Bước tới nội dung

Đậu hoàng hậu (Hán Chương Đế)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chương Đức Đậu Hoàng hậu
章德竇皇后
Hán Chương Đế Hoàng hậu
Nhiếp chính nhà Hán
Tại vị88 - 92
(4 năm)
Quân chủHán Hòa Đế Lưu Triệu
Tiền nhiệmAn Hán công Vương Mãng
Kế nhiệmĐặng Thái hậu
Hoàng hậu nhà Hán
Tại vị7888
Tiền nhiệmMinh Đức Mã hoàng hậu
Kế nhiệmPhế hậu Âm thị
Hoàng thái hậu nhà Hán
Tại vị8897
Tiền nhiệmMinh Đức Mã Thái hậu
Kế nhiệmHòa Hi Đặng Thái hậu
Thông tin chung
Mất14 tháng 8, năm 97
Lạc Dương
An tángKính lăng (敬陵)
Phối ngẫuHán Chương Đế
Lưu Đát
Thụy hiệu
Chương Đức Hoàng hậu
(章德皇后)
Thân phụĐậu Huân
Thân mẫuTỷ Dương công chúa

Chương Đức Đậu Hoàng hậu (chữ Hán: 章德竇皇后; ? - 14 tháng 8, 97), cũng gọi Chương Đức Đậu Thái hậu (章德竇太后), Đông Hán Đậu Thái hậu (東漢竇太后), là Hoàng hậu duy nhất của Hán Chương Đế Lưu Đát trong lịch sử Trung Quốc.

Bà là một vị Hoàng hậu có ảnh hưởng đến tình hình chính trị trong suốt triều đại của chồng mình là Hán Chương Đế, tiếp đó đến thời của con trai ông là Hán Hòa Đế với tư cách là Hoàng thái hậu. Bà trực tiếp xen vào việc chính sự, can thiệp bằng thế lực ngoại thích qua anh trai bà Xa Kỵ đại tướng quân Đậu Hiến, vị tướng lừng lẫy với chiến tích đánh dẹp Hung Nô. Đậu Thái hậu là Thái hậu đầu tiên của Đông Hán thực hiện nhiếp chính, đã mở đầu cho một chuỗi liên tiếp việc ngoại thích nắm đại quyền nhà Hán qua các thời đại về sau.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương Đức Thái hậu không rõ tên thật và năm sinh, bà xuất thân từ danh gia Phù Phong Đậu thị (扶風竇氏), người Phù Phong, Bình Lăng (扶風平陵; nay là Bảo Khê, Thiểm Tây). Tằng tổ phụ là Đông Hán Khai quốc công thần, nhậm Tư không, tước An Phong hầu Đậu Dung (竇融), vốn là hậu duệ 7 đời của Đậu Quảng Quốc (竇廣國) - em trai của Hiếu Văn Đậu hoàng hậu. Cả nhà ở tại Trường An, xuất nhập quý thích, liên kết làng xóm hào kiệt, lấy nhậm hiệp làm danh[1].

Tổ phụ Đậu Mục (竇穆), cưới Nội Hoàng công chúa (內黃公主) nên được làm đến "Môn Thành Giáo úy" (城门校尉), thân phụ Đậu Huân (竇勳), nghênh thú Tỷ Dương công chúa (沘陽公主) - con gái của Đông Hải Cung vương Lưu Cương, con trai đầu của Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú. Tỷ Dương công chúa sinh Đậu Hiến cùng Đậu thị; ngoài ra còn có Đậu Đốc (竇篤), Đậu Cảnh (竇景) cùng Đậu Côi (窦瑰) đều là con của thiếp thất. Do gia thế rất hiển hách nên ông nội và cha bà thấy bấy giờ khá là đắc ý. Sau đó, Đậu gia phạm trọng tội, bị bắt và xử tử[2][3], riêng Tỷ Dương công chúa và hai con gái được gia ân, cho phép ở lại kinh đô Lạc Dương[4]. Do gia thế sa sút, Tỷ Dương công chúa thường mời các Tương công xem tướng vận, bọn họ nhìn vào đều nói Đậu thị nhất định sẽ đại tôn đại quý, không phải là một mệnh phụ bình thường. Lớn lên, Đậu thị vô cùng thông minh và xinh đẹp, 6 tuổi có thể đọc sách và biết chữ, sớm nổi tiếng khắp thành Lạc Dương[5].

Nhập cung Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Kiến Sơ thứ 2 (77), tháng 8, bà cùng em gái được tuyên vào trong Trường Lạc cung (長樂宮), phong độ dung mạo đều thực xuất chúng. Khi ấy, Hán Chương Đế nghe tiếng nhan sắc Đậu thị, nhiều lần hỏi các Phó mẫu (các Nữ quan dạy dỗ cung tần trong cung), ngay cả Mã Thái hậu khi trông thấy Đậu thị cũng cảm thấy người này thực khác thường, nên giữ lại ở trong Dịch đình. Khi đến Dịch đình, Đậu thị đã nhân đó đến Bắc cung Chương Đức điện (章德殿), Đậu thị thiên tính nhanh nhẹn, tận tâm mà biết ứng tiếp, trên dưới trước sau xã giao rất được thể diện, cho nên thanh danh từng ngày lan truyền ra[6].

Năm Kiến Sơ thứ 3 (78), ngày 2 tháng 3, Hán Chương Đế ra chỉ lập bà làm Hoàng hậu[7], em gái làm Quý nhân[8], truy tôn cha bà Đậu Huân làm An Thành Tư hầu (安成思侯). Từ đó, Đậu thị chuyên sủng hậu cung, nhưng mãi mà Đậu hậu vẫn không có con[9].

Mã Thái hậu rất yêu quý Tống Quý nhân, yêu cầu Hán Chương Đế phải lập con của Tống thị là Lưu Khánh làm Thái tử. Đậu hậu lúc đó không có con, nên bèn chọn con trai của Lương quý nhân là Hoàng tử Lưu Triệu làm con nuôi, hòng học tập theo Mã Thái hậu nhận nuôi Hán Chương đế trước đó. Sau khi Mã Thái hậu qua đời, Đậu hậu bèn lên kế hoạch phế truất Tống quý nhân cùng con trai là Thái tử Lưu Khánh. Bà bí mật nhờ anh là Đậu Hiến thu thập các bằng chứng phạm tội của nhà họ Tống, đồng thời mua chuộc các cung nữ, hoạn quan bên phía Tống Quý nhân.

Năm Kiến Sơ thứ 6 (81), Tống Quý nhân lâm bệnh, cơn bệnh khiến bà rất thèm Chi Tơ hồng nên yêu cầu gia đình đưa vào cung. Nhân đó, Đậu hoàng hậu tố cáo Tống quý nhân đưa vật lạ vào cung để làm trò phù thủy trong cung. Các Hoàng đế nhà Hán sau sự kiện của Hán Vũ Đế, đã rất nhạy cảm đến chuyện đồng cốt, pháp sư ở trong cung, nên việc này khiến Hán Chương Đế nổi trận lôi đình, liền phế truất Thái tử Lưu Khánh. Tống Quý nhân bị phế và bị giải vào ngục, sau bị ép tự vẫn. Thái tử Lưu Khánh bị phế thành Thanh Hà vương, còn Lưu Triệu được lập làm Thái tử, do Đậu hoàng hậu nuôi dưỡng[10][11]. Năm thứ 7 (82), truy tặng cha của Đậu hậu làm An Thành Tư hầu (安成思侯)[12]. Nhà họ Lương của Lương Quý nhân có được cháu là Thái tử nên lấy làm vui mừng. Họ Đậu khi biết được, cảm thấy không vui vì tương lai sẽ cùng họ Lương san sẻ ảnh hưởng đến Lưu Triệu, Đậu hậu bèn tìm cách tiêu diệt luôn dòng họ Lương.

Năm Kiến Sơ thứ 8 (83), Đậu hậu tố cáo Lương Tủng - cha của Lương Quý nhân nhiều tội trạng vô căn cứ nhưng Chương Đế vẫn tin, ra lệnh giam Lương Tủng vào ngục khiến ông chết trong đó. Lương Quý nhân đau buồn quá độ mà mất theo[13]. Họ Đậu dần dần trở thành ngoại thích mới có thế lực. Khi Hán Chương Đế không còn tin dùng dòng họ Mã của Mã Thái hậu quá cố, ông thay thế bằng hai người anh của bà là Đậu HiếnĐậu Đốc, Đậu Hiến nhậm chức Thị trung (侍中), kiêm Dũng sĩ Trung lang tướng (虎贲中郎将); còn Đậu Đốc nhậm Hoàng môn Thị lang (黄门侍郎). Hai anh em cùng mông thân hạnh, xuất nhập nội cung, lại có em gái làm Hoàng hậu nên khí thế hơn người. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngoại thích nhà Hán, thế lực của Hoàng hậu lại mạnh hơn thế lực của Thái hậu.

Khi ấy Đậu Hiến áp bức Thấm Thủy công chúa Lưu Trí - con gái của Hán Minh Đế, thu mua luôn vườn rau của công chúa, công chúa sợ khí thế của Hiến mà nhẫn nhịn[14]. Sau, Hán Chương Đế qua nơi đây, chỉ hỏi vườn rau, Đậu Hiến bị tội, Chương Đế khi ấy cực kỳ giận dữ. Đậu hậu phải tháo trâm rũ tóc, cầu tình Hoàng đế, Đậu Hiến mới được tha cho[15]. Tuy lần này Đậu Hiến thoát, song từ đó Hán Chương Đế không còn trọng dụng Đậu Hiến nữa.

Lâm triều

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Chương Hòa thứ 2 (88), Hán Chương Đế băng hà. Con trai là Thái tử Lưu Triệu mới 9 tuổi đăng cơ tức Hán Hòa Đế, Hoàng hậu Đậu thị trở thành Hoàng thái hậu.

Do Hoàng đế còn nhỏ tuổi, Đậu Thái hậu lâm triều xưng chế, mở đầu cho việc Thái hậu nhiếp chính của thời Đông Hán. Ngay lập tức, Đậu Thái hậu nghĩ đến việc củng cố thế lực. Bà tôn mẹ làm Trưởng công chúa, ban thực ấp hơn 3.000 hộ[16]. Đậu Hiến nhậm Thị trung, đứng đầu ngoại thích họ Đậu, có thể xuất tuyên cáo mệnh; Đậu Đốc được Hán Chương Đế di chiếu làm Hổ bí Trung lang tướng (虎贲中郎将), còn Đậu Cảnh cùng Đậu Coi nhậm Trung thường thị (中常侍), cả nhà họ Đậu quyền khuynh thiên hạ[17].

Thị trung Đậu Hiến rất giỏi dẫn dắt, ông thấy Thái úy Đặng Bưu là người ngay thẳng, nên vận động Đặng Bưu lên làm Thái phó, hễ khi Đậu Hiến muốn làm gì, đều vận động Đặng Bưu thay mình đề nghị lên triều đình, còn bản thân Hiến sẽ đích thân nói với Thái hậu. Mặc khác, Truân kỵ Giáo úy Hoàn Úc mấy thế hệ đều làm Đế sư, nên lần này Đậu Hiến liền đề cử Hoàn Úc làm thầy dạy cho Hán Hòa Đế. Trong ngoài hiệp trợ như vậy, căn cơ của Đậu Hiến thực vững[18]. Đối với người làm mình phật ý, Đậu Hiến rất kì kèo thù dai. Khi ông đã có quyền thế, liền truy tìm kẻ đã xử chết cha ông là Yết Giải, bắt người này bị cách chức rồi chết thảm. Hay như Đô Hương hầu Lưu Sướng, được đến tham bái tang lễ của Chương Đế, sau rất được Đậu Thái hậu yêu thích, thường triệu vào cung. Đậu Hiến biết, sợ người này sẽ san sẻ chia phân quyền lực của mình, bèn sử dụng quân binh giết đi, còn đổ tội cho em trai là Lợi hầu Lưu Cương. Đậu Thái hậu cực kỳ giận dữ, từ đó không cho Đậu Hiến dự vào việc trong cung nữa[19].

Biết Đậu Thái hậu tức giận, Đậu Hiến xin cầm quân đi đánh Bắc Hung Nô để chuộc tội và đã lập được đại công, ông được phong tước "Xa kỵ tướng quân" (車騎將軍), lĩnh binh cùng Cảnh Bình đi trấn áp Bắc Hung Nô. Cuộc chiến này Đậu Hiến toàn thắng trở về[20][21][22][23]. Năm Vĩnh Nguyên nguyên niên (89), tháng 9, Đậu Thái hậu nhân danh Hán Hòa Đế, phong Đậu Hiến làm Đại tướng quân (大将军), phong làm Vũ Dương hầu (武暘侯), thực ấp 20.000 hộ. Đại tướng quân quan chức ở dưới Tam công, ấn Thái úy tiêu chuẩn thiết trí quan thuộc. Lúc này Đậu Hiến quyền trấn triều đình, nhóm công khanh cùng nghênh ý chỉ, tấu thỉnh triều đình để Đại tướng quân Đậu Hiến ở trên Tam công. Đậu Hiến hồi kinh, thiết trí khao ban thưởng tướng sĩ, những tử đệ của trưởng quan các quận đã tùy Đậu Hiến xuất chinh đều thăng lên làm Thái tử Xá nhân[24]. Ngoài Đậu Hiến, Đậu Đốc cũng thăng Vệ úy, Đậu Cảnh cùng Đậu Côi nhậm Thị trung, Phụng xa, Phò mã Đô úy; chức tước cứ thế tăng lên hằng ngày, nên anh em 4 người bọn họ đều đại tu dinh thự, xe ngựa hàng vạn, cực kỳ xa xỉ[25].

Năm Vĩnh Nguyên thứ 2 (90), triều đình ấn định tấn phong ngoại thích họ Đậu dự hàng Liệt hầu. Đậu Hiến phong Quán quân hầu (冠軍侯), thực ấp 20.000 hộ; còn Đậu Đốc phong Yển hầu (郾侯), Đậu Cảnh phong Nhữ Dương hầu (汝暘侯) và Đậu Côi phong Hạ Dương hầu (夏暘侯), mỗi vị 6.000 hộ thực ấp. Trong số này, riêng Đậu Hiến quyết không chịu nhận tước[26].

Năm Vĩnh Nguyên thứ 4 (92), Đậu Hiến cùng vây cánh là Đặng Điệp, Đặng Lỗi, Quách Tử cùng Quách Hoàng bị hạch tội mưu nghịch, lệnh tru trảm[27]. Sự việc chi tiết không được ghi trong chính sử, nhưng đại khái rằng Hán Hòa Đế dường như rất ghét Đậu Hiến vì sự chuyên quyền của ông ta. Bên cạnh đó, Thanh Hà Hiếu vương Lưu Khánh, anh trai của ông cùng hoạn quan Trịnh Chúng đã khích lệ cho ông dẫn đến ông ra lệnh quân lính bắt giam Đậu Hiến, thu hồi ấn tín Đại tướng quân, buộc Đậu Hiến cùng Đậu Đốc, Đậu Cảnh và Đậu Côi bị giam ở đất phong, sau đó tất cả đều bị lệnh phải tự sát. Theo đó, Hán Hòa Đế còn xử tử nhiều người họ Đậu khác nhưng vẫn tôn thờ Đậu Thái hậu rất hiếu thảo.

Băng thệ nghị truất

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Vĩnh Nguyên thứ 9 (97), ngày 14 tháng 8, Hoàng thái hậu Đậu thị băng thệ. Không rõ bao nhiêu tuổi.

Đậu Thái hậu còn chưa kịp mai táng, chị của Lương Quý nhân quá cố đã thượng thư trần thuật sự việc Lương Quý nhân uổng mạng khi xưa. Thái úy Trương Bô (张酺), Tư đồ Lưu Phương cùng Tư không Trương Phấn (张奋) thượng tấu, theo tiền lệ Hán Quang Vũ Đế truy phế Lữ hậu, xin không gia tôn thụy hiệu cho Đậu Thái hậu, cũng không cho Đậu Thái hậu an táng yên ổn, nhập vào hoàng lăng hợp táng cùng Hán Chương Đế. Hán Hòa Đế ban viết:

Đối với Lương Quý nhân là mẹ đẻ, Hán Hòa Đế truy tôn bà ấy làm Cung Hoài hoàng hậu cùng gia quyến, truy tôn thụy hiệu cho Đậu Thái hậu là Chương Đức hoàng hậu (章德皇后), với một ý nghĩa đoan chính, hiền thục đầy chất tôn trọng. Ngày 29 tháng 8, hợp táng Chương Đức hoàng hậu Đậu thị bên cạnh Hán Chương Đế trong Kính lăng (敬陵)[28][29].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《后汉书·卷二十三·窦融列传第十三》:窦融字周公,扶风平陵人也。七世祖广国,孝文皇后之弟,封章武侯。融高祖父,宣帝时以吏二千石自常山徙焉。融早孤。王莽居摄中,为强弩将军司马,东击翟义,还攻槐里,以军功封建武男。女弟为大司空王邑小妻。家长安中,出入贵戚,连结闾里豪杰,以任侠为名;然事母兄,养弱弟,内修行义。
  2. ^ 《后汉书·卷二十三·窦融列传第十三》:融在宿卫十余年,年老,子孙纵诞,多不法。穆等遂交通轻薄,属托郡县,干乱政事。以封在安丰,欲令姻戚悉据故六安国,遂矫称阴太后诏,令六安侯刘盱去妇,因以女妻之。
  3. ^ 《后汉书·卷二十三·窦融列传第十三》:五年,盱妇家上书言状,帝大怒,乃尽免穆等官,诸窦为郎吏者皆将家属归故郡,独留融京师。穆等西至函谷关,有诏悉复追还。会融卒,时年七十八,谥曰戴侯,赙送甚厚。
  4. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:章德窦皇后讳某,扶风平陵人,大司空融之曾孙也。祖穆,父勋,坐事死,事在《窦融传》。勋尚东海恭王彊女沘阳公主,后其长女也。
  5. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:家既废坏,数呼相工问息耗,见后者皆言当大尊贵,非臣妾容貌。年六岁能书,亲家皆奇之。
  6. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:建初二年,后与女弟俱以选例入见长乐宫,进止有序,风容甚盛。肃宗先闻后有才色,数以讯诸姬傅。及见,雅以为美,马太后亦异焉,因入掖庭,见于北宫章德殿。后性敏给,倾心承接,称誉日闻。
  7. ^ 《后汉书·卷三·肃宗孝章帝纪第三》:三月癸巳,立贵人窦氏为皇后。
  8. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:明年,遂立为皇后,妹为贵人。
  9. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:后宠幸殊特,专固后宫。
  10. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:初,宋贵人生皇太子庆,梁贵人生和帝。后既无子,并疾忌之,数间于帝,渐致疏嫌。因诬宋贵人挟邪媚道,遂自杀,废庆为清河王,语在《庆传》。
  11. ^ 《后汉书·卷三·肃宗孝章帝纪第三》:夏六月甲寅,废皇太子庆为清河王,立皇子肇为皇太子。
  12. ^ 後漢書, 卷10上#章德竇皇后: 七年,追爵謚后父勳為安成思侯。后寵幸殊特,專固後宮。
  13. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:(梁贵人)四年,生和帝。后养为己子。欲专名外家而忌梁氏。八年,乃作飞书以陷竦,竦坐诛,贵人姊妹以忧卒。自是宫房惵息,后爱日隆。
  14. ^ 《后汉书》卷二十三:宪字伯度。父勋被诛,宪少孤。建初二年,女弟立为皇后,拜宪为郎,稍迁侍中、虎贲中郎将;弟笃,为黄门侍郎。兄弟亲幸,并侍宫省,赏赐累积,宠贵日盛,自王、主及阴、马诸家,莫不畏惮。宪恃宫掖声势,遂以贱直请夺沁水公主园田,主逼畏,不敢计。
  15. ^ 《后汉书》卷二十三:后肃宗驾出过园,指以向宪,宪阴喝不得对。后发觉,帝大怒,召宪切责曰:"深思前过,夺主田园过,何用愈赵高指鹿为马?久念使人惊怖。昔永平中,常令阴党、阴博、邓叠三人更相纠察,故诸豪戚莫敢犯法者,而诏书切切,犹以舅氏田宅为言。今贵主尚见枉夺,何况小人哉!国家弃宪如孤皱腐鼠耳。"宪大震惧,皇后为毁服深谢,良久乃得解,使以田还主。虽不绳其罪,然亦不授以重任。
  16. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:及帝崩,和帝即位,尊后为皇太后。皇太后临朝,尊母沘阳公主为长公主,益汤沐邑三千户。兄宪,弟笃、景,并显贵,擅威权,后遂密谋不轨,永元四年,发觉被诛。
  17. ^ 《后汉书》卷二十三:和帝即位,太后临朝,宪以侍中,内干机密,出宣诰命。肃宗遗诏以笃为虎贲中郎将,笃弟景、瑰并中常侍,于是兄弟皆在亲要之地。
  18. ^ 《后汉书》卷二十三:宪以前太尉邓彪有义让。先帝所敬,而仁厚委随,故尊崇之,以为太傅,令百官总己以听。其所施为,辄外令彪奏,内白太后,事无不从。又屯骑校尉桓郁,累世帝师,而性和退自守,故上书荐之,令授经禁中。所以内外协附,莫生疑异。
  19. ^ 《后汉书》卷二十三:宪性果急,睚眦之怨莫不报复。初,永平时,谒者韩纡尝考劾父勋狱,宪遂令客斩纡子,以首祭勋冢。齐殇王子都乡侯畅来吊国忧,畅素行邪僻,与步兵校尉邓叠亲属数往来京师,因叠母元自通长乐宫,得幸太后,被诏召诣上东门。宪惧见幸,分宫省之权,遣客刺杀畅于屯卫之中,而归罪于畅弟利侯刚,乃使侍御史与青州刺史杂考刚等。后事发觉,太后怒,闭宪于内宫。
  20. ^ 《后汉书》卷二十三:宪惧诛,自求击匈奴以赎死。会南单于请兵北伐,乃拜宪车骑将军,金印紫绶,官属依司空,以执金吾耿秉为副,发北军五校、黎阳、雍营、缘边十二郡骑士,及羌胡兵出塞。
  21. ^ 《后汉书》卷二十三:明年,宪与秉各将四千骑及南匈奴左谷蠡王师子万骑出朔方鸡鹿塞,南单于屯屠河,将万余骑出满夷谷,度辽将军邓鸿及缘边义从羌胡八千骑,与左贤王安国万骑出稒阳塞,皆会涿邪山。
  22. ^ 《后汉书》卷二十三:宪分遣副校尉阎盘、司马耿夔、耿谭将左谷蠡王师子、右呼衍王须訾等,精骑万余,与北单于战于稽落山,大破之,虏众崩溃,单于遁走,追击诸部,遂临私渠比鞮海。斩名王以下万三千级,获生口马、牛、羊、橐驼百余万头。于是温犊须、曰逐、温吾、夫渠王柳鞮等八十一部率众降者,前后二十余万人。宪、秉遂登燕然山,去塞三千余里,刻石勒功,纪汉威德,令班固作铭。
  23. ^ 《后汉书》卷二十三:宪乃班师而还。遣军司马吴汜、梁讽,奉金帛遗北单于,宣明国威,而兵随其后。时虏中乖乱,汜、讽所到,辄招降之,前后万余人。遂及单于于西海上,宣国威信,致以诏赐,单于稽首拜受。讽因说宜修呼韩邪故事,保国安人之福。单于喜悦,即将其众与讽俱还,到私渠海,闻汉军已入塞,乃遣弟右温禺鞮王奉贡入侍,随讽诣阙。宪以单于不自身到,奏还其侍弟。南单于于漠北遗宪古鼎,容五斗,其傍铭曰"仲山甫鼎,其万年子子孙孙永保用",宪乃上之。
  24. ^ 《后汉书》卷二十三:诏使中郎将持节即五原拜宪大将军,封武阳侯,食邑二万户。宪固辞封,赐策许焉。 旧大将军位在三公下,置官属依太尉。宪威权震朝庭,公卿希旨,奏宪位次太傅下,三公上;长史、司马秩中二千石,从事中郎二人六百石,自下各有增。振旅还京师。于是大开仓府,劳赐士吏,其所将诸郡二千石子弟从征者,悉除太子舍人。
  25. ^ 《后汉书》卷二十三:是时,笃为卫尉,景、瑰皆侍中、奉车、驸马都尉,四家竞修第宅,穷极工匠。
  26. ^ 《后汉书》卷二十三:明年,诏曰:"大将军宪,前岁出征,克灭北狄,朝加封赏,固让不受。舅氏旧典,并蒙爵士。其封宪冠军侯。邑二万户;笃郾侯,景汝阳侯,瑰夏阳侯,各六千户。"宪独不受封,遂将兵出镇凉州,以侍中邓叠行征西将军事为副。
  27. ^ 《后汉书》卷二十三:宪既负重劳,陵肆滋甚。四年,封邓叠为穰侯。叠与其弟步兵校尉磊及母元,又宪女婿射声校尉郭举,举父长乐少府璜,皆相交结。元、举并出入禁中,举得幸太后,遂共图为杀害。
  28. ^ 《后汉书·卷十上·皇后纪第十上》:九年,太后崩,未及葬,而梁贵人姊嫕上书陈贵人枉殁之状。太尉张酺、司徒刘方、司空张奋上奏,依光武黜吕太后故事,贬太后尊号,不宜合葬先帝。百官亦多上言者。帝手诏曰:"窦氏虽不遵法度,而太后常自减损。朕奉事十年,深惟大义,礼,臣子无贬尊上之文。恩不忍离,义不忍亏。案前世上官太后亦无降黜,其勿复议。"于是合葬敬陵。
  29. ^ 《后汉书·卷四·孝和孝殇帝纪第四》:闰月辛巳,皇太后窦氏崩。丙申,葬章德皇后。
  • Chương Đức hoàng hậu
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Nguyễn Tôn Nhan (1997), Hậu phi truyện, Nhà xuất bản Phụ nữ