Bước tới nội dung

Zingiber petiolatum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zingiber petiolatum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Zingiber
Loài (species)Z. petiolatum
Danh pháp hai phần
Zingiber petiolatum
(Holttum) Theilade, 1996 xb. 1998[2]
Danh pháp đồng nghĩa
Zingiber gracile var. petiolatum Holttum, 1950[3]

Zingiber petiolatum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Ida Theilade nâng cấp thành loài độc lập năm 1998;[2][4] dựa trên thứ Zingiber gracile var. petiolatum do Richard Eric Holttum mô tả năm 1950.[3]

Mẫu định danh[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu định danh: Corner E.J.H. SFN 31570; thu thập ngày 10 tháng 7 năm 1936 ở cao độ 350 m, tọa độ 5°34′0″B 101°0′0″Đ / 5,56667°B 101°Đ / 5.56667; 101.00000, tại đèo từ Kroh tới Baling, bang Kedah, Malaysia. Holotype lưu giữ tại Vườn Thực vật Singapore (SING); các isotype lưu giữ tại Vườn Thực vật Hoàng gia tại Edinburgh (E), Vườn Thực vật Hoàng gia tại Kew (K), Naturalis tại Leiden, Hà Lan (L).[2][3][5]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh petiolatum (giống đực: petiolatus, giống cái: petiolata) là tiếng Latinh có nghĩa là có cuống lá; ở đây để nói tới cuống lá của nó dài hơn so với của các loài có quan hệ gần trong tổ hợp Zingiber gracile (Z. aurantiacum, Z. gracile, Z. elatius).[2][3]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có tại miền nam Thái Lan (tỉnh Narathiwat) và Malaysia bán đảo (các bang Kedah, Pahang, Perak).[1][6] Được tìm thấy trong rừng thường xanh, ở cao độ 100–350 m.[1][2]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Thuộc nhóm Zingiber gracile trong tổ Zingiber, bao gồm Z. aurantiacum, Z. elatius, Z. gracile, Z. kelantanense, Z. petiolatum, Z. raja, Z. singapurenseZ. sulphureum.[7]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Thân cao tới 2,5 m, các bẹ ở đáy tràn đầy màu đỏ-nâu, gốc phồng màu ánh vàng nhạt. Lá hình mác, màu xanh lục sẫm, ~40 × 8 cm, gần như nhẵn nhụi. Cuống lá dài 5–15 mm. Lưỡi bẹ 2 thùy, 3–5 mm. Cán hoa cao tới 75 cm, các bẹ màu đỏ-nâu; cụm hoa dài tới 30–45 cm, hình thoi. Lá bắc hình mác, màu hồng, ~7 × 3 cm, dai, đỉnh nhọn. Lá bắc con dài tới 3 cm. Ống tràng 6 cm, các thùy dài 2 cm, màu kem. Cánh môi tới 6 cm, màu kem; thùy giữa thuôn dài, dài 2,5 cm, đỉnh rộng đầu hoặc chẻ đôi; các thùy bên dài 0,3 cm, hình xoan.[2][3]

Nó khác với các loài còn lại của tổ hợp Zingiber gracile ở chỗ lá to hơn, cuống lá dài hơn, cán hoa rất dài, cành hoa bông thóc dài và thanh mảnh với các lá bắc dai. Về các lá to và lá bắc dai thì Z. petiolatum gần với Z. puberulum.[2]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Zingiber petiolatum tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Zingiber petiolatum tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Zingiber petiolatum”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c Olander, S.B. (2020). Zingiber petiolatum. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T117468605A124284992. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T117468605A124284992.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f g Theilade I., 1998. Revision of the genus Zingiber in Peninsular Malaysia: Zingiber aurantiacum. Gardens' Bulletin. Singapore 48(1-2): 207-236, xem trang 232-233.
  3. ^ a b c d e Holttum R. E., 1950. The Zingiberaceae of the Malay peninsula: Zingiber gracile var. petiolatum. Gardens' Bulletin. Singapore 13: 64.
  4. ^ The Plant List (2010). Zingiber petiolatum. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ Zingiber petiolatum trong Zingiberaceae Resource Centre. Tra cứu ngày 13-5-2021.
  6. ^ Zingiber aurantiacum trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 13-5-2021.
  7. ^ J. Leong-Škorničková, A. Thame & P.T. Chew, 2014. Notes on Singapore native Zingiberales I: A new species of Zingiber and notes on the identities of two further Zingiber taxa. Gardens’ Bulletin Singapore 66(2): 153-167.