Bước tới nội dung

Đông Tiến, thành phố Thanh Hóa

19°49′55″B 105°42′54″Đ / 19,831884°B 105,714995°Đ / 19.831884; 105.714995
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đông Tiến, Đông Sơn)
Đông Tiến
Xã Đông Tiến
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Thành lập1953
Địa lý
Tọa độ: 19°49′55″B 105°42′54″Đ / 19,831884°B 105,714995°Đ / 19.831884; 105.714995
MapBản đồ xã Đông Tiến
Đông Tiến trên bản đồ Việt Nam
Đông Tiến
Đông Tiến
Vị trí xã Đông Tiến trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,10 km²
Dân số (2014)
Tổng cộng7.386 người[1]
Mật độ1.447 người/km²
Khác
Mã hành chính16405[2]

Đông Tiến là một thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đông Tiến nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Xã có diện tích 5,10 km², dân số năm 2014 là 7.386 người[1], mật độ dân số đạt 1.447 người/km².

Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua đang được xây dựng.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đông Tiến được chia thành 6 thôn: Hiệp Khởi, Kim Sơn, Nhuận Thạch, Triệu Tiền, Triệu Xá 1, Triệu Xá 2.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời nhà Nguyễn đến trước Cách mạng tháng Tám, xã Đông Tiến thuộc tổng Lê Nguyễn, gồm các thôn (làng): Hàm Hạ (Đại Đồng), Triệu Xá, Triệu Xá Tiền (Triệu Tiền), Nhuận Thạch (Kẻ Chiểu), Hiệp Khởi, Kim Sơn, Toàn Tân (Tòng Tân).[3]

Sau cải cách ruộng đất vào năm 1953, thành lập xã Đông Tiến.

Năm 1966, xóm Nghĩa (còn gọi là xóm Phúc Long) thuộc xã Đông Anh được chuyển về xã Đông Tiến (nay thuộc khu phố Hàm Hạ của thị trấn Rừng Thông).[4]

Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Tiến thuộc huyện Đông Thiệu[5]. Tuy nhiên vào năm 1982, huyện Đông Thiệu lại đổi tên thành huyện Đông Sơn, xã Đông Tiến trở lại thuộc huyện Đông Sơn.[6]

Năm 1992, một phần diện tích và dân số của các xã Đông Tiến, Đông Xuân, Đông Lĩnh, Đông Tân được tách ra để thành lập thị trấn Rừng Thông theo Quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 28/01/1992.

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13[7][8]. Theo đó, điều chỉnh 291,37 ha diện tích tự nhiên và 4.585 người của xã Đông Tiến (gồm toàn bộ 93,07 ha, 1.970 người của thôn Toàn Tân; 181,04 ha, 2.615 người của thôn Đại Đồng, 17,26 ha của thôn Triệu Xá 1) vào thị trấn Rừng Thông.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Đông Tiến còn lại 510,46 ha diện tích tự nhiên và 7.386 người, gồm 6 thôn: Hiệp Khởi, Kim Sơn, Nhuận Thạch, Triệu Tiền, Triệu Xá 1, Triệu Xá 2.[1]

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, xã Đông Tiến cũng được sáp nhập vào Thành phố Thanh Hoá.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đông Tiến có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở.

Văn hóa - du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Di chỉ khảo cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Di chỉ Đồng Ngầm: Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1974, tại thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Di chỉ rộng 36.000 m², các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật với diện tích 16 m². Tầng văn hoá dày 1,60 m, chia làm 2 lớp trên và dưới đều nhau. Hiện vật có 23 đồ đá như rìu tứ giác, chày nghiền, đục, mảnh vòng; 17 đồ đồng như: rìu, khuyên tai, bao tay, vòng, giáo minh khí, mảnh thạp. Phát hiện mộ vò 2 nồi úp nhau đồ tuỳ táng là đồ đồng. Vừa là nơi cư trú vừa mộ táng, từ hậu kỳ đá mới đến kim khí. Di chỉ có niên đại thuộc văn hoá khảo cổ học Đông Sơn.

Di chỉ Đồng Vừng: Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1975, tại thôn Nhuận Thạch. Di chỉ rộng 1 vạn m², đào thám sát 36 m², tầng văn hoá dày từ 0,40 m đến 0,80 m chia làm 2 lớp. Hiện vật có: đồ đá như rìu tứ diện, khuyên tai; đồ đồng có dao găm; đồ gốm có rất nhiều, đặc biệt là hơn 1 vạn mảnh gốm có hoa văn trang trí giống phong cách gốm Đồng Đậu. Di chỉ thuộc văn hoá đầu thời đại đồ đồng và kéo dài đến trước và sau công nguyên.

Di tích lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đền thờ và lăng mộ Thiều Thốn: nằm dưới chân núi Chiểu. Thiều Thốn là Phò Kỳ lang chức vụ Phòng ngự xứ Lạng Sơn đời Trần, rất được tướng sĩ dưới trướng yêu mến. Đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia[3]
  • Nghè Tam Tổng thờ tướng quân Thiều Thốn

Thắng cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Núi Chiểu hay còn gọi là núi Nhuận Thạch hay Bạch Thạch, hình con ngựa thuộc địa phận làng Thọ Sơn, nay là làng Nhuận Thạch. Núi có hai ngọn, chất đá cứng rắn, sắc đá trắng tinh nên còn gọi là Bạch Thông, dưới núi có mộ Thiều Thốn. Đã được xếp hạng cấp quốc gia[3]
  • Núi Đào: Đã được xếp hạng cấp quốc gia.[3]

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tướng quân Thiều Thốn (làng Triệu Tiền)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Nghị quyết số 92/2014/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án sáp nhập xã Đông Xuân và điều chỉnh địa giới hành chính xã Đông Tiến, xã Đông Anh để mở rộng thị trấn Rừng Thông thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b c d Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.
  4. ^ Ban chấp hành Đảng bộ xã Đông Anh. Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng xã Đông Anh (1930-2005). Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2006.
  5. ^ “Quyết định 177-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  6. ^ “Quyết định 149-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  7. ^ Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn, điều chỉnh địa giới hành chính 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Nông Cống để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Nông Cống thuộc huyện Nông Cống, điều chỉnh địa giới hành chính 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Đông Sơn để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Rừng Thông thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
  8. ^ “Lễ công bố Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thị trấn Rừng Thông”. Cổng thông tin điện tử huyện Đông Sơn. 22 tháng 9 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]