Zofia Kuratowska
Zofia Kuratowska | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 15 tháng 10 năm 1993 – 20 tháng 10 năm 1997 |
Đại sứ Ba Lan tại Cộng hòa Nam Phi | |
Nhiệm kỳ | 1997 – 1999 |
Tiền nhiệm | Stanisław Cieniuch |
Kế nhiệm | Krzysztof Śliwiński |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Ba Lan |
Sinh | 20 tháng 7 năm 1931 Skolimów-Konstancin, Ba Lan |
Mất | 8 tháng 6 năm 1999 Pretoria, Cộng hòa Nam Phi | (67 tuổi)
Zofia Kuratowska (20 tháng 7 năm 1931 - 8 tháng 6 năm 1999) là bác sĩ, chính trị gia và nhà ngoại giao người Ba Lan gốc Do Thái.
Cuộc đời và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Cha của bà là Kazimierz Kuratowski, ông là một nhà toán học từng làm việc tại Trường Toán Warszawa. Kuratowska tham gia Khởi nghĩa Warszawa trong Thế chiến thứ hai. Sau khi chiến tranh kết thúc, bà theo học chuyên ngành huyết học tại Đại học Y Warszawa. Vào thập niên 1980, bà tham gia Công đoàn Đoàn kết và chăm sóc sức khỏe cho Công đoàn.[1]
Trong thời gian ở Công đoàn Đoàn kết, bà đã chăm sóc hơn 1.000 tù nhân chính trị, và xuất bản các tạp chí ngầm mô tả điều kiện sống thiếu thốn.[2] Trong thời kỳ dịch HIV/AIDS hoành hành (thập niên 1980), chính phủ đương thời làm việc với Kuratowska để ngăn chặn sự lây lan của virus mặc dù bà ở trong danh sách đen liên quan đến chính trị.[3] Năm 1989, bà tham gia Hiệp định Bàn tròn Ba Lan, và từ đó tranh cử vào Thượng viện trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên. Bà đã giành chiến thắng với 82,5% phiếu bầu.[4] Trong nhiệm kỳ đầu tiên, bà được chọn làm Phó Thống chế Thượng viện. Trong thời gian này, bà cũng tham gia điều hành Phòng khám Huyết học tại Trường Y Warszawa.[1]
Kuratowska tiếp tục được bầu vào Thượng viện năm 1991 vào năm 1993. Bà làm việc trong Ủy ban về các vấn đề xã hội và sức khỏe và Ủy ban đối ngoại.[5] Sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 1997, bà được đề cử làm Đại sứ Ba Lan tại Cộng hòa Nam Phi. Bà ở lại nơi đây cho đến qua đời vào năm 1999.[6]
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Zofia Kuratowska 1931 - 1999 the doctor of Solidarity movement”. Gariwo. 2017. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
- ^ Schwartz, Herman (1988). Prison Conditions in Poland. Human Rights Watch. tr. 17. ISBN 9780938579625.
- ^ “Poles told to bring their own syringes”. New Scientist: 32. ngày 7 tháng 7 năm 1988. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.[liên kết hỏng]
- ^ Tagliabue, John (ngày 23 tháng 6 năm 1989). “Warsaw Journal; How to Be Big Winner: Just Make No Promises”. The New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
- ^ “Zofia Kuratowska” (bằng tiếng Ba Lan). Senate of Poland. 1999. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
- ^ Cichocka, Elżbieta (ngày 6 tháng 6 năm 2015). “Zofia Kuratowska: Polityczka i lekarka, jakich już nie ma” (bằng tiếng Ba Lan). wysokieobcasy.pl. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
- ^ “Komunikat o nadaniu Orderu Odrodzenia Polski” (PDF) (bằng tiếng Ba Lan). 15 tháng 7 năm 1987. tr. 16. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Komunikat o nadaniu Orderu Odrodzenia Polski z dnia 11 listopada 1990 roku” (PDF) (bằng tiếng Ba Lan). 20 tháng 12 năm 1990. tr. 54. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Postanowienie Prezydenta Rzeczypospolitej Polskiej z dnia 11 listopada 1997 r. o nadaniu orderów”. prawo.sejm.gov.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.