Bước tới nội dung

Đại học Trung văn Hồng Kông

Đại học Trung văn Hồng Kông
香港中文大學
The Chinese University of Hong Kong (CUHK)
Huy hiệu[chú thích 1]
Khẩu hiệu
博文約禮 (Văn ngôn)
Khẩu hiệu trong Tiếng Anh
Through learning and temperance to virtue
Loại hìnhCông lập
Thành lập13 tháng 10 năm 1963
Chủ tịch Hội đồng trườngNorman Leung
Hiệu trưởng danh dựLâm Trịnh Nguyệt Nga (Trưởng quan hành chính Hồng Kông)
Phó giám đốcĐoàn Sùng Trí
Phó hiệu trưởngAlan K. L. Chan
Pro-Vice-ChancellorsTrương Diệu Thanh, Fok Tai-fai, Trương Diệu Thanh, Poon Wai-yin, Dennis K. P. Ng, Chan Wai-yee, Eric S. P. Ng
Giảng viên
1,697[1]
Sinh viên20,608[2]
Sinh viên đại học17,038 (82.68%)[3]
Sinh viên sau đại học3,570 (17.32%)[3]
Vị trí
Sa Điền, Hồng Kông

22°25′11″B 114°12′24,45″Đ / 22,41972°B 114,2°Đ / 22.41972; 114.20000
Khuôn viênNông thôn
137,3 hécta (1,373 km2)
Ngôn ngữen
Màu
  Tím & vàng
Liên kếtASAIHL, ACU, IAU, WUN, ACUCA, Washington University in St. Louis McDonnell International Scholars Academy[4]
Linh vậtPhượng hoàng
Websitewww.cuhk.edu.hk
Tên tiếng Trung
Phồn thể香港中文大學
Giản thể香港中文大学
Latinh hóa Yale tiếng Quảng ChâuHēunggóng Jūngmàhn Daaihhohk

Đại học Trung văn Hồng Kông (tiếng Trung: 香港中文大學, tiếng Anh: The Chinese University of Hong Kong - CUHK)[5][6][7] là trường đại học nghiên cứu công lập ở Sa Điền, Hồng Kông, chính thức thành lập vào năm 1963 bằng khế ước đại học do Hội lập pháp Hồng Kông trao. Trường là đại học lâu đời thứ hai của Hồng Kông, ban đầu là liên viện của ba học viện đang có, Học viện Sùng Cơ, Thư viện Tân Á và Thư viện liên hợp, viện lâu đời nhất thành lập vào năm 1949.[8]

Đại học Trung văn Hồng Kông tổ chức thành chín viện, tám phân khoa và là trường đại học học viện duy nhất của Hồng Kông. Trường dùng tiếng Anh lẫn tiếng Trung Quốc, mặc dù môn ở hầu hết các học viện đều dạy bằng Anh ngữ. Bốn người đắc thưởng Nobel liên hệ với trường, là tổ chức đại học duy nhất của Hồng Kông có người đoạt giải Nobel, Giải Turing, Huy chương FieldsGiải Veblen làm giáo sư.[9]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường đại học thành lập năm 1963 làm liên viện của ba học viện đang có, đầu tiên có Thư viện Tân Á do các học giả Nho giáo phản Cộng thành lập năm 1949 đến từ Đại lục giữa cuộc Nội chiến quốc cộng thứ hai. Trong số nhà sáng lập có Tiền Mục, Đường Quân Nghị và Tchang Pi-kai. Giáo trình chuyên chú vào di sản Trung Quốc và các vấn đề xã hội. Trường có những năm tháng đầu tiên náo động, khuôn viên phải di dời vài lần giữa các cơ sở thuê quanh Cửu Long. Các học giả thường tự lưu vong từ đại lục và gặp nhiều khó khăn tài chính, sinh viên đôi khi phải ngủ trên sân thượng và giáo viên buộc phải bỏ lương để duy trì trường. Dần dần kinh phí được tăng lên và trường chuyển đến khuôn viên mới ở Kháo Bối Lũng, xây năm 1956 có Ford Foundation tán trợ.[10]

Cựu khuôn viên Học viện Tân Á ở Thâm Thủy Bộ

Sau cuộc cách mạng Cộng sản và mối quan hệ Trung-Mỹ tan vỡ khi Chiến tranh Triều Tiên bộc phát năm 1950, mọi học viện và đại học Cơ đốc giáo ở Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều phải đóng cửa.[11] Các nhà thờ Tân giáo thành lập Học viện Sùng Cơ năm 1951 để tiếp tục giáo dục thần học của các trường, thánh đường đại lục. 63 đại sinh viên của năm đầu tiên dạy ở các nhà thờ và cơ sở thuê tại Đảo Hồng Kông. Học viện dời về địa điểm hiện tại ở Mã Liệu Thủy năm 1956.[12] Năm 1962 một năm trước khi Đại học trung văn thành lập, Sùng Cơ có 531 đại sinh viên trong 10 phân khoa do 40 giáo sư toàn thời dạy, ngoại trừ các gia sư.[13]

Thư viện Liên Hợp thành lập năm 1956 khi năm học viện tư lập ở tỉnh Quảng Đông hợp nhất: Quảng Châu Hải ngoại, Quang Hạ, Hoa Kiều, Văn Hoa và Học viện Bình Tỉnh. Hiệu trưởng đầu tiên là Tiến sĩ F.I. Tseung. Khuôn viên ban đầu trên Đường Kiên chứa được hơn 600 đại sinh viên.[14]

Ba trường này (cùng với viên khác kiến lập đương thời) giúp lấp đầy khoảng trống trong các lựa chọn giáo dục sau trung học cho sinh viên Trung Quốc Hồng Kông. Trước năm 1949 thì có thể đi học đại học ở đại lục, nhưng vì biến động ở Trung Quốc nên sinh viên không thể tiếp tục học tập ở trường đại học, trừ phi trình độ tiếng Anh đủ tốt để vào Đại học Hương Cảng, bấy giờ trường đại học duy nhất ở Hồng Kông. Năm 1957, Thư viện Tân Á, Liên Hợp cùng Học viện Sùng Cơ thành lập Hội đồng Học viện Trung Quốc Liên hợp.

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]
Khuôn viên ở Mã Liệu Thủy

Tháng 6 năm 1959, chính phủ Hồng Kông biểu lộ ý định thành lập đại học mới dạy bằng tiếng Trung Quốc. Cùng năm, Điều lệ Học viện sau Trung học công bố để cung cấp kinh phí chính phủ và công nhận chính thức cho trường Tân Á, Sùng Cơ và Liên Hợp mong rằng tiền sẽ "cho phép nâng cao tiêu chuẩn đến mức độ có thể đạt được địa vị đại học, có lẽ trên cơ sở liên viện."[13] Điều lệ ban hành ngày 19 tháng 5 năm 1960.

Ủy ban trù bị Đại học Trung Quốc thành lập tháng 6 năm 1961 để khuyên bảo chính phủ về các địa điểm tiềm năng cho trường đại học mới. Tháng 5 năm sau, Ủy ban Fulton thành lập để đánh giá tính thích hợp của việc ba trường sau trung học chính trợ trở thành các trường cấu thành của đại học mới. Ủy ban do Phó hiệu trưởng John Fulton của Đại học Sussex mới lập thăm Hồng Kông vào mùa hè và xuất trình bản báo cáo tạm thời đề nghị thành lập trường đại học liên viện bao gồm ba hiệu viện.[15]

Bản báo cáo Ủy ban Fulton đệ trình Hội lập pháp tháng 6 năm 1963 và Điều lệ Đại học Trung văn Hồng Kông thông qua tháng 9 cùng năm. Trường chính thức làm lễ khai mở ở Đại hội đường ngày 17 tháng 10 năm 1963, do hiệu trưởng sáng lập Ngài Robert Brown Black chủ trì. Năm sau, Tiến sĩ Lý Trác Mẫn tuyển làm Phó hiệu trưởng đầu tiên của trường. Trường đại học ban đầu gồm Phân khoa Nghệ thuật, Khoa học và Khoa học xã hội. Việc xây dựng cơ sở vật chất mới cho tòa quản lý trung ương và Thư viện Tân Á, Liên Hợp dời về tiến hành ở cơ sở khuôn viên mới tại Mã Liệu Thủy, nơi Học viện Sùng Cơ có sẵn.

1963—hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc xây dựng khuôn viên mới tiếp tục trong thập niên 60 theo kế hoạch phát triển của Tư Đồ Huệ. Trên thung lũng Học viện Sùng Cơ tọa ở, tại hai cao nguyên hình thành bởi việc khai thác đá granit cho Đập Thuyền Loan, khu nhà của hai thu viện kia sẽ bao quanh Tòa quản lý nhà ở Khuôn viên Trung ương và các cơ sở chung khác.[16][17] Vài tòa nhà tiêu chí nhất trên khuôn viên như Thư viện Đại học xây dựng trong thời kỳ này dọc theo Phố đi bộ Đại học theo thiết kế bê tông nhẹ nổi tiếng của trường. Trường sư phạm thành lập năm 1965, sau này trở thành phân khoa. Trường thạc sĩ tiến sĩ đầu tiên ở Hồng Kông thành lập năm 1966 và bắt đầu thưởng nhóm bằng thạc sĩ đầu tiên năm sau.

Thư viện Tân Á trên đỉnh nhìn từ Sùng Cơ

Đầu thập niên 70, Tân Á và Liên Hợp dời về cơ sở mới trên cao nguyên cao nhất của khuôn viên. Hội sinh viên tổ chức năm 1971. Trường Y thành lập năm 1977 và bệnh viện giáo thụ thành lập vài năm sau, là Y viện Thân vương Xứ Wales ở Tân thị trấn Sa Điền gần đó.

Điều lệ đại học có xem xét vào thập niên 70, mục đích là đánh giá sự phát triển của trường và hoạch định tương lai. Năm 1975, hiệu trưởng thành lập ủy ban ngoài một lần nữa do Lord Fulton lãnh đạo để thẩm nghị điều lệ. Ngoài Fulton, ủy ban bao gồm I.C.M. Maxwell (thư ký), Ngài Michael Herries và giáo sư Dương Khánh Khôn.[18] Ủy ban tổ chức họp nghe bình luận từ các bên liên quan.[19] Bản báo cáo Fulton thứ hai đề nghị chính sách học thuật, tài chính, nhập học, tuyển dụng nhân dân, giáo trình, kiểm tra và trao thường bằng do trường đại học quyết định. Các cơ sở cũng sẽ do đại học bảo quan, bất kể học viện nào sở hữu. Các học viện sẽ đảm nhiệm "dạy học theo định hướng sinh viên" trong nhóm nhỏ. Hợp lý hóa cũng đề nghị để giảm việc trùng lập giữa các học viện khác nhau.[20]

Tòa quản lý đại học

Như vậy, tính liên viện của đại học sẽ thay bằng thứ gì đó gần hơn với trường đại học đơn nhất.[21] Những đề nghị này gây tranh cãi với các học viện. Hội đồng quản trị Thư viện Tân Á thẳng thừng bác bỏ những đề nghị của bản báo cáo, cho rằng sẽ phá hủy hệ thống liên viện và biến những học viện thành "vỏ rỗng tuếch".[22] Giáo sư Denny Huang, thành viên lâu năm của Hội đồng quản trị Học viện Sùng Cơ, chỉ trích nỗ lực tập trung quyền lực và nhận định rằng quản trị học viện sẽ bị giảm thành "không gì hơn ngoài quản lý bất động sản". Những đề nghị của Báo cáo Fulton ghi vào Dự luật Đại học Trung văn Hồng Kông 1976. Biện hộ cho dự luật, Cục trưởng Dịch vụ Xã hội M.C. Morgan nói "tình trạng mỗi học viện phát triển thành một đại học nhỏ riêng không phù hợp với sự tiến hóa hợp ý của nơi giáo dục cao đẳng quan trọng, hiện đại".[23] Những thay đổi bản báo cáo đề nghị hữu hiệu tháng 12 năm 1976.

Thư viện Ch'ien Mu

Thư viện Dật Phu, học viện sau sáng lập đầu tiên, đặt tên theo người tặng 500 triệu đô-la Hông Kông cho việc thành lập vào tháng 5 năm 1985, Ngài Thiệu Dật Phu. Điều lệ Đại học Trung văn Hồng Kông (Tuyên bố Thư viện Dật Phu), Hội lập pháp thông qua tháng 7 năm 1986 và học viện thứ tư Thiệu Dật Phu cùng Tổng đốc David Wilson chính thức khai mở vào tháng 3 năm 1990.[24][25]

Thập niên 90 lại mang đến thời kỳ xây dựng khác. Khu nhà giảng dạy Sùng Cơ và quản lý gỡ xuống và thay bằng cấu trúc lớn, hiện đại hơn trong nhiều giai đoạn trong thập niên. Khu kỹ thuật Ho Sin-Hang mở năm 1994 đế chứa Phân khoa Kỹ thuật. Năm 1994, trường chuyển sang mô hình bằng cử nhân ba năm kiểu Anh.[26] Năm 1995, Trung tâm Giao hoán Hỗ liên võng thành lập và tiếp tục làm trung tâm mạng cho khu vực, là mạng lõi đô thị.[27]

Gần đây, trường lại có thời kỳ khuếch trương khác, một phần để chứa được số sinh viên gia tăng bởi Phương án 334. Năm học viện mới tiến hành hoạt động trong thập niên qua: Thư viện Thần Hưng và Thư viện Thiện Hành công bố năm 2006, năm 2007 có Thư viện Kính Văn, Ngũ Nghi Tôn và Hòa Thanh. Các thư viện này có quy mô nhỏ hơn các trường lâu đời, mỗi viện chỉ gồm một hay hai khu thay vì cả một phần khuôn viên, chứa ít sinh viên hơn, nhưng vẫn có các cơ sở vật chất thường dùng như nhà trọ, tiện nghị và nhà ăn chung. Các khu giảng dạy mới và một trung tâm tiện nghi sinh viên cũng mới mở gần trạm đường sắt cao tốc.

Nữ thần dân chủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Nữ thần cùng phù điêu đi kèm

Ngày 29 tháng 10 năm 2010 khi Hội sinh viên cố đặt cố định tượng "Nữ thần Dân chủ" trên khuôn viên đại học, ủy ban quản lý, hoạch định của trường họp khẩn cấp ngày 1 tháng 6 để xem xét đề nghị, Phó hiệu trưởng Lawrence Lau chủ trì.[28] Đề nghị bị phủ quyết, lý do cung cấp là trường đại học cần giữ vững tính trung lập chính trị. Tuy nhiên, nhân viên và sinh viên phản đối, tố cáo ủy ban tự kiểm duyệt; giới sinh viên tuyên bố sẵn sàng chống cự, nói rằng họ sẽ bảo đảm bức tượng vào được khuôn viên "bằng mọi giá".[29]

Trong một cuộc họp sinh viên, Hội trưởng Hội sinh viên Eric Lai bảo 2,000 người tham dự rằng nhân viên đại học nên xin lỗi vì phản đối trưng bày bức tượng.[30] Ngày 4 tháng 6, đại học chịu thua sự phản đối công chúng và sức ép sinh viên, cho phép bức tượng lên khuôn viên.[31]

Sinh viên tham dự cuộc họp ngoài trời trên khuôn viên

Phó hiệu trưởng chỉ định Thẩm Tổ Nghiêu thừa nhận đây là cơn bão chính trị lớn nhất trong 21 năm. Ông tiết lộ rằng, ngoài duy trì trung lập chính trị, các mối quan tâm an toàn an ninh cũng ảnh hưởng quyết định. Ông phân biệt đề nghị này, cấu trúc cố định ở đại học, với đề nghị giả tưởng cho phép tự do ngôn luận ngắn hạn, ám chỉ rằng cái thứ hai đã có thể được phê duyệt, nhưng ông chỉ trích nhóm quản lý là "non nớt" và "kém kinh nghiệm" trong việc xử lý sự kiện.[28]

Một bài xã luận trong tờ The Standard chỉ trích tính ngây thơ của ủy ban trong việc không dự đoán được phản ứng, Nghiêu cũng bị chỉ trích mạnh vì cố xa cách bản thân với quyết định bằng một "cái cớ thật nhàm chán". Phó hiệu trưởng Lawrence Lau biện hộ quyết định ủy ban là "tập thế và nhất trí" sau khi "xem xét chi tiết," viện cuộc biểu quyết nhất trí của ủy ban quản lý, hoạch định và ông không đồng ý với cách Nghiêu mô tả nhóm quản lý. Tuy kết quả bỏ phiếu nhất trí, Nghiêu nói rằng ông đã gợi ý nên thêm vào ngôn ngữ của quyết định rằng ủy ban "vẫn chưa đạt được sự đồng thuận."[32]

Hội sinh viên nói rằng hai giáo sư nên đã liên lạc để đạt được sự đồng ý và trả lời của Lau "không giải thích được tại sao trường viện dẫn trung lập chính trị làm lý do từ chối bức tượng."[33]

Xung đột biểu tình 2019

[sửa | sửa mã nguồn]
Người biểu tình đối đầu cảnh sát trên Cầu số 2 của Trung Đại ngày 13 tháng 11 năm 2019.

Trong chuỗi biểu tình Hồng Kông 2019, khuôn viên trường trở thành nơi giới biểu tình đụng độ Xử cảnh sát Hồng Kông nhiều lần. Ngày 12 tháng 11, cảnh sát bạo loạn vào khuôn viên và bắn 1,567 viên đạn hơi cay, 380 viên túi đậu và 1,312 viên cao su trong khi những người biểu tình dựng rào chắn, ném gạch và chai cháy.[34][35][36][37] Hiệu trưởng Đoàn Sùng Trí cố hòa giải với cảnh sát, nhưng bị từ chối, dẫn đến đại học bị cảnh sát bao vây từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11. Hầu hết các người biểu tình rời khuôn viên đến ngày 15. Ít nhất 70 sinh viên bị thương. Phản ứng với bạo lực cảnh sát gia tăng trên khuôn viên, giới biểu tình chắn hầu hết các cổng ra vào, dẫn đến gián đoạn giao thông toàn viên. Bạo lực gia tăng khiến Hội giáo vụ Đại học biểu quyết hủy học kỳ đang diễn ra, toàn trường sơ tán sau đó.

Quản lý và tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi Hồng Kông chuyển giao, Tổng đốc thuộc địa là hiệu trưởng của đại học trên luật lệ, chức vụ do Trưởng quan hành chính đảm nhiệm sau cuộc chuyển giao. Xem bài về Tổng đốc Hồng KôngTrưởng quan hành chính Hông Kông cho danh sách hiệu trưởng đại học trước và sau chuyển giao.

Quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng nằm trong Hội đồng đại học. Có chín học viện và tám phân khoa, mỗi có viện trưởng riêng.[38]

Danh sách Hiệu trưởng và Phó hiệu

  1. Tiến sĩ Lý Trác Mẫn KBE (1963—78)
  2. Giáo sư Mã Lâm CBE JP (1978—87)
  3. Tiến sĩ Ngài Cao Côn GBM KBE FRS FREng (1987—96)
  4. Tiến sĩ Ngài Lý Quốc Chương GBM GBS JP (1996—2002)
  5. Giáo sư Kim Diệu Cơ SBS JP (2002—30 tháng 6 năm 2004)
  6. Giáo sư Lưu Tuân Nghĩa GBS JP (1 tháng 7 năm 2004—30 thán 6 năm 2010)
  7. Giáo sư Thẩm Tổ Nghiêu SBS JP (1 tháng 7 năm 2010—31 tháng 12 năm 2017)
  8. Giáo sư Đoàn Sùng Trí (1 tháng 1 năm 2018—hiện tại)

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Trung văn Hồng Kông là trường đại học nghiên cứu toàn diện có hầu hết các bộ môn, học viện tổ chức thành tám phân khoa, là Phân khoa Nghệ thuật, Quản lý doanh nghiệp, Sư phạm, Kỹ thuật, Pháp luật, Y học, Khoa học và Khoa học xã hội cùng với một trường thạc sĩ tiến sĩ đảm nhiệm mọi khóa trình thạc sĩ tiến sĩ của các đơn vị học thuật khác nhau. Hơn nữa, Học viện Tiến tu Chuyên nghiệp liên quan cung cấp khóa trình cho bằng liên kết và cao cấp.

Năm 2005, ngân sách đại học là 4,558 triệu đô-la Hồng Kông, chính phủ trợ cấp khoảng 2,830 triệu đô-la Hồng Kông.[39] Trong tài khóa 2018-2019 (bắt đầu ngày 1 tháng 4), tổng thu nhập tăng đến 9,624 triệu đô-la trong khi tiền trợ cấp chính phủ lên đến 5,121 triệu đô-la, là 53.2% của ngân sách.[40]

Học thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
Trung tâm Khoa học Đại học

Dạy học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, Đại học Trung văn Hồng Kông dùng kế hoạch chiến lược trong năm ngành nghiên cứu học thuật: Khoa học Sinh Y, Trung Quốc học, Kinh tế & Tài chính, Địa tin học & Khoa học Trái đất và Khoa học thông tin.[41] Bất kể yêu cầu dùng tiếng Trung Quốc làm phương tiện chính trong điều lệ đại học, trường nhấn mạng tính quan trọng của Anh ngữ lẫn Hán ngữ. Tuy nhiên, hầu hết các lớp vẫn dùng tiếng Anh mà giảng dạy.[42][43]

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm trung văn Yale-Trung thành lập năm 1963 có Thư viện Tân Á cùng Hiệp hội Yale-Trung tán trợ, trước đấy là Trung tâm trung văn Tân Á-Yale tại Trung. Trung tâm trở thành một phần của trường đại học năm 1974 và đảm nhiệm giáo dục nhất ngữ (Phổ thông thoạitiếng Quảng Châu) cho đại sinh viên và các học viên Hán ngữ và Quảng Châu khác. Có khóa học cho người nói không bản xứ và nói Hán ngữ bản xứ, chia thành khóa Phổ thông thoại cho sinh viên địa phương, khóa Quảng Châu trong sinh viên đại lục và Phổ thông thoại cùng Quảng Châu cho học trung văn không bản xứ.

Trường đại học cũng có nhiều trung tâm nghiên cứu. Trung tâm Nghiên cứu Song ngữ Tuổi thơ (TtNcSnTt) là một phần của Bộ môn Ngôn ngữ học và Hiện ngữ. Công việc nghiên cứu ở trung tâm bao gồm ghi chép sự phát triển của song ngữ trong trẻ em hai tiếng và đánh giá trình độ song ngữ trong tuổi thơ, nâng cao mức hiểu biết công chúng về sư phát triển song ngữ, tam ngữ ở trẻ em Hồng Kông, và nghiên cứu, ủng hộ ngôn ngữ thiểu số phục hưng trong bối cảnh giáo dục song ngữ và đa ngữ. Trung tâm do Giáo sư Diệp Thái Yên và Mã Thi Phàm chỉ đạo.[44]

Trung tâm Dịch vụ Trung Quốc học Đại học thành lập năm 1963 có đổi tên và dời từ Cửu Long về khuôn viên năm 1988, nhiệm vụ là ủng hộ nghiên cứu Trung Quốc đương đại và Hồng Kông, đặc biệt cho học giả quốc tế, Hồng Kông và đại lục. Trung tâm có bộ sưu tập báo chí đại lục, kỳ san và ấn bản chính thức lớn.[45]

Thư viện, viện bảo tàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cái nhìn trí tuệ, bức điêu khắc bằng đồng năm 1987 của Chu Minh, đứng ngoài Thư viện Đại học

Hệ thống Thư viện Đại học (HtTvĐh) gồm bảy thư viện khác nhau và vài bộ sưu tập đặc biệt. Thư viện lớn nhất là Thư viện Đại học ở Khuôn viên Trung ương, gần đây được trùng tu và mở rộng. Sáu thư viện khác là Thư viện Elisabeth Luce Moore, Thư viện Tiền Mục, Thư viện Hồ Trung, Thư viện kiến trúc, Thư viện Y học Lý Bình và Thư viện Pháp luật Lý Quốc Vĩ.

Trong số bộ sưu tập ở Hệ thống Thư viện có Bộ lưu trữ Hồng Kông học, Bộ sưu tập văn học Hồng Kông, Bộ sưu tập Trung Hoa hải ngoại, Bộ sưu tập Cao Hành Kiên đắc Nobel, Bộ lưu trữ CY Yang đắc Nobel, Bộ sưu tập tài liệu Mỹ học và Bộ sưu tập Hoa kịch Hiện đại.

ĐhTvHC cũng chứa Viện bảo tàng Văn vật, có "một số lượng hiện vật đa dạng soi sáng di sản nghệ thuật, nhân văn và văn hóa của Trung Quốc cổ đại, tiền hiện."[46]

Viện bảo tàng Biến đổi khí hậu 800 m2 (8,600 ft2) khai trương tháng 12 năm 2013 tại tòa nhà Công viên học thuật quốc tế Yasumoto, viện đầu tiên ở Hồng Kông. Do Câu lạc bộ đua ngựa Hồng Kông tài trợ, 100 chứng vật biểu thị hậu quả của biến đổi khí hậu. Viện bảo tàng mở cửa miễn phí. Cũng trong năm 2013, Phòng trưng bày Đại học khai mở tại thư viện trung ương để trình bày lịch sử của trường trước Lễ kỷ niệm tròn năm thứ 50.

Danh tiếng và thứ hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Trung văn Hồng Kông, nhiều bảng xếp hạng đại học xem nhất quán là thành viên của bộ ba cơ sở giáo dục cao đẳng tốt nhất tại Hồng Kông. Cụ thể thì là trường Hồng Kông tốt nhất theo ARWU dựa trên số giải thưởng và sức nghiên cứu, bao gồm năm 2006, 2010, 2011 và 2013.[47][48][49] Khảo sát HKU Public Opinion Programme năm 2012 cho trường thứ hạng thứ 2.[50] Ngoài thứ hạng toàn diện, có danh sách thứ hạng bộ môn của cơ sở đại học Hồng Kông để cho biết điểm mạnh của các môn riêng do các tổ chức nêu trên xếp hạng. Trung Đại có hạng thứ 118 trong thế giới theo US News & Report.[51] Hiệp hội cựu sinh viên Trung Quốc xếp trường vào "các Đại học Đại Trung Hoa 6 sao" (cấp cao nhất)[52] và có hạng thứ 4 trong Bảng xếp hạng cơ sở có bộ môn tốt nhất ở Hồng Kông, Áo Môn và Đài Loan của Hiệp hội.[53] Đại học trung văn nhận được tám Giải đầu ra Nghiên cứu Khoa học Xuất sắc Giáo dục Cao đẳng (Khoa học và Công nghệ) từ Bộ giáo dục năm 2014, bao gồm hai giải hạng nhất và năm giải hạng nhì về Khoa học tự nhiên,[54][55] là cơ sở nhận số giải cao nhất trong lĩnh vực đại học địa phương.[56] Theo xếp hạng QS Đại học trung văn có hạng thứ 49 trong thế giới.[57]

Trường doanh nghiệp Trung Đại xếp vào hạng thứ 17 theo Bảng xếp hạng EMBA Financial Times,[58] chương trình MBA có hạng thứ 27 toàn cầu theo Bảng xếp hạng MBA toàn cầu (2013) và 94 theo Bảng xếp hạng 2012 Economist.[59][60]

Tuy chỉ có lịch sử 36 năm ngắn tính đến năm 2017, trường y Trung Đại xếp vào hạng thứ 49 toàn cầu năm 2014 và 47 vào năm 2017 theo xếp hạng QS. Trường đã xây dựng nhiều trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và của giới giáo sư. Giáo trình y học cũng trọng đạo đức sinh học, nhân văn và đã lập chương trình có Đại học Columbia cộng tác. Trung Đại dự tính bệnh viện tư lập đầu tiên, duy nhất xây xong vào năm 2021, có nhiệm vụ từ thiện là cung cấp chăm sóc sức khỏe giá rẻ và chất lượng cao cho cư dân Hồng Kông địa phương và sẽ giúp chữa trị bệnh nhân đến từ bệnh viện công lập nhằm giảm sức ép quá tải, bắt đầu vào năm hoạt động thứ năm.

Sinh hoạt sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân thể thao Ngài Philip Haddon-Cave; Hồ Ad Excellentiam

Môi trường học hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học trung văn có khuôn viên lớn nhất trong mọi cơ sở giáo dục cao đẳng ở Hồng Kông, khuôn viên 137.3 héc ta có số lượng cơ sở vật chất đa dạng cần thiết cho một trải nghiệm hoàn thiện như thư viện, bảo tàng nghệ thuật, nhạc trường bể bơi, sân vận động, sân quần vợt, sân bóng quần, trung tâm thể thao nước và phòng tập thể dục.[61] Nhiều điểm trên khuôn viên có cái nhìn hấp dẫn với Bể Sa Điền và Cảng Thổ Lộ.

Trường có hai cơ sở thể thao kích thước đầy đủ gồm các đường chạy: Sân thể thao Ngài Philip Haddon-Cave và Sân vận động Lingnan. Bể bơi kích thước Olympicowr Trung tâm Benjamin Franklin hoàn thành năm 1973, có lễ khai mở tổ chức vào tháng 10 năm 1974 do Charles T. Cross chủ trì.[62] Trung tâm thể thao nước trên bờ Bể Sa Điền có cơ sở vật chất và dụng cụ cho thuê cho thuyền buồm, chèo thuyền và lướt ván

Hầu hết Đại học trung văn đều nằm ở Sa Điền, nhưng vài phần nhỏ thì ở Đại Bộ.[63][64][65]

Hệ thống liên viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Là đại học liên viện, trường gồm chín học viện khác nhau về bản chất và lịch sử, mỗi viện có tự trị đáng kể về công việc của mình: Học viện Sùng Cơ, Thư viện Tân Á, Liên Hợp,[66] Dật Phu, Thần Hưng,[67] Thiện Hành,[68] Hòa Thanh, Ngũ Nghi Tôn và Kính Văn. Mọi sinh viên đều thuộc một trong các học viện.[69]

Thư viện Liên Hợp (trên) và trung tâm sinh viên Sùng Cơ (dưới).

Các học viện đều thiết kế làm các cộng đồng có nhà trọ, nhà ăn và các cơ sở vật chất khác riêng. Sinh viên được chăm sóc tâm linh và giáo dục toàn thân, bao gồm giáo dục phổ thông chính thức, không chính thức bằng giao tiếp gần gũi với giáo viên và đồng sinh, trong vài học viện bằng hội họp và dự án cuối năm địa học. Các học viện tán trợ các hoạt động thể thao, xã giao ngoại khóa để xây dựng tình bạn giữa các sinh viên. Việc chuyên chú vào 'giáo dục theo định hướng sinh viên', giáo dục bằng giảng dạy chính thức và trao quyền sinh viên phân biệt Trung Đại với các đại học khác của Hồng Kông.

Tuy cấu trúc của trường cải tổ năm 1976 và mức tự trị của các học viện bị giảm đi, John Fulton làm rõ vai trò của chúng, "ngôi nhà tự nhiên của giáo dục theo định hướng sinh viên chính là học viện, là đoàn thể thành viên cao cấp sơ cấp tụ hội lại để theo đuổi lợi ích, mục tiêu học thuật chung." Ông viết rằng các học viện giúp sinh viên "cảm giác được trách nhiệm và ý nghĩa cá nhân của mình, theo đó mà làm giàu đời sống chung."[21]

Xe buýt đưa đón

Tuy khuôn viên cách các quận đông đúc hơn của Hồng Kông, việc đi lại đến trường rất dễ. Trường được Trạm đại học của MTR phục vụ cùng với hệ thống xe buýt Hồng Kông. Trạm xe buýt, đường ray nằm cạnh Học viện Sùng Cơ, các trạm xe buýt khác nằm ngoài hai cổng vào trên Công lộ Đại Phố. Để thích nghi với sinh viên mới bởi hệ thống giáo dục 334, lối thoát D của Trạm Đại học mở tháng 9 năm 2012.[70]

Hệ thống lối xe đưa đón do Văn phòng vận tải của trường vận hành đi giữa trạm MTR, các tòa nhà học thuật và nhà trọ.[71] Xe buýt đưa đón miễn phí với sinh viên và nhân viên, cũng có xe buýt trả phí hoạt động từ thứ Hai đến thứ Bảy. Địa hình của khuôn viên cùng với cách bố trí khó hiểu với người mới có thể khiến nhiều người không đi bộ trên khuôn viên. Nhiều tòa nhà có thang máy và cầu thiết kế thành lối tắt lên đồi. Kế hoạch tổng thể khuôn viên mới nhất đã thừa nhận biện pháp này là đắc dụng đề nghị phát triển lối đi bộ mới để giảm phụ thuộc hệ thống xe buýt khuôn viên.

Người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2013, có bốn người đắc Giải Nobel đến từ trường, bao gồm Dương Chấn Ninh, James Mirrlees, Robert Mundell và cựu hiệu trưởng Cao Côn.

Các giáo sư nổi tiếng khác có nhà toán học Khâu Thành Đồng đắc Huy chương FieldsGiải Veblen, lý thuyết gia tính toán Diêu Kỳ Trí đắc Giải Turing và bác sĩ phẫu thuật James Ware.[9]

  • Giáo dục Hồng Kông
  • Liên chiêu
  • Danh sách tòa nhà cơ sở ở Hồng Kông
  • Danh sách đại học ở Hồng Kông
  • Doanh nghênh tân ở Hồng Kông
  • Dịch Tùng
  • Đoàn hợp xướng Trung Đại
  • Đại học Trung văn Hồng Kông (Thâm Quyến)
  • Xã xuất bản Đại học Trung văn Hồng Kông
  • Bế tắc tường dân chủ Trung Đại

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đại học trung văn Hương Cảng có Huy hiệu do College of Arms cho năm 1967 (Image available on the Chinese Wikipedia.). Huy hiệu đầy đủ hiếm khi dùng, trong khi huy hiệu chỉ có tấm khiên là biểu tượng phổ biến nhất của đại học.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Facts and Figures”.
  2. ^ “Student Enrolment”. Chinese University of Hong Kong. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ a b “Facts and Figures 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ “MCDONNELL INTERNATIONAL SCHOLARS ACADEMY”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ “Đại học Trung Văn Hong Kong (Trung Quốc) cam kết cấp 15 suất học bổng mỗi năm cho sinh viên Việt Nam”. VTV News. 8 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ “Tin vui: Đại học Trung Văn (Hong Kong) dành 30 suất học bổng toàn phần cho học sinh Việt Nam”. Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Đồng. 29 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ “Học sinh 5 trường chuyên có cơ hội nhận học bổng du học Hong Kong”. Vietnamnet. 10 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “CUHK History”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ a b Distinguished Faculty Members Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine.
  10. ^ “History”. About New Asia. New Asia College. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ Ng, Peter Tze-Ming (2010). Kath Engebretson (biên tập). International Handbook of Inter-religious Education, Volume 1. Springer. tr. 404.
  12. ^ “Aims and Brief History”. Chung Chi College. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ a b “Report of the Fulton Commission, 1963: Commission to Advise on the Creation of a Federal-Type Chinese University in Hong Kong”. Minerva. 1 (4): 493–507. Summer 1963.
  14. ^ “History and Mission”. United College. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ Sweeting, Anthony (2004). Education in Hong Kong, 1941 to 2001: Visions and Revisions. Hong Kong: Hong Kong University Press. tr. 173–75. ISBN 962-209-675-1.
  16. ^ Bray, Denis (2001). Hong Kong: Metamorphosis. Hong Kong: Hong Kong University Press. tr. 168.
  17. ^ “Campus Master Plan” (PDF). Chinese University of Hong Kong. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ “Lord Fulton defends his 4-day hearings in camera”. South China Morning Post. ngày 9 tháng 12 năm 1975. tr. 8.
  19. ^ “Fulton hearings – last day”. South China Morning Post. ngày 12 tháng 12 năm 1975. tr. 10.
  20. ^ “Fulton Commission against integration”. South China Morning Post. ngày 29 tháng 5 năm 1976. tr. 8.
  21. ^ a b “Fulton's challenge to the Chinese U”. South China Morning Post. ngày 30 tháng 5 năm 1976. tr. 2.
  22. ^ “New Asia rejects Fulton report”. South China Morning Post. ngày 3 tháng 7 năm 1976. tr. 6.
  23. ^ “Chinese University restructure outlined”. South China Morning Post. ngày 14 tháng 10 năm 1976. tr. 8.
  24. ^ “History of College”. Shaw College. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2014.
  25. ^ “Chronology”. Shaw College. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2014.
  26. ^ “中大十大事件選舉揭曉”. Alumni Affairs Office (bằng tiếng Trung). Chinese University of Hong Kong. tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.
  27. ^ Lee, Danny (ngày 27 tháng 6 năm 2013). “Web hub offers snoopers rich pickings”. South China Morning Post. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013.
  28. ^ a b Siu, Beatrice (ngày 8 tháng 6 năm 2010) Goddess posed huge `political risk' to campus Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine, The Standard Retrieved on 8 Jun 2010.
  29. ^ "Goddess statue for CUHK campus `at all costs" Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine, The Standard Retrieved on ngày 5 tháng 6 năm 2010.
  30. ^ "Students give statue a new home". South China Morning Post
  31. ^ 'Mary Ma' (8 Jun 2010). "Sung rides on Goddess storm" Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine, The Standard Retrieved on ngày 8 tháng 6 năm 2010.
  32. ^ Siu, Beatrice (9 Jun 2010) Chairman breaks silence on statue Lưu trữ 2011-06-28 tại Wayback Machine, The Standard Retrieved on ngày 9 tháng 6 năm 2010.
  33. ^ Chong, Tanna (9 Jun 2010) "Students call for clear position on statue". South China Morning Post. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2010.
  34. ^ “Campus clashes as universities become new battleground in Hong Kong anti-government unrest”. South China Morning Post. ngày 12 tháng 11 năm 2019.
  35. ^ “Hong Kong campus battles rage on for second day”. The Straits Times. ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  36. ^ “CUHK turns into battleground between protesters and police as clashes rage on across Hong Kong universities”. Hong Kong Free Press. ngày 12 tháng 11 năm 2019.
  37. ^ “CUHK is being used as a weapons factory: police - RTHK”. news.rthk.hk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2019.
  38. ^ “CUHK Management Chart” (PDF). The Chinese University of Hong Kong. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013.
  39. ^ CUHK Income and Expenditure 2004–2005 Lưu trữ 2007-03-08 tại Wayback Machine
  40. ^ “Facts and Figures CUHK 2019”. CUHK. tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2020.
  41. ^ “Five Focused Areas”. The Chinese University of Hong Kong. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013.
  42. ^ “CAP 1109 The Chinese University of Hong Kong Ordinance”. Department of Justice, HKSAR. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  43. ^ “CUHK Q&A section for mainland students”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020. (8)主修科多以英文授课。 English: The language of instruction of most academic programmes is English.
  44. ^ Yip, V. and S. Matthews. 2010. Promoting Bilingualism Research in Hong Kong and East Asia: The Childhood Bilingualsm Research Centre. Journal of Chinese Linguistics 38. 2: 396–403.
  45. ^ Universities Center for Chinese Studies The Chinese University of Hong Kong
  46. ^ “Art Museum CUHK”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  47. ^ “ARWU 2011”. Shanghai Jiao Tong University. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  48. ^ “ARWU 2006”. Shanghai Jiao Tong University. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  49. ^ ARWU 2010, Shanghai Jiao Tong University, 2011, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2015, truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013
  50. ^ “The University of Hong Kong Public Opinion Programme (POP) Opinion Survey on the Public Ranking of Universities in Hong Kong”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  51. ^ “Best Global Universities - Chinese University of Hong Kong”. US News and World Report. 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  52. ^ “2013中国两岸四地最佳大学排行榜揭晓 (2013 Rankings of Greater China's Best Universities Were Out)”. China's Alumni Association. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2014.
  53. ^ “《2014中国大学学科专业评价报告》出炉 (2014 China's University Disciplinary Assessment Was Out)”. China's Alumni Association. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2014.
  54. ^ “CUHK Received Four Ministry of Education Higher Education Outstanding Scientific Research Output Awards The Highest Share among Hong Kong Institutions - CUHK Communications and Public Relations Office”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  55. ^ “CUHK Received Six Ministry of Education Higher Education Outstanding Scientific Research Output Awards The Highest Share among Hong Kong Institutions - CUHK Communications and Public Relations Office”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  56. ^ “CUHK Received Eight Ministry of Education Higher Education Outstanding Scientific Research Output Awards The Highest Share among Hong Kong Institutions - CUHK Communications and Public Relations Office”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  57. ^ “The Chinese University of Hong Kong (CUHK) Rankings”. Top Universities (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2019.
  58. ^ “Financial Times EMBA Rankings 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  59. ^ “Financial Times MBA Rankings 2013”.
  60. ^ “The Economist Which MBA? 2012 Full time MBA ranking”. The Economist. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  61. ^ “Introducing CUHK”. The Chinese University of Hong Kong. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2013.
  62. ^ “Demonstration by students against school fee increases”. South China Morning Post. ngày 12 tháng 10 năm 1974. tr. 9.
  63. ^ “Sha Tin District” (PDF). Electoral Affairs Commission. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2019.
  64. ^ “Tai Po District (Sheet 1)” (PDF). Electoral Affairs Commission. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2019.
  65. ^ "Campus Map." Chinese University of Hong Kong. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2019.
  66. ^ “United College, CUHK - 香港中文大學聯合書院”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  67. ^ “Morningside College”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  68. ^ “S.H.HO College”. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2015.
  69. ^ CUHK College system Lưu trữ 2007-04-27 tại Wayback Machine
  70. ^ “New Entrance at MTR University Station” (PDF). Press release. MTR Corporation. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  71. ^ “Campus Transportation”. Transport Unit, Chinese University of Hong Kong. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]