64][65][66][67] Danh sách các bài báo nói về vụ Giáo hoàng bị biểu tình ở Berlin năm 1996

Giới trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại Đại hội giới trẻ ở Rôma năm 2000

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã dành một sự quan tâm đặc biệt tới giới trẻ như là một sự tiếp nối những công việc ông đã làm kể từ khi còn là linh mục và Giám mục. Ngoài những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các học sinh, sinh viên nam nữ trong giáo xứ, nơi học đường, trong các cuộc bơi thuyền, leo núi, chơi thể thao, cắm trại với mục tiêu tìm hiểu hầu đáp ứng những khao khát kiếm tìm của giới trẻ về mọi vấn đề liên quan tới đời sống – kể cả vấn đề yêu đương, tính dục-,ông còn đưa ý niệm này vào lãnh vực văn chương, kịch nghệ qua những tác phẩm do ông thực hiện lúc bấy giờ.[68]

Trong tác phẩm "Crossing The Threshold Of Hope" (Bước Qua Ngưỡng Cửa hy Vọng), của mình, Gioan Phaolô II đã viết:

Giống như người thanh niên trong Phúc Âm, để trả lời cho những vấn nạn nền tảng, điều người trẻ tìm kiếm không chỉ là ý nghĩa đời sống, mà còn là phương thế cụ thể và hiệu nghiệm để sống đời sống ấy. (...). Người trẻ muốn là chính họ......Họ phải yêu mến chính tuổi trẻ của họ. Và điều này, mỗi một người linh mục cần phải biết và hiểu rõ.(…).


Năm 1985, ông công bố lập ngày giới trẻ thế giới (JMJ) 2 năm 1 lần. Đầu tiên là Rôma (1985), Buenos Aires (Argentine 1987), Santiago de Compostella (Tây Ban Nha 1989)…và nhiều nơi sau đó trên thế giới, để những người trẻ có thể gặp gỡ nhau, cùng ông tôn vinh Thiên Chúa, cùng nói lên niềm hi vọng của nhân loại, rồi sẽ trở về nhà như "những chứng nhân không chút sợ hãi của Tin Mừng ".[69]

Ông đã truyền cho họ sự dũng cảm, lòng nhiệt thành khi phải đối đầu với nền văn hóa sự chết như chiến tranh, bạo lực, nạn phá thai,… để duy trì sự sống cho con người.

Quan hệ với các tôn giáo và giáo phái

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cũng góp sức cho sự thông hiểu giữa các tôn giáo, gặp gỡ và tổ chức những buổi hội thảo và cầu nguyện với nhiều cấp lãnh đạo các tôn giáo khác. Năm 2002, trong bối cảnh Hoa Kỳ chuẩn bị tấn công Iraq, ông đã mời gọi các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới gặp nhau tại Assisi (Quê hương của thánh Phanxicô) để cầu nguyện cho hòa bình. Tham dự có tổng Giám mục Piritim - đại diện Giáo hội Chính Thống giáo Nga, Thượng phụ Giáo chủ Bartholomew I của Giáo hội Chính Thống giáo Constantinopole, Giám mục Vasilios - Chính Thống giáo Cypriot, đạo Sikh (Ấn Độ), Thần đạo (Nhật Bản), giáo phái Hồn vật (Phi châu) và nhiều đại diện tôn giáo khác[70].

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi thế giới và các tôn giáo khác về những lỗi lầm của Giáo hội Công giáo Rôma trong quá khứ, tổng cộng 94 lần.

Năm 1995, với thông điệp về Hiệp Nhất (Ut Sint Unum), Giáo hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi hãy thực hiện một cuộc đối thoại và suy tư về "thừa tác vụ hiệp nhất của vị Giám mục Roma", trong các giáo hội Kitô khác nhau trên thế giới.

Năm 1981, Một "Phúc Trình chung" đã được công bố, đúc kết lập trường của hai giáo hội Anh giáo và Công giáo về quyền bính. Năm 1982, Gioan Phaolô II qua Canterbury (Anh quốc) thăm vị giáo chủ Anh giáo[71].

Ngày 12 tháng 5 năm 1999, Ủy ban Quốc tế hỗn hợp Anh giáo và Công giáo đã công bố chung một văn kiện nói về "Quyền bính của đức Giáo hoàng" trong giáo hội. Văn Kiện định nghĩa "quyền đứng đầu" của vị Giám mục Roma như là "quyền để phân định sự thật" và quyền nầy cần được thi hành một cách "tập đoàn" trong khung cảnh của "hội đồng tính" của các Giám mục. Việc công bố Văn Kiện Chung Anh Giáo và Công giáo nói về quyền bính, là một bước tiến thêm nữa trên con đường đại kết.[72]

Tháng 7 năm 2002, Nhân việc bổ nhiệm tân Tổng Giám mục Canterbury - Rowan Williamatican, Gioan Phaolô II đã chúc mừng tân Tổng Giám mục Canterbury và nói thêm như sau: "Tôi đã có dịp biết và làm việc gần gũi với các vị tiền nhiệm của ngài, tổng Giám mục Runcie và tổng Giám mục Carey, trong công tác chung là thăng tiến sự thông cảm giữa cộng đoàn Anh Giáo và giáo hội Công giáo. Tôi tin rằng với ơn phù trợ của Thiên Chúa, chúng ta có thể đạt được tiến bộ trên con đường tiến tới hiệp nhất"[73].

Vào năm 1983, Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên lên tiếng giảng trong một nhà thờ Tin lành.[74]. Ngày 31 tháng 10 năm 1999, giữa tiếng reo vui của dân chúng và sự cảm động của giới hữu trách, Tuyên ngôn chung liên quan tới giáo lý về Công Chính Hóa đã được hai Giáo hội Công giáo và Tin Lành Luther ký kết tại thành phố Augsburg [75].

Do Thái giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay từ khi mới đăng quang, ngày 12 tháng 3 năm 1979 ở Mayence, Gioan-Phaolô II đã tuyên bố:" hai cộng đoàn tôn giáo (Công giáo - Do Thái giáo) chúng ta được liên kết ở ngay mức độ lý lịch của chính chúng ".

Ngày 13. 04. 1986, ông trở thành vị giáo hoàng đầu tiên bước vào đại hội đường Do Thái tại Roma, ông tuyên bố:

Ông cũng thừa nhận những tổn thương mà những người Do Thái phải cam chịu hàng trăm năm khi sống ở các nước Thiên Chúa "các hành động phân biệt đối xử, những hạn chế bất cong về tự do tín ngưỡng cũng như sự ngặt nghèo về tự do... Vâng, một lần nữa đã làm cho tôi cảm thấy hối tiếc và ngay cả những từ ngữ trong cuốn Nostra Aetete, sự bất công, sự ngược đãi và tất cả những biểu hiện chống lại phong trào Xemit, trực tiếp chống lại người Do Thái bất kỳ lúc nào và bởi bất cứ ai[77]".

Năm 2000, trong dịp viếng thăm Giêrusalem, ông đã để lại lời cầu nguyện vắn tắt trong Bức Tường Than khóc - nơi các người Do thái vẫn đến cầu nguyện với nội dung như sau[78][79]:

Chính Thống giáo Đông phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 11 năm 2000, Nhân ngày lễ kính thánh Anrê tông đồ tử đạo 30.11.2000, trong một lá thư viết cho Thượng Phụ Giáo chủ thành Constantinopolis ở Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tiếp tục cuộc đối thoại Liên Tôn, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tặng nhà thờ St. Theodore ở trên ngọn đồi Palatine thuộc thành Rôma cho Chính Thống giáo Đông phương[80].

Trong thư, Giáo hoàng nói về nguồn cội chung của Công giáo và Chính Thống giáo nên ông nói đó là lẽ khẩn thiết bắt buộc Công giáo và Chính Thống giáo "tái thành lập lại sự hợp nhất toàn vẹn trong đức tin và trong đời sống sớm hết sức có thể, bởi vì sự chia rẽ giữa các Kitô giáo đi ngược lại tinh thần của Phúc Âm và việc chứng nhân giữa thế giới (....)vì một trái tim tinh tuyền và trong sáng, và vì vâng lệnh ý muốn của cùng một Thiên Chúa, chúng ta phải tiếp tục cuộc tìm kiếm sự hiệp thông toàn vẹn trong chân thành, huynh đệ và yêu thương".

Ông cũng đã cử một phái đoàn sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu bởi hồng y Edward Idris Cassidy, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng cổ võ Hợp Nhất Kitô hữu tham dự thánh lễ kính thánh Anrê - quan thầy của giáo hội phương Đông. Việc thăm viếng nhau nhân ngày lễ này đã trở thành truyền thống và được thực hiện liên tiếp từ năm sáu năm nay. Ngược lại mỗi năm vào ngày 29.6 nhân lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, quan thầy của Giáo hội Công giáo Roma thì Thượng Phụ giáo chủ Bartholomew I, cũng gửi phái đoàn sang Roma kính thăm Giáo hoàng.

Ngày 22 tháng 8 năm 2004, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thông báo việc ông trao trả Bức ảnh Đức Mẹ Kazan cho Giáo chủ Alexis II của Giáo hội Chính Thống giáo Matxcơva, và qua Alexis cho toàn thể dân tộc Nga. Bức Ảnh Đức Mẹ Kazan, đã được họa trên gỗ vào thế kỷ thứ 13. Bức Ảnh Đức Mẹ Kazan đã được lưu giữ tại Fatima, sau đó được đưa về Vatican vào năm 1991 và được giữ nơi nhà nguyện riêng của giáo hoàng[81].

Trong sứ điệp gửi cho Giáo chủ Alexis II nhân dịp này, ông viết:

Vị Giám mục Roma đã cầu nguyện trước Bức Ảnh Thánh nầy vừa khẩn cầu sao cho mau đến ngày mà tất cả chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau, và là ngày mà chúng ta có thể công bố cho thế giới, trong cùng một tiếng nói và trong sự hiệp thông hữu hình, (công bố cho thế giới) biết ơn cứu rỗi của Chúa Duy Nhất của chúng ta và sự chiến thắng của Chúa trên tất cả mọi quyền lực xấu xa và vô đạo đang gây hại cho đức tin cũng như gây hại cho chứng tá hiệp nhất của chúng ta.[82]


Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian đương nhiệm, giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gặp gỡ người lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng là Đại Lai Lạt Ma nhiều lần[83]. Đại Lai Lạt Ma đã đánh giá về Giáo hoàng Gioan Phaolô II:

Vào tháng 5 năm 1984 tại Băng Cốc, Giáo hoàng đã tới gặp giáo trưởng tối cao của Phật giáo Thái Lan tại tu viện của ông. Gioan Phaolô II bỏ giày ra và bước nhẹ nhàng đến bục nơi Vasana Jara, 86 tuổi đang an tọa trong tư thế thiền.

Tuy nhiên, một số phát biểu về Phật giáo của Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gây ra nhiều tranh cãi và chỉ trích. Ví dụ, trong tác phẩm Bước qua ngưỡng cửa hi vọng, Giáo hoàng đã chỉ trích đạo Phật là "thờ ơ với cuộc sống", "tiêu cực", "vô thần". Nhận định này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ cộng đồng Phật giáo. Tanaka Ken, giáo sư tại Học viện Phật học đã cho rằng Giáo hoàng "chưa chịu làm bài tập", còn Lạt Ma Ole Nydahl thì nhận xét Giáo hoàng "sẽ không thể tận hưởng cuộc sống ở kiếp sau". Linh mục Thomas Hand, một chức sắc Công giáo nghiên cứu thiền tại Medical Retreat Center cho rằng ý kiến của Gioan Phaolô II về sự "vô thần" và "tiêu cực" trong đạo Phật là hoàn toàn sai lầm và Giáo hoàng không thể nhận xét bừa bãi về một tôn giáo thâm thúy như đạo Phật mà không hiểu gì về nó. Một số nhân sĩ Phật giáo bình luận rằng, nguyên nhân của phát biểu trên bắt nguồn từ những lo ngại của Gioan Phaolô II về các nỗ lực truyền bá ảnh hưởng của đạo Phật ra ngoài châu Á.[85] Trong một buổi họp mặt, các nhà sư tại Tích Lan đã quyết định yêu cầu Giáo hoàng phải xin lỗi[86]. Trước các phản ứng này, Gioan Phaolô II đã thanh minh rằng ông luôn bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đến các tín đồ Phật giáo và không có ý xúc phạm Phật giáo.

Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết rằng qua Hồng y Pignedoli, cộng tác viên thân cận của cố Giáo hoàng Phaolô VI và đức ông Rossano, người sáng lập Phong Trào Giải Phóng và Hoà Giải, ông đã thực sự đi vào con đường đối thoại với hồi giáo. Ngay từ những năm 1979, 1980 Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có những cuộc đối thoại với giáo chủ Hồi giáo Ayatollah Khomeini.

Vào năm 1985 ông đã phát động cái gọi là "cuộc tấn công đối thoại" nhằm vào các tín đồ Hồi Giáo. Ông đánh giá cao một vài mặt của đạo Hồi: Thuyết độc thần, quy phục một vị Chúa nhân từ và những quy định về việc ăn chay và sám hối. Nhưng ông cũng tỏ ra hoài nghi về Hồi Giáo đang co mình trong nỗi sợ hãi. Vào năm 1982, trong một chuyến thăm tới Nigieria ông đã dự định dừng chân ở thị trấn Kaduna, khu vực đạo Hồi chiếm ưu thế. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại[87].

Kể từ sau năm 1989, Gioan Phaolô đã thấy trước rằng thách đố của thế giới sẽ là cuộc đối đầu với Hồi Giáo. Trong nhiều cuộc gặp gỡ với những người Hồi giáo, Giáo hoàng luôn muốn đối thoại. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, ông xác tín rằng Hồi giáo sẽ là vấn đề lớn của thế giới.[88]

Gioan Phaolô II kêu gọi mọi người, Kitô hữu cũng như Hồi giáo, hãy vượt qua thái độ đối đầu. Với các bạn trẻ được quốc vương Hassan II của Maroc tập trung tại Casablanca hồi năm 1985, ông đã nói như sau:

Gioan Phaolô II đã không ngừng bày tỏ thiện cảm với các Dân tộc Hồi giáo tại Bosnia Herzegovina và kêu gọi thế giới can thiệp nhân đạo để chấm dứt cuộc diệt chủng nhắm vào họ. Ông cũng đã lên án cuộc chiến chống Iraq do Liên Minh Anh Mỹ chủ trương. Sau cuộc khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, giáo hoàng còn cố gắng kéo thế giới ra khỏi một cuộc đối đầu về văn minh và tôn giáo. Ngày 14 tháng 12 tháng 2001, vào chính ngày kết thúc tháng chay tịnh Ramadan của người Hồi giáo, ông kêu gọi tất cả các tín hữu kitô trên toàn thế giới hãy ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình.[88]

Vai trò trong sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Ba Lan

[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng của Giáo hoàng đối với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả trong cuốn "His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time" (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Lịch sử bị che đậy trong Thời Đại Chúng Ta) của Carl Bernstein và Marco Politi...

Giáo hoàng đã đến thăm Ba Lan lần thứ hai vào năm 1983, khi phong trào Công Đoàn Đoàn Kết của Lech Walesa đang dấy lên khắp nơi. Trong bối cảnh đó, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Tòa Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận để Giáo hoàng có thể đến thăm Ba Lan với mục đích thuần túy tôn giáo.

Ngày 16 tháng 6 năm 1983. Sau khi quỳ xuống hôn đất quê hương, ông đã lên kêu gọi những người đang bị bắt bớ ở Ba Lan: "Cha kêu gọi những người bị đày đọa hãy đến đây với cha. Cha kêu gọi lời này thay lời Chúa Giê-xu: Cha đã bị ốm và các con hãy đến thăm cha. Cha bị giam cầm, các con hãy đến với cha. Bản thân cha không thể tới thăm các con chiên đang bị giam cầm, đến thăm tất cả các con chiên đang bị đày đọa. Nhưng cha kêu gọi họ hãy đến với cha trong tinh thần giúp đỡ cha, như họ vẫn luôn làm."... Buổi tối, hàng chục ngàn người đã diễn hành... Khi đi ngang qua tòa nhà của Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, đoàn thanh niên đã hô to: "Công Đoàn Đoàn kết! Công Đoàn Đoàn kết! Walesa! Dân Chủ!." [89]

Mục tiêu của những âm mưu ám sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, ông đã bị một người đàn ông Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Ağca bắn trọng thương khi ông đang đứng trên xe chạy vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô như thường lệ[90].

Ông lập tức quỵ xuống vì đau đớn rồi từ từ ngã trong vòng tay các cận vệ. Ngay sau đó, hung thủ thực hiện vụ mưu sát bị cảnh sát tóm gọn. Nhưng kẻ tòng phạm đứng cách đó một đoạn xa thì nhanh chóng chạy thoát.

Viên đạn chỉ đi xuyên qua ổ ruột, cách động mạch vài ly, rồi rớt ngay trong xe, khiến ông dù bị mất đến 2/3 số máu trong cơ thể, nhưng vẫn được cứu sống kịp thời. Các bác sĩ cho rằng nếu viên đạn cắt ngang động mạch, ông sẽ chết tại chỗ hoặc trên đường cấp cứu. Về phần mình, ông lại xem đó như một sự can thiệp lạ lùng của Đức Mẹ Maria[91].

Sau khi hồi phục, ông đã tuyên bố với mọi người rằng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". Giáo hoàng đã viết thư định gửi cho Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?" Nhưng thay vì gửi bức thư đó, đã quyết định đến gặp Ağca. Năm 1983, ông đến thăm Ağca và tha thứ cho việc ám sát ông. Ông còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca. Ông đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó và đã thăm mẹ Ağca năm 1987.

Cho đến nay, mưu đồ sát hại Giáo hoàng vẫn còn là một trong những bí mật lớn nhất của thế kỷ XX. Một số người (trong đó có William Casey - người lãnh đạo của CIA) đã tin rằng: những người Xô Viết đứng sau âm mưu sát hại giáo hoàng. Họ đã chỉ ra cái gọi là những vấn đề có liên quan đến những người Bungari, một tổ chức hay nhúng vào chuyện của người khác nhưng một chứng cứ trái ngược rằng Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB. Về phần mình, quan điểm của giáo hoàng là: "tôi luôn luôn tin rằng ngay từ đầu, những người Bungari hoàn toàn vô tội, họ không việc gì phải làm điều đó". Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được một tài liệu rõ ràng liên quan đến âm mưu sát hạt giáo hoàng ở Nga hoặc ở Bungari kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ.[92]

Quan điểm về xã hội và chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm làm giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã vận động công khai chống , chủ nghĩa cộng sản kiềm chế nhân quyền và việc đàn áp chính trị. Ông cũng cương quyết chống việc phá thai, giữ vững lập trường về sự độc thân của chức linh mục, không phong chức linh mục cho phụ nữ và đặc biệt đã triệu tập các hồng y và Giám mục Hoa Kỳ về Vatican để đối phó với việc lạm dụng tình dục do một số các linh mục gây nên.

Thần học giải phóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với phong trào Thần học giải phóng nổi lên ở các quốc gia Mỹ La Tinh, Gioan Phaolô II đã ủng hộ hành động nhân đạo của các vị Hồng y. Ông cũng đề cao tấm gương của tổng Giám mục Santiago, Hồng y Raul Silve Henriquez, một đối thủ của nhà cầm quyền độc tài Pinochet ở Chilê. Mặc dù vậy, ông không ủng hộ những phương thức tiến hành của thần học giải phóng.

Trước việc những người công giáo ở Mỹ La Tinh chọn chủ nghĩa xã hội, quan điểm của ông là: "chúng ta phải bắt đầu xem xét chủ nghĩa xã hội là gì và ở đó có những dị biệt gì đã. Ví dụ, một chủ nghĩa xã hội vô thần, không thể nào phù hợp với các nguyên tác Thiên chúa giáo, với quan điểm Thiên chúa giáo về thế giới, về các quyền của con người, với đạo lý, sẽ là một giải pháp không chấp nhận được".

Về thần học giải phóng, quan điểm của ông khá gay gắt: "Đó không phải là thần học thật sự. Nó bóp méo cảm giác thật về kinh Phúc âm. Nó dẫn dắt những người đã dâng mình cho Chúa khỏi vai trò thật sự mà Giáo hội đã giao phó cho họ. Khi họ bắt đầu sử dụng các biện pháp chính trị, họ không còn là các nhà thần học nữa. Nếu đó là một chương trình xã hội, thì đó là một vấn đề của xã hội học. Nếu nó đề cập đến việc cứu vớt con người, thì nó là thần học của muôn đời, đã có từ hai nghìn năm náy"[93].

Chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Agrigento, Italia, Gioan Phaolô II đã lên tiếng thách thức các băng đảng mafia ở Sicily bằng những lời lẽ sau [56].:

Trước những cuộc xung đột đẫm máu của hai cộng đồng Công giáo và Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan, vào năm 1979, Gioan Phaolô II đã gửi đến những con chiên của ông nơi đây với nội dung như sau[56].

Trong cuộc viếng thăm thành phố Coventry, Anh ngày 28-6-1982 khi nước này đang xảy ra chiến tranh với nước láng giềng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có những lời lẽ quyết liệt lên án sự tàn khốc của chiến tranh, dù dưới bất cứ hình thức nào[56]:

Gioan Phaolô II đã tích cực can thiệp nhằm ngăn chặn hai cuộc chiến tranh tại Vùng Vịnh. Hơn một lần ông cho rằng người ta không thề nhân danh bất cứ điều gì để gây thương vong, chết chóc cho con người. Trong khoảng thời gian từ 26-8-1990 đến tháng 3-1991, qua những văn thư, diễn tư, trên dưới 50 lần, Gioan Phaolô II đã nói tới hậu quả tai hại của cuộc chiến Vùng Vịnh. Trong diễn từ vào đúng ngày Giáng Sinh 25-12-1990, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói:

Cho đến khi cuộc chiến Vùng Vịnh tái bùng nổ vào đầu thế kỷ 21 thì Gioan Phaolô II cũng lên tiếng phản đối. Đối với những xung đột giữa Do thái và Palestine, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã vận dụng nhiều cách để mưu tìm hòa bình tại vùng đất này. Những cuộc thăm viếng, những buổi tiếp xúc cá nhân giữa vị Giáo chủ và các lãnh tụ của cả hai phía Do thái và Palestine đã diễn ra rất nhiều lần, tại Vatican, trong những cuộc gặp gỡ nhân những cuộc du hành mục vụ hải ngoại[56].

Nạo phá thai

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nỗ lực nhằm ngăn chặn những áp đặt của chính quyền Clinton về các biện pháp phá thai trên nghị trình hội nghị về dân số ở thủ đô Ai Cập. Ông không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để lên tiếng về vấn đề bảo vệ quyền sống của thai nhi. Một mặt ông chỉ trích những âm mưu của các cường quốc giàu có nhằm áp đặt những biện pháp vô nhân đạo trên các quốc gia nghèo, kém phát triển qua chiêu bài kiểm soát dân số với những hứa hẹn viện trợ. Mặt khác, ông không ngớt lưu ý quần chúng, cách riêng các bậc phụ huynh, quan tâm tới những giá trị đạo đức trong mối liên hệ từ trong gia đình, giữa người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, cho tới ngoài xã hội.

Ngay từ khi vừa được chọn làm người kế vị thánh Phêrô, Gioan Phaolô II đã nhiệt thành cổ võ cho điều mà trong những bài giảng thuyết cũng như những tông thư, thông điệp mà ông mệnh danh là nền ‘Văn Minh Sự Sống’. Gioan Phaolô II không ngớt đề cao giá trị sự sống của con người, từ khi còn là một bào thai trong lòng mẹ cho đến lúc chết. Bằng những lời lẽ cứng rắn, ông lên án những hành vi phá thai, trợ tử cũng như phong trào đồng tính luyến ái. Theo ông, những hài nhi mang sẵn một giá trị nhân bản tiên thiên, tự hữu mà không một ai, kể cả cha mẹ chúng, có thể tước đoạt hoặc coi như sở hữu của mình, rồi muốn làm gì thì làm trên sinh mạng của chúng, điều chỉ một mình Thượng đế (Thiên Chúa) mới có quyền quyết định..[94]

Chủ Nhật đầu tháng 8-1994, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới những khía cạnh của tệ nạn phá thai ngày càng gia tăng trong xã hội loài người. Giáo hoàng tuyên bố: nền móng công lý công cộng đã bị xói mòn bởi vì nhà nước không nhìn nhận sự sống của những đứa trẻ khi chúng còn trong lòng mẹ để bảo vệ chúng [94].

Gioan Phaolô II cũng lên án việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong cuốn sách của ông mang tên Tình yêu và Trách nhiệm, ông đã nêu lên rằng: việc sử dụng các biện pháp tranh thai làm giảm giá trị của hành vi vợ chồng và của người phụ nữ (bằng việc coi rằng người đàn bá chỉ đơn thuần là đối tượng cho khoái lạc của người đàn ông)[95].

Lập trường này đã gặp phải những luận điệu chỉ trích lập trường của Giáo hội về vấn đề chống phá thai và ngừa thai bằng mọi giá. Những chỉ trích này trong nhiều trường hợp còn đụng chạm tới chủ trương đề cao và quyết tâm bảo vệ hệ thống gia đình của Giáo hội.

Công nhân và người lao động

[sửa | sửa mã nguồn]

Lên tiếng trước đám đông những công nhân người Da Đỏ ngày 21-02-1979 sau cuộc viếng thăm Mêxicô lần thứ nhất, ông công khai nói với họ một cách bộc trực rằng: "Chúng ta cần gọi đích danh những hành vi phản công lý". Khi tiếp xúc với giới lao động, ông đến với họ như một người bạn cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ với họ bằng những kinh nghiệm được làm nên bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình. Có lần ông đã tâm sự với một số công nhân ở Rôma rằng: "Tôi đã làm việc tay chân trong suốt bốn năm trời. Đối với tôi, bốn năm ấy có giá trị hơn hai mảnh bằng tiến sĩ"[96].

Trong cuộc gặp gỡ ngày 19-3-1982 tại Livorno, Ý, Giáo hoàng nói với các công nhân là nền dân chủ của giới thợ thuyền trên thế giới lâu đời hơn nền dân chủ của Giáo hội ít nữa là ở cấp độ giáo xứ. Từ nhận định ấy, ông cho rằng ông phải cảm ơn họ vì chính giới cần lao đã đóng góp, đã cống hiến cho Giáo hội những suy tư quý giá giúp cho đời sống Giáo hội ngày một thêm phong phú. Khi các công nhân mạnh dạn lên tiếng phê phán là trong quá khứ Giáo hội Công giáo thường đứng về phía những người giàu có thế lực, ông nói: "Tôi xin cảm ơn về những lời bình phẩm của anh em, cho dù sự thật hàm súc trong những lời này làm đau lòng"[96].

Tại Prato, Ý, ngày 19-3-1986, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng khuyến cáo các nghiệp đoàn công nhân làm áp lực với giới chủ nhân, kể cả giới cầm quyền, để đạt mục tiêu. Tám năm sau, nhân lễ thánh Giuse ngày 19-3-1994 tại Rôma, giáo hoàng công khai thúc đẩy giới lãnh đạo nghiệp đoàn phải hành động. Ông nói: "Nếu con người im lặng, chính Thiên Chúa sẽ cất tiếng!"

Trong sứ điệp Mùa Chay đề ngày 20-02-1985 gửi các tín hữu trên toàn thế giới, Giáo hoàng viết:

Trong hơn 26 năm ở ngôi Giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã công bố ba Thông Điệp quan trọng mà nội dung bàn sâu vào những vấn đề xã hội. Đó là Thông Điệp "Người Lao động", (Laborem Exercens - 1981), "Mối bận Tâm Xã Hội" (Sollicitudo Rei Socialis - 1987), và "Một Trăm năm Thông Điệp Tân Sự" (Centesimus Annus - 1991). Những Thông Điệp này phê bình những bất toàn của chế độ Tư bản cũng như chủ nghĩa Cộng sản đồng thời tỏ bày tình liên đới của Giáo hội đối với giới thợ thuyền[96].

Phụ nữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Gioan Phaolô II đã đề cao vai trò và thiên chức của người phụ nữ. Trong thư gửi phụ nữ toàn thế giời ngày 29 tháng 6 năm 1995 nhân dịp Năm Quốc tế Người Nữ, ông viết: Giáo hội có nhiều lý do để ước muốn rằng, trong kỳ Hội nghị sắp tới do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, người ta đưa ra ánh sáng chân lý trọn vẹn về người nữ. Ước gì người ta tán dương thật sự "thiên tài người nữ", lưu ý không những tới các người nữ quan trọng và danh tiếng, đã sống thời quá khứ hay còn đồng thời với chúng ta, nhưng cũng lưu tâm tới các người nữ bình thường, những người phát triển tài năng phụ nữ của mình để phục vụ những kẻ khác trong cái tầm thường hằng ngày[97].

Mặc dù vậy, ông vẫn giữ lập trường dứt khoát với việc thụ phong chức linh mục cho phụ nữ: Ngày 15 tháng 8 năm 1988 trong Tông thư Mulieris Dignitatem, Gioan Phaolô II đã viết:" Khi kêu gọi chỉ những người nam để trở nên các Tông Đồ, Đức Kitô đã hành động cách hoàn toàn tự do và độc lập. Ngài đã làm điều đó cũng với sự tự do như khi Ngài đề cao phẩm giá ơn gọi phụ nữ trong tất cả; cách cư xử của Ngài không theo những xu thế tập tục hay những truyền thống mà luật pháp thời ấy chuẩn nhận" (Mulieris Dignitatem,26). Sau hết, ông tuyên bố:

Quan điểm này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều phụ nữ. Năm 1979, tại Mỹ, xơ Theresa Kane, Chủ tịch hội nghị các nhà lãnh đạo về tín ngưỡng phụ nữ và dõng dạc tuyên bố trước giáo hoàng: "Thưa giáo hoàng, Giáo hội phải đáp ứng những chịu đựng của phụ nữ bằng cách xem xét khả năng của họ trong cả các chức vụ thiêng liêng". Khi đến Thụy Sĩ lại có một phụ nữ chỉ trích ông về điều này, đó là Margrit Stucky Scheller. Cô đã nói: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì việc làm của chúng tôi ít có ảnh hưởng tới Đức tin và Giáo hội. Những người phụ nữ chúng tôi có ấn tượng là chúng tôi đã bị xem như công dân loại 2"[100].

Thái độ đối với khoa học và nguồn gốc vũ trụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiệm kỳ của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng có những bước đi thể hiện thái độ thừa nhận của bản thân và của Giáo hội trước vai trò và sự đúng đắn của Thuyết Nhật tâm, Thuyết Tiến hóa và nguồn gốc vũ trụ theo khoa học hiện đại.

Theo Stephen Hawking, vào năm 1981, trong một cuộc tiếp kiến với các nhà khoa học được mời để làm cố vấn khoa học cho Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng các nhà khoa học có thể tùy nghi nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau khi sự kiện Big Bang xảy ra, tuy nhiên những sự kiện trước đó thì không nên vì đó là giai đoạn sáng tạo thế giới của Thiên Chúa.[101]

Năm 1996, trong một thông báo chính thức gửi đến Học viện Hồng y về Khoa học, Gioan Phaolô II đã lên tiếng thừa nhận về vai trò và sự xác tín của Thuyết tiến hóa, rằng con người sinh ra có thể là do một quá trình tiến hóa dần dần chứ không phải là do sự sáng tạo tức thời của Thượng đế:

Tháng 7 năm 1999, Gioan Phaolô II đã ra tuyên bố phủ nhận sự hiện diện của một thiên đường vật chất trên các tầng mây và một hỏa ngục nơi con người bị thiêu đốt bởi ngọn lửa vĩnh hằng:

Gioan Phaolô II đã xin lỗi những người Do Thái, Galileo, phụ nữ, những nạn nhân của Tòa án dị giáo, những người Hồi giáo bị những Thập Tự Quân tàn sát, và tất cả những người đã chịu đau khổ dưới bàn tay của Giáo hội Công giáo trong những năm tháng qua[8][106]. Ngay khi chưa làm Giáo hoàng, ông đã biên soạn và ủng hộ các sáng kiến như Lá thư Hòa giải của Giám mục Ba Lan gửi Giám mục Đức vào năm 1965. Đến khi trở thành Giáo hoàng, ông đã chính thức công khai xin lỗi cho hơn 100 điều sai trái, bao gồm:

  • Vụ xử án nhà bác học và triết gia Galileo Galilei, một người mộ đạo, vào khoảng năm 1633 (vào ngày 31 tháng 10 năm 1992).[107]
  • Những dính líu của Công giáo trong những cuộc buôn bán nô lệ châu Phi (vào ngày 9 tháng 8 năm 1993).
  • Vai trò của Giới tăng lữ Giáo hội trong những vụ hỏa thiêu và chiến tranh tôn giáo sau cuộc Cải cách Kháng cách (vào tháng 5 năm 1995, tại Cộng hòa Séc).
  • Các đối xử bất công đối với phụ nữ, vi phạm quyền phụ nữ và sự phỉ báng trước đây đối với phụ nữ (vào ngày 10 tháng 7 năm 1995, trong thư gửi "mọi phụ nữ").
  • Sự im lặng và làm ngơ của nhiều người Công giáo trong cuộc Diệt chủng người Do Thái (ngày 16 tháng 3 năm 1998)

Đặc biệt, ngày 12 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cùng toàn thể chức sắc của Giáo hội Công giáo Rôma, tại quảng trường nhà thờ thánh Phêrô, đã công khai xưng thú bảy loại tội của Giáo hội trong suốt 2000 năm qua trước toàn thể đám đông tụ hội ở quảng trường[9][10][11][12], bao gồm:

  1. Tội chung.
  2. Tội gây ra nhân danh "chân lý".
  3. Tội về việc gây ra chia rẽ giữa các tín đồ đạo Thiên Chúa.
  4. Tội trong việc bách hại người Do Thái.
  5. Tội trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển.
  6. Tội về việc kì thị phụ nữ.
  7. Tội về việc vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên đã có một ý kiến không hài lòng về lời xưng thú này, cho rằng nó không chân thành. R. J. Weissman đã viết trong tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 3 năm 2000 như sau:

Sức khỏe

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1992, ông đã phải cắt một khối u ở ruột kết. Theo một thông báo chính thức thì đó là "một khối hạch thường" ở ruột già. Một thông báo của Vatican đã nhấn mạnh rằng ca mổ kéo dài gần bốn tiếng cơ bản đã chữa được bệnh. Tuy nhiên, kể từ ca mổ đó, sức khỏe của giáo hoàng ngày càng suy giảm và ông đã phải thường xuyên đến bệnh viện đa khoa Gemelli[108].

Ngày 11 tháng 11 năm 1993, trong một buổi tiếp phái đoàn của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) ở Vatican, ông đã khụy ra sau, ngã xuống sàn nhà và bị trật khớp vai. Theo nguồn tin chính thức của Vatican, Giáo hoàng đã vấp ở bậc thềm nơi đặt ngai của ông trong phòng đọc kinh tạ ơn. Nhiều tuần sau, Gioan Phaolô II rất khó nhọc khi giữ vai trò người chủ lễ Mixa và vào tháng 4 năm 1994, ông bị ngã trong vùng trượt tuyết ở Aburzzi. Ngày 28 tháng 4, ông ngã gãy xương đùi trong buồng tắm. Người ta thông báo rằng ông đã trượt chân ngã khi ra khỏi bồn tắm sau khi xả nước. Kể từ đó, ông phải dùng gậy chống khi đi[109]. Và ông phải mổ ruột thừa năm 1996.

Năm 2001, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã xác nhận điều từ lâu nghi vấn rằng giáo hoàng đang mắc bệnh Parkinson (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ rung và yếu)[110].

Qua đời và tang lễ

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhiều chính khách tham dự lễ tang của giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Quảng trường Thánh Phêrô ngày 6 tháng 4 năm 2005.

Vào cuối tháng 3 năm 2005, khi đã 85 tuổi, Giáo hoàng trở bệnh nặng và phải nhập viện. Vào ngày 1 tháng 4, tình trạng sức khỏe Giáo hoàng trầm trọng hơn khi tim và thận bị suy nhược. Vào ngày 2 tháng 4, Tòa Thánh tuyên bố rằng ông đang "hấp hối". Đức Giáo hoàng qua đời lúc 9 giờ 47 phút (giờ Roma)[111].

Ghi nhận sau khi qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Được tuyên chân phước

[sửa | sửa mã nguồn]
Hầm mộ giáo hoàng Gioan Phaolô II

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến hồng y Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh, đã chấp thuận miễn chuẩn quy định chờ 5 năm sau khi qua đời, để có thể mở liền ngay án phong chân phước và tuyên thánh cho cố giáo hoàng Gioan Phaolô II[112].

Ngày 9 tháng 5 năm 2005, Hồng y Jose Saraiva Martins và Tổng Giám mục Edward Nowak, tổng thư ký của Bộ Tuyên Thánh, đã viết thư gởi cho Hồng y Camillo Ruini, đại diện của giáo hoàng, để chính thức loan báo tin này. Trong ngày lễ kính Đức mẹ Fatima 13 tháng 5 năm 2005, và cũng là ngày kỷ niệm 24 năm giáo hoàng Gioan Phaolô II bị mưu sát, giáo hoàng Benedictô XVI đích thân đọc bức thư này, trong cuộc tiếp kiến hàng giáo sĩ Roma, tại Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Laterano - nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma.

Ngày 29 tháng 5 năm 2005, nhật báo Quan sát viên Roma và nhật báo Tương Lai đã cho đăng chỉ dụ của Hồng y Camillo Ruini. Bắt đầu thu thập tài liệu về cố giáo hoàng Gioan Phaolô II để làm án phong chân phước và tuyên thánh[113].

Toà án Giáo hội tại Ba Lan đã bắt đầu công việc lập hồ sơ tuyên thánh vào tháng 11 năm 2005 tại Kraków, nơi Gioan Phaolô II đã trải qua phần lớn cuộc đời trước khi được chọn lên kế vị Phêrô. Công việc chính của toà án này là lắng nghe các nhân chứng tại Ba Lan về cuộc đời của Gioan Phaolô II[114].

Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Giáo phận Roma đã chính thức hoàn tất việc điều tra ở cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và danh tiếng của Gioan Phaolô II[115].

Phép lạ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tháng sau khi giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, một nữ tu sĩ người Pháp tên là Marie Simon Pierre không còn những triệu chứng của căn bệnh Parkinson. Bà cho rằng: "Tôi đã được chữa lành, đây là việc làm của Chúa, nhờ lời bầu cử của đức Gioan Phaolô II. Đây là điều gây ấn tượng mạnh, và khó diễn tả ra bằng lời nói." (bản thân Gioan Phaolô II mất vì căn bệnh này)[116].

Được tuyên thánh

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh Thánh Gioan Phaolô II qua tranh vẽ

Lễ tuyên thánh cho hai Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II đã được cử hành bởi Giáo hoàng Phanxicô (cùng với Giáo hoàng Danh dự Bênêđictô XVI) vào Chủ nhật 27 tháng 4 năm 2014 tại Quảng trường thánh Phêrô, Vatican.

Chỉ trích giáo và tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1998 Gioan Phaolô II đã tuyên thánh tử đạo cho Tổng Giám mục Alojzije Viktor Stepinac (đứng ở ngoài cùng bên phải, ảnh chụp năm 1944). Hành động này đã gây nhiều chỉ trích vì Stepinac là một người ủng hộ lực lượng thân phát xít Ustaše và có dính líu đến việc tàn sát người Serbia theo đạo Chính thống cũng như cưỡng bách họ đi theo Công giáo.

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhận phải nhiều sự chỉ trích[117] về quan điểm của ông về phụ nữ, về việc ngừa thai, kế hoạch hóa gia đình, về sự ủng hộ của ông dành cho Công đồng Vaticanô II và các cải cách của nó về thánh lễ, cũng như lập trường của ông về tính thiêng liêng của việc kết hôn.[118][119]

Bê bối tình dục trong hàng ngũ giáo sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng bị chỉ trích trong việc phản ứng chậm chạp trước các vụ án xâm hại tình dục trong giới chức sắc Công giáo. Trước các cáo buộc này, Giáo hoàng đã lên tiếng trấn an: "Sẽ không có bất cứ chỗ nào trong hàng ngũ giáo sĩ cũng như religious life dành cho những kẻ đã xâm hại giới trẻ".[cần dẫn nguồn] Sau đó Giáo hội đã thực thi những cải cách trong hàng ngũ giáo phẩm của mình nhằm ngăn chặn tệ đoan xâm hại tình dục trong tương lai, tỉ như yêu cầu tra xét kỹ lưỡng thân thế các chức sắc trong giáo hội khi tuyển dụng[cần dẫn nguồn] và, vì phần lớn các nạn nhân là trẻ em trai vị thành niên, những nam chức sắc có thiên hướng hoạt tình dục đồng giới biểu lộ sâu sắc sẽ bị cấm được thụ phong.[cần dẫn nguồn] Đồng thời các giáo khu dính líu tới những cáo buộc sẽ phải báo cáo chính quyền sở tại và tổ chức các cuộc điều tra nhằm loại bỏ những người phạm tội ra khỏi hàng ngũ chức sắc.[120] Năm 2008, Giáo hội thừa nhận các bê bối tình dục này là vấn đề cực kì nghiêm trọng như cho rằng những người phạm tội theo ước tính chỉ không quá một phần trăm trong tổng số 500.000 chức sắc Công giáo trên toàn thế giới.[cần dẫn nguồn]

Chỉ trích về lập trường ủng hộ Opus Dei

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bị chỉ trích vì lập trường ủng hộ của ông đối với tổ chức Opus Dei và việc tuyên thánh cho người sáng lập nó, Josemaría Escrivá, vào năm 2002, và Giáo hoàng đã gọi ông này là "vị thánh của đời thường".[cần dẫn nguồn] Một số phong trào và tổ chức tôn giáo của Giáo hội thuộc quyền kiểm soát của ông (Binh đoàn của Chúa, Con đường Tân tòng, Phong trào Schönstatt, Phong trào Lôi cuốn, vv.) và ông đã bị cáo buộc là không cai quản nghiêm khắc các tổ chức này, nhất là trong trường hợp của Giám mục Marcial Maciel, người sáng lập tổ chức Binh đoàn của Chúa.[121] Năm 1984 Giáo hoàng đã bổ nhiệm Joaquín Navarro-Valls, một thành viên của Opus Dei, làm Chủ nhiệm Cơ quan Báo chí Tòa thánh Vatican (Sala Stampa della Santa Sede). Ngay cả một người phát ngôn của Opus Dei đã nói rằng "ảnh hưởng của Opus Dei trong Vatican đã bị phóng đại."[122] Trong gần 200 Giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma, chỉ có hai Giám mục được biết đến là thành viên của Opus Dei.[123]

Chỉ trích về việc tiếp cựu thủ tướng Ý Giulio Andreotti

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 tháng 12 năm 1995, ngay tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, một sinh viên đã lớn tiếng mắng nhiếc Giáo hoàng Gioan Phaolô II về việc ông tiếp cựu thủ tưởng Giulio Andreotti, người bị Tòa án quy kết là dính líu sâu sắc đến giới Mafia Ý, và cho rằng anh ta không hiểu tại sao một người như Andreotti lại được cho phép xuất hiện trong Tòa thánh. Một số ý kiến đã nhận định rằng việc này chứng minh Giáo hội Công giáo Rôma đã dính líu đến giới chính trị gia. Về phía mình, Vatican không có bình luận gì về vụ việc trên.[124]

Kế hoạch hóa gia đình, phá thai và binh đẳng giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Như đã đề cập, Giáo hoàng Gioan Phaolô II có lập trường bảo vệ các quan điểm truyền thống của giáo hội Công giáo Rôma về thể hiện giới tính, thiên hướng tình dục, cái chết êm dịu, kiểm soát sinh sảnphá thai. Nhiều người chỉ trích Giáo hoàng vẫn còn giữ quan điểm bảo thủ về việc không cho nữ giới tham gia các vị trí cao cấp trong giáo hội.

Aisha Taylor đã nhận xét về vấn đề này như sau

Frank Zindler, một tư tưởng gia nổi tiếng theo chủ nghĩa vô thần đã đưa ra những chỉ trích gay gắt về Giáo hoàng Gioan Phaolô II và giáo hội Công giáo Rôma về các chính sách kiệm soát sinh sản và so sánh Giáo hoàng với Hitler:

Trong chuyến tông du tại Hoa Kỳ năm 1987, Giáo hoàng Gioan Phaolô II trở thành tâm điểm chỉ trích dữ dội của các tổ chức nữ quyền. Trong một cuộc biểu tình xảy ra tại California, một phụ nữ đã giả dạng làm một bà mẹ mang thai, tay cầm ba con búp bê và dải băng ghi dòng chữ "Tử cung của tôi, tài sản của Vatican."[127]

Quan điểm bảo thủ về đồng tính luyến ái

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều nhà hoạt động xã hội bảo vệ cho những người đồng tính luyến ái đã chỉ trích Giáo hoàng vì ông giữ quan điểm chống lại đồng tính luyến ái cũng như hôn nhân đồng giới. Giáo hoàng đã từng phát biểu rằng đồng tính luyến ái là một sự "rối loạn" và trong tác phẩm Memory and Identity Gioan Phaolô II đã miêu tả các gia đình đồng tính là "ý thức hệ tội lỗi",[128] những điều này đã gây phẫn nộ cho nhiều thành viên trong cộng đồng những người đồng tính và hoán tính.[129] Trong chuyến tông du tại Hoa Kỳ năm 1993, một cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm phản đối tư tưởng kỳ thị đồng tính luyến ái của Giáo hoàng. Những người biểu tình đã mô tả Gioan Phaolô II là "kẻ kì thị đồng tính luyến ái lớn nhất quả đất", đồng thời lên án Giáo hội Công giáo phạm các tội về kì thị giới tính, kì thị người đồng tính và lạm dụng quyền lực.[130]

Trong một nhận xét đăng trên tờ The Advocate vào năm 2000 về một bài diễn thuyết của Gioan Phaolô II, Michelangeo Signorile đã bình phẩm:

Tôn giáo và AIDS

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hoàng Gioan Phaolô II phản đối quan điểm cho rằng nên dùng bao cao su trong việc phòng chống HIV[119] mà chỉ nên sử dụng các biện pháp tuyên truyền giáo dục về tầm quan trọng của mạng sống cũng như việc sinh hoạt tình dục điều độ và có ý thức.[131] Điều này đã vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ giới y khoa và những nhà hoạt động xã hội về lĩnh vực bệnh AIDS, những người này cho rằng quan điểm của Giáo hoàng sẽ gây ra cái chết cho hàng triệu người và khiến hàng triệu người mồ côi vì bệnh AIDS.[132][133] Những người chỉ trích còn cho rằng các gia đình quá đông con là nguyên nhân của việc thiếu kế hoạch hóa gia đình và làm tăng thêm sự nghèo khó ở các nước thế giới thứ ba cũng như các vấn nạn khác, ví dụ nạn trẻ em đường phố ở Nam Phi. Trước các chỉ trích này, Cơ quan Công giáo về Phát triển Hải ngoại (CAFOD - Catholic Agency for Overseas Development) đã xuất bản một bài báo thừa nhận chuyện quan hệ tình dục trong nhiều trường hợp là chẳng đặng đừng, và nói rằng bất cứ những biện pháp nào giúp người dân có thể giảm thiểu nguy cơ mang bệnh qua đường tình dục đều đáng được sử dụng.[cần dẫn nguồn]

Chuyên quyền độc đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Gioan Phaolô II bị chỉ trích là đã cố gắng tập trung quyền lực lại về cơ quan trung ương ở Vatican, trái ngược với một số chính sách phân quyền do Giáo hoàng Gioan XXIII chủ xướng và cản trở tiến trình dân chủ hóa giáo hội[51]. Việc này một phần thể hiện trong sự thiên kiến của Gioan Phaolô II trong việc bổ nhiệm các Giám mục khi 232 Hồng y và hơn 3.300 Giám mục do Giáo hoàng bổ nhiệm phần nhiều có tư tưởng bảo thủ gần giống như ông; và phần lớn số Hồng y trong 114 người thuộc Mật nghị bầu cử nên Biển Đức XVI là do chính Gioan Phaolô II bổ nhiệm[134][135]. Ngoài ra, dưới tư cách cá nhân hay trong các cuộc hội nghị, các chức sắc Giáo hội cũng ít có cơ hội được tranh biện hay chống đối các chính sách của Giáo hoàng và phe cánh của ông ta nếu không muốn đứng trước nguy cơ mất chức[134]. Vì vậy Gioan Phaolô II bị một số ý kiến chỉ trích là độc đoán, chuyên quyền.[135]

Các chương trình xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Bị cáo buộc là người mê tín dị đoan

[sửa | sửa mã nguồn]

Học giả Joseph L. Daleiden đã chê trách Giáo hoàng còn tin vào những tín điều mê tín dị đoan mà ngày nay ít ai còn tin:

Chỉ trích từ giới Kitô giáo bảo thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi những người cấp tiến chỉ trích sự bảo thủ của Giáo hoàng, những tín đồ Công giáo bảo thủ lại chỉ trích những biện pháp cấp tiến của Gioan Phaolô II. Một trong những chỉ trích của nhóm bảo thủ có nội dung yêu cầu Giáo hoàng phục hồi Thánh lễ Công đồng Trent[137] và hủy bỏ các cải cách thực hiện sau Công đồng Vaticanô II tỉ như việc sử dụng các ngôn ngữ bản địa thay thế cho tiếng La Tinh trong các nghi thức phụng vụ, phong trào Đại Kết, và các nguyên lý về tự do tôn giáo. Ông cũng bị phe bảo thủ chỉ trích vì đã bổ nhiệm các Giám mục có tư tưởng tự do và làm ngơ cho họ tuyên truyền các tư tưởng đổi mới, cấp tiến, những tư tưởng này từng bị giáo hoàng Piô X chỉ trích là "sự tổng hợp của mọi tư tưởng dị giáo". Năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolo II tuyên bố Tổng Giám mục theo tư tưởng bảo thủ Marcel Lefebvre, người sáng lập Huynh đoàn Thánh Pio X vào năm 1970, đã bị vạ tuyệt thông tiền kết vì đã tự ý phong 4 Giám mục mà chưa có sự đồng ý của Tòa thánh, đồng nghĩa với hành động ly giáo.

Khi Giáo hoàng cầu nguyện với các tín đồ Thiên chúa Giáo[138] trong Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình[139] tổ chức tại Assisi, Ý vào năm 1986, sự kiện này bị chỉ trích là gây nên ấn tượng rằng thuyết hổ lốnchủ nghĩa trung lập tôn giáo được công khai thừa nhận bởi Tòa thánh. Khi Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa binh tiếp tục được tổ chức vào năm 2002[140], sự kiện này lại bị chỉ trích là lẫn lộn với các yếu tố thế tục và thỏa hiệp với các "tôn giáo giả tạo". Việc Giáo hoàng hôn cuốn kinh Koran[141] tại Damascus, Syria trong một chuyến tông du ngày 6 tháng 5 năm 2001 cũng bị chỉ trích. Chủ trương tự do tôn giáo của Gioan Phaolô II cũng bị một số ý kiến chỉ trích, tỉ như trong khi các Giám mục như Antônio de Castro Mayer ủng hộ hòa hợp tôn giáo nhưng mặt khác cũng phủ nhận các nguyên tắc của Công đồng Vaticanô II về tự do tôn giáo mà Giáo hoàng Piô IX đã chỉ trích trong tác phẩm Syllabus errorum’ năm 1864 và trong Công đồng Vaticanô I.[142]

Vì các lý do trên, một số giới chức Công giáo bảo thủ đã phản đối việc Gioan Phaolô II được phong chân phước.[143]

Ian Paisley

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1988, khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II đang diễn thuyết trước nghị viện châu Âu thì nhà lãnh đạo tương lai của Đảng Dân chủ Hợp nhất Bắc Ailen và là Chủ tịch Đại hội đồng Trưởng lão của Giáo hội Trưởng lão Tự do Ulster, Ian Paisley, bất thình lình hét lên: "Tôi tố cáo ông là kẻ phản kitô!"[144] và giơ cao biểu ngữ ghi dòng chữ "Giáo hoàng Gioan Phaolô II KẺ PHẢN KITÔ" ("Pope John Paul II ANTICHRIST"). Cựu thái tử Otto von Habsburg, người đứng đầu gia tộc Habsburg của đế quốc Áo – Hung cũ, vội vàng giật biểu ngữ này xuống và cùng với các nghi viên khác lật đật lôi cổ Paisley ra khỏi nơi diễn thuyết.[145][146][147][148] Sau khi Paisley được "tiễn" khỏi hội trường, Giáo hoàng tiếp tục bài diễn thuyết của mình.[145][149][150]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Wilde, Robert. “Pope John Paul II 1920 - 2005”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ a b CBC News Online (tháng 4 năm 2005). “Pope stared down Communism in homeland - and won”. © 2005 Religion News Service. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ a b Maxwell-Stuart, P.G. (2006). Chronicle of the Popes: Trying to Come Full Circle. Luân Đôn: © 1997, 2006 Thames & Hudson. tr. 234. ISBN 978-0-500-28608-6 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ “Pope John Paul II and the Fall of the Berlin Wall”. 2008 Tejvan Pettinger, Oxford, UK. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ Bottum, Joseph (18 tháng 4 năm 2005). “John Paul the Great”. Weekly Standard. tr. 1–2. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ CNN (4 tháng 4 năm 2005). “Gorbachev: Pope was 'example to all of us'. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  8. ^ a b c “John Paul II: A strong moral vision”. CNN. 11 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  9. ^ a b Caroll, Rory (13-03-200). “Pope says sorry for sins of church”. The Guardian. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  10. ^ a b BBC News. “Pope issues apology”. BBC. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  11. ^ a b BBC News. “Pope apologises for Church sins”. BBC News. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ a b Robinson, B A (ngày 7 tháng 3 năm 2000). “Apologies by Pope John Paul II”. Ontario Consultants. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2013.
  13. ^ Pope says sorry for sins of church
  14. ^ “AIJAC expresses sorrow at Pope's passing”. © 2005, 2009 Australia, Israel & Jewish Affairs Council. 4 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009. Liên kết ngoài trong |nhà xuất bản= (trợ giúp)
  15. ^ “Anglican tributes to Pope John Paul II”. Anglican Communion Office. © 2009 Anglican Consultative Council. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  16. ^ “Tóm tắt về cố giáo hoàng John Paul II”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2008.
  17. ^ "Message to Pontifical Academy of Sciences ngày 22 tháng 10 năm 1996". 1997–2009 Catholic Information Network (CIN). ngày 24 tháng 10 năm 1997. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  18. ^ John Paul II became the most technologically advanced Pope
  19. ^ “God, Creation and Big Bang - Al-Bushra”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013.
  20. ^ “Mohler addresses John Paul's assertions on heaven & hell”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013.
  21. ^ Phụng Nghi (ngày 9 tháng 12 năm 2009). “ĐGH Piô XII và ĐGH Gioan Phaolô II được tuyên dương lên bậc 'Đáng Kính'. VietCatholic News. Thông tấn xã Công giáo Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  22. ^ Trần Phúc Nhạc (ngày 1 tháng 5 năm 2011). “Tường thuật thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolo II”. Đài phát thanh Vatican. Linh Tiến Khải. Thành Vatican. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  23. ^ “Sinh nhật lần thứ 78 của Giáo hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  24. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 41
  25. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 45
  26. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 54
  27. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 73
  28. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 79
  29. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN 0-385-47237-4. Bản tiếng Việt: Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 86
  30. ^ TIỂU SỬ TÓM LƯỢC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
  31. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN 0-385-47237-4. Bản tiếng Việt: Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 90
  32. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 95
  33. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN 0-385-47237-4. Bản tiếng Việt: Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 99
  34. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN 0-385-47237-4. Bản tiếng Việt: Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 102
  35. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 110
  36. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 111
  37. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 113
  38. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 108
  39. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 116
  40. ^ a b c “Sinh nhật Giáo hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |3= (trợ giúp)
  41. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 128
  42. ^ a b c d e f g h i “Bước Đường Mục Vụ Của Cố Giáo chủ Gioan Phaolô II”.[liên kết hỏng]
  43. ^ "Pope John Paul II -The Biography" và "His Holiness – John Paul II, and the Hidden History of our Time" của hai tác giả Bernstein & Marco Politi dẫn theo Chương III trong tác phẩm "Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Vĩ Nhân Thời Đại"gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành[liên kết hỏng]
  44. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 192
  45. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 244
  46. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 240
  47. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 236
  48. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 199
  49. ^ “Ky Niem 23 Duc GP II duoc bau lam Giao Hoang”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2011.
  50. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 307.
  51. ^ a b Pope John Paul II 1920~2005 An influential pontiff CNN.com
  52. ^ “Một vài con số về triều giáo hoàng Gioan Phaolô II”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2008.
  53. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 670,671
  54. ^ “Danh Sách 117 thánh tử đạo Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2007.
  55. ^ “19 năm giáo hoàng của Giáo hoàng (1978 - 1997)”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  56. ^ a b c d e f “Giáo hoàng và 26 năm giáo hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |3= (trợ giúp)
  57. ^ “BrainyQuote: Pope John Paul II Quotes. © 2007,2009 BrainyMedia.com. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  58. ^ “Giáo hoàng với 26 năm dẫn dắt giáo hội”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2008.
  59. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997, trang 674 - 677
  60. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; (lưu hành nội bộ) trang 682.
  61. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997, trang 683
  62. ^ Bài đăng trên các báo "The Orlando Sentinel" ngày 24 tháng 6 năm 1996, "Melbourne Star Observer" ngày 28 tháng 6 năm 1996, "The Buffalo News (Buffalo, NY)" ngày 24 tháng 6 năm 1996.
  63. ^ 24 tháng 6 năm 1996/page-99 “Daily Herald” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  64. ^ Der Brückenbauer: Eine globale Gestalt unserer Zeit und ein konservativer Beweger: Zur Seligsprechung von Papst Johannes Paul II. (tiếng Đức)
  65. ^ Pleiten, Pech und Pontifex 14/17 (tiếng Đức)
  66. ^ Pleiten, Pech und Pontifex 15/17 (tiếng Đức)
  67. ^ Alan Cowells. L II Demonstrators And Devout Greet the Pope In Germany, New York Times, ngày 24 tháng 6 năm 1996
  68. ^ “GIOAN PHAOLÔ II VÀ NỖ LỰC BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI, Trích chương XII trong tác phẩm "Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại" gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  69. ^ ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II VÀ GIỚI TRẺ, Simon HoaDalat
  70. ^ Gioan Phaolô II: Assisi - Kinh Hòa Bình
  71. ^ Một Triều Đại Mới Với Đức Gioan Phaolô II
  72. ^ “Ủy ban Quốc tế Hổn Hợp Anh Giáo và Công giáo vừa công bố Văn Kiện Chung nói về Quyền Giáo hoàng trong Giáo Hộ, Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai Radio Veritas Asia, Philippines”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  73. ^ “ĐTC hoan nghênh việc Cộng Đoàn Anh Giáo bổ nhiệm tân Tổng Giám mục Canterbury”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  74. ^ “Vài nhận định về Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhân dịp mừng sinh nhật thứ 80 của ngài hôm 18 tháng 5/2000, Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai, Radio Veritas Asia, Philippines”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  75. ^ “Bài Suy Niệm thứ mười một Làm Sao Phân Rẽ Được Thân Xác?Các Bài Giảng Tĩnh Tâm của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Giáo Triều Rôma”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  76. ^ Ơn cứu độ đến từ dân Do Thái
  77. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 754
  78. ^ “Cử chỉ đặc biệt của ĐTC lúc kính viếng Bức Tường Than khóc ở Giêrusalem”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  79. ^ Gioan Phaolô II: Viếng Thăm Thánh Địa
  80. ^ “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tặng nhà thờ St. Theodore ở trên ngọn đồi Palatine thuộc thành Roma cho Chính thống giáo”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  81. ^ “trao tặng lại Bức Ảnh Đức Mẹ KAZAN cho Giáo hội Chính thống giáo Moscowa và cho dân tộc Nga”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  82. ^ “Sứ Điệp của ĐTC Gioan Phaolô I gởi cho Đức Thượng Phụ Alexis II giáo chủ Giáo hội Chính thống giáo Moscowa”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2010.
  83. ^ “Gioan Phaolô II tiếp kiến Đạt Lai Lạt Ma thủ lĩnh Phật giáo Tây Tạng vào thứ Năm 27 tháng 11 năm 2003”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  84. ^ “Lễ giỗ giáp năm Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Hạt lúa gieo vào lòng đời”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010.
  85. ^ Don Lattin Buddhists Critical of Pope's Comments / Pontiff writes of `atheistic' faith San Francisco Chronicle, ngày 12 tháng 1 năm 1995.
  86. ^ World News Briefs; Buddhist Monks Demand Apology by the Pope
  87. ^ Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 748 - 749.
  88. ^ a b c “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Hồi Giáo Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |3= (trợ giúp)
  89. ^ GH John Paul II và Cộng-Sản Ba-Lan[liên kết hỏng]
  90. ^ “Vì sao Gioan Phaolô II bị ám sát”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2008.
  91. ^ “Giáo hoàng của đức mẹ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  92. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997, trang 504-508.
  93. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 344, 345.
  94. ^ a b “GIOAN PHAOLÔ II VÀ NỖ LỰC BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI, Trích chương XII trong tác phẩm "Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại" gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |3= (trợ giúp)
  95. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta. sđd trang 197
  96. ^ a b c “CỐ GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, NGƯỜI BẠN THIẾT CỦA GIỚI CẦN LAO; Trích chương XVI trong tác phẩm "Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại" gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |3= (trợ giúp)
  97. ^ THƯ CỦA Giáo hoàng GIOAN PHAOLO II GỞI PHỤ NỮ TOÀN THẾ GIỚI, http://www.ubmvgiadinh.org/?open=contents&display=2&id=158 Lưu trữ 2010-08-23 tại Wayback Machine
  98. ^ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO PHỤ NỮ, http://cuuthe.com/zoldsite1/giaidap/giaidap57.html
  99. ^ “KHÔNG TRUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO NỮ GIỚI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BẤT CÔNG”. KÊNH THÔNG TIN XUÂN BÍCH VN. Truy cập 9 tháng 10 năm 2015.
  100. ^ Giao hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 868 - 871.
  101. ^ Stephen Hawking. Lược sử thời gian. Chương 8: Nguồn gốc và số phận của vũ trụ.
  102. ^ John Tagliabue. Pope Bolsters Church's Support For Scientific View of Evolution New York Times, ngày 25 tháng 10 năm 1996.
  103. ^ Heaven is fullness of communion with God. Miracle of the Rosary Mission
  104. ^ Tom Fulks. Heresy?: The Five Lost Commandments. trang 73
  105. ^ “BrainyQuote: Pope John Paul II Quotes. © 2007,2009 BrainyMedia.com. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2009.
  106. ^ Stourton, Edward (2006). John Paul II: Man of History. Luân Đôn: © 2006 Hodder & Stoughton. tr. 1. ISBN 0340908165. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009.
  107. ^ Weeke, Stephen (31 tháng 3 năm 2006). “Perhaps 'Saint John Paul the Great?'. © 2006-2009 msnbc World News. Truy cập 1 tháng 2 năm 2009. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  108. ^ Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 840 - 841.
  109. ^ Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 842 - 843.
  110. ^ Cuộc đời Giáo hoàng John Paul II
  111. ^ “Giây phút qua đời của cố giáo hoàng John Paul II”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  112. ^ “Mở án phong chân phước và tuyên thánh cho Đức Gioan Phaolô II”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  113. ^ “Thu thập tài liệu về cố giáo hoàng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  114. ^ “Kết thúc việc lập án cho Đức Thánh Cha Gioan ở Ba Lan”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  115. ^ “Kết thúc điều tra cấp giáo phận để phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  116. ^ “Nữ Tu Marie Simon Pierre nhận được Phép lạ do lời cầu khẩn của Gioan Phaolô II”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2008.
  117. ^ "BBC – Religion & Ethics – John Paul II". 2006,2009 by BBC. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2009.
  118. ^ http://www.biography.com/search/article.do?id=9355652 "John Paul II Biography (1920–2005)". A&E Television Networks. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  119. ^ a b ["Catholic Church to Ease Ban on Condom Use"]. 2006, 2009 Deutsche Welle. ngày 24 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Condom” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  120. ^ “Scandals in the church: The Bishops' Decisions; The Bishops' Charter for the Protection of Children and Young People”. The New York Times. ngày 15 tháng 6 năm 2002. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2014.
  121. ^ “Text of the accusation letter directed to John Paul II” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Pepe-rodriguez.com. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  122. ^ “Decoding secret world of Opus Dei”. BBC News. ngày 16 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010.
  123. ^ Associated Press, "Opus Dei backs new pope", CNN, ngày 19 tháng 4 năm 2005
  124. ^ 14 tháng 12 năm 1995/news/9512131422_1_peter-basilica-pope-prime Student Upbraids Pope, Leaving Vatican Stunned[liên kết hỏng]
  125. ^ Taylor, Aisha (ngày 4 tháng 4 năm 2005). “Young Catholic Feminists Compare Legacy of MLK and John Paul II”. © 2008 Women's Ordination Conference. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2009.
  126. ^ Zindler, Frank R. (1991). Dial an Atheist: Greatest Hits from Ohio. American Atheist Press. ISBN 9781578849505., tr. 182
  127. ^ The New Anti-Catholicism: The Last Acceptable Prejudice. tr.76
  128. ^ Pope John Paul II (2005). Memory & Identity – Personal Reflections. London: 2006 Weidenfeld & Nicolson. ISBN 0-297-85075-X, tr. 12
  129. ^ Vatican[liên kết hỏng] (2003 [last update]). "Considerations Regarding Proposals To Give Legal Recognition To Unions Between Homosexual Persons". vatican.va. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  130. ^ a b Philip Jenkins. The New Anti-Catholicism: The Last Acceptable Prejudice. tr.98 [1]
  131. ^ Daniel Williams. Pope Rejects Condoms As a Counter to AIDS. Washington Post.
  132. ^ "Top Catholics Question Condom Ban" Lưu trữ 2012-10-25 tại Wayback Machine. 2005, 2009 International Herald Tribune. ngày 16 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  133. ^ Gideon Polya. John Paul II, HIV/AIDS And Global Mass Mortality 11 April, 2005. Countercurrents.org
  134. ^ a b c Robert Willis. The Democracy of God: An American Catholicism, tr. 141,142 [2]
  135. ^ a b John Paul II: His Life and Papacy
  136. ^ Joseph L. Daleiden|Joseph Daleiden. The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy. Prometheus Books. Tháng 8 năm 1994. ISBN 978-0879758967. Trang 82
  137. ^ Hewitt, Hugh (ngày 4 tháng 6 năm 2005). "Criticizing John Paul II: Yet Another Thing The Mainstream Press Does Not Understand About The Catholic Church." Lưu trữ 2015-08-26 tại Wayback Machine. The Weekly Standard. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2009.
  138. ^ Address to the Representatives of the Christian Churches and Ecclesial Communities and of the World Religions". Vatican archives. 1986,2009 Libreria Editrice Vaticana. ngày 27 tháng 10 năm 1986. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  139. ^ "Address to the Representatives of the other Christian Churches and Ecclesial Communities". 1986,2009 Libreria Editrice Vaticana. ngày 27 tháng 10 năm 1986. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  140. ^ "Day of Prayer for Peace in the World". Vatican archives. 1986,2009 Libreria Editrice Vaticana. ngày 24 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  141. ^ "John Paul II kisses the Koran (Qu'ran) at the Vatican.". FIDES News Service. 2002, 2009 Tradition in Action, Inc. ngày 14 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  142. ^ “Jan Paweł II Live at Vatican 1999”. Youtube.com. ngày 28 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  143. ^ Michael J. Matt (ngày 21 tháng 3 năm 2011). “A Statement of Reservations Concerning the Impending Beatification of Pope John Paul II”. The Remnant. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
  144. ^ “Ian Paisley and politics of peace”. Los Angeles Times. ngày 24 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012.
  145. ^ a b Davenport, Mark (ngày 19 tháng 1 năm 2004). "BBC NEWS | Paisley's Exit from Europe". BBC News. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  146. ^ Paisley, Dr R.K. (2012 [last update]). "EIPS – Historical Documents Reveal Former Pope's Plans". ianpaisley.org. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  147. ^ "HEADLINERS; Papal Audience". New York Times. ngày 16 tháng 10 năm 1988. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  148. ^ Cloud, David W. (2012 [last update]). "Free Presbyterian Church – Dr. Ian Paisley". freepres.org. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  149. ^ MacDonald, Susan (ngày 2 tháng 10 năm 1988). "Paisley Ejected for Insulting Pope". The Times.
  150. ^ Chrisafis, Angelique (ngày 16 tháng 9 năm 2004). "The Return of Dr. No". The Guardian (London).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Người tiền nhiệm
Gioan Phaolô I
Danh sách các giáo hoàng
Người kế nhiệm
Biển Đức XVI