Bước tới nội dung

AliOS

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Yun OS)
AliOS
Nhà phát triểnAlibaba Cloud
Họ hệ điều hànhAndroid OS
Tình trạng
hoạt động
Đang hoạt động
Kiểu mã nguồnClosed source
Phát hành
lần đầu
28 tháng 7 năm 2011; 13 năm trước (2011-07-28)
Phiên bản
mới nhất
2.0 / 22 tháng 9 năm 2018; 6 năm trước (2018-09-22)
Website
chính thức
alios.cn (Chinese)
AliOS Things
Nhà phát triểnAlibaba Cloud
Họ hệ điều hànhHệ điều hành thời gian thực
Tình trạng
hoạt động
Đang hoạt động
Kiểu mã nguồnMã nguồn mở
Phát hành
lần đầu
20 tháng 10 năm 2017; 7 năm trước (2017-10-20)
Phiên bản
mới nhất
3.1.0 / 10 tháng 4 năm 2020; 4 năm trước (2020-04-10)
Bản xem trước
mới nhất
4.0 / 16 tháng 10 năm 2020; 4 năm trước (2020-10-16)
Website
chính thức
aliosthings.io

AliOS (trước đây là Yun OSAliyun OS) là một bản phân phối Linux được phát triển bởi Alibaba Cloud, một chi nhánh của công ty Trung Quốc Alibaba Group. Nó được thiết kế cho các thiết bị thông minh như các Smart TV và đã được sử dụng như một hệ điều hành di động. Nó là một hệ điều hành dựa trên Android Open Source Project (AOSP).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

AliOS mất tới ba năm cho Alibaba Cloud, với đội ngũ 1.600 kỹ sư, phát triển từ mã nguồn của Android Open Source Project. Công ty đang muốn cạnh tranh với Android đang chiếm ưu thế ở Trung Quốc và cũng muốn mở rộng ra các thị trường phương Tây.[1] Nó được dùng lần đầu tiên trên chiếc K-Touch W700 vào năm 2011.[2]

Tính tới tháng 5 năm 2012, 1 triệu chiếc điện thoại thông minh chạy AliOS đã được bán ra.[3] Nó được mong đợi sẽ trở thành hệ điều hành di động lớn thứ hai tại Trung Quốc theo số sản phẩm bán vào cuối năm 2016, với 14% thị trường.[4]

AliOS 5 Atom được phát hành vào ngày 10 tháng 12 năm 2015.[5]

Vào ngày 20 tháng 10 năm 2017, Alibaba Cloud đã công bố đổi tên mới và tập trung cho hệ điều hành này ở Hội nghị Điện toán 2017 của Alibaba tại Hàng Châu. Cùng lúc đó Alibaba cũng giới thiệu một phiên bản mã nguồn mở của AliOS, được đặt tên là AliOS Things. Phiên bản này tập trung vào mảng IoT và sẽ cho phép các nhà phát triển tải mã nguồn về miến phí.[6][7]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

AliOS phát triển xoay quanh việc đưa các chức năng đám mây lên các thiết bị di động. Theo công ty, AliOS sẽ giới thiệu các tính năng như thư điện tử, tìm kiếm web, cập nhật thời tiết và các công cụ định vụ GPS dựa trên đám mây. Ngoài ra, các dịch vụ của AliOS sẽ đồng bộ và lưu trữ dữ liệu cuộc gọi, tin nhắn văn bản và ảnh trong đám mây và có thể được truy cập trên khắp các thiết bị khác, bao gồm cả máy tính cá nhân. Alibaba cho biết hãng sẽ cung cấp cho người dùng 100 GB lưu trữ khi ra mắt. AliOS sẽ cho phép người dùng truy cập các ứng dụng từ web, hơn là tải các ứng dụng về thiết bị.[8]

Hệ điều hành cũng có khả năng phát hiện các chương trình/ứng dụng nền không mong muốn và đặt chúng ở mức độ ưu tiên thấp, từ đó tăng tốc độ chạy của các ứng dụng đang mở, cùng với đó là một ứng dụng bảo mật hệ thống được cài đặt sẵn, một chế độ sử dụng cho người già, cửa hàng ứng dụng riêng và còn nhiều thứ hơn nữa.[9]

Quan hệ với Android

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Google, AliOS là một phiên bản fork nhưng không tương thích của hệ điều hành mã nguồn mở Android của hãng. Công ty do đó đã cố ngăn cản Acer Inc. sản xuất và vận chuyển các điện thoại chạy AliOS, cho rằng Acer, một thành viên của Liên minh thiết bị cầm tay mở, đã đồng ý không sản xuất các điện thoại chạy các phiên bản Android không tương thích.[10][11] Andy Rubin, người vào lúc đó quản lý bộ phận Android ở Google, cho biết mặc dù AliOS không phải là một phần của hệ sinh thái Android, nó vẫn sử dụng thời gian chạy, khung làm việc và các công cụ khác từ Android.[12]

Alibaba đã bác bỏ các khẳng định cho rằng AliOS là một phiên bản của Android:[12][13]

"Aliyun OS [nay là AliOS] chứa máy ảo riêng của nó, khác so với máy ảo Dalvik của Android. Môi trường thời gian chạy của AliOS, là phần lõi của hệ điều hành, chứa hai máy ảo Java của chính nó, và engine ứng dụng đám mây riêng, hỗ trợ các ứng dụng web HTML5. AliOS sử dụng một vài khung làm việc ứng dụng và công cụ (mã nguồn mở) của Android đơn giản là một phần vá để cho phép người dùng AliOS tận hưởng các ứng dụng bên thứ ba ngoài các ứng dụng AliOS đám mây trong hệ sinh thái của chúng tôi."

Tuy vậy, của hàng ứng dụng của AliOS lại xuất hiện các ứng dụng Android lậu, bao gồm nhiều ứng dụng của cả Google.[12][14]

AliOS Things

[sửa | sửa mã nguồn]

AliOS Things là phiên bản IoT mã nguồn mở của AliOS được công bố vào năm 2017. Nó được thiết kế cho các MCUs chiếm năng lượng thấp, hạn chế tài nguyên, cũng như các SoC kết nối. [15]

Rắc rối

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 11 năm 2015, theo chính sách của Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc, hàng chục các ứng dụng bên thứ ba được người dùng cài đặt trên các set-top box chạy Yun OS của họ đã bị tự động xóa và ngăn không cho cài đặt lại.[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Osawa, Juro (9 tháng 9 năm 2012). “Chinese Software to Challenge Android - WSJ.com”. Online.wsj.com. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ “Alibaba announces 'cloud-powered' Aliyun OS, K-Touch W700 phone”. Engadget (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  3. ^ “Alibaba Cloud Computing and Haier GroupLaunch AliOS OS-Powered Smartphone: Global Growth Investors”. General Atlantic. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ Perez, Bien (ngày 27 tháng 11 năm 2016). “Alibaba's AliOS overtakes Apple's iOS as China's second-largest smartphone operating system”. South China Morning Post. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ “阿里AliOS 5发布:稳居国内手机操作系统前三”. csdn.net. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ “Alibaba Cloud aims to connect 10 billion devices by 2023 · TechNode”. TechNode (bằng tiếng Anh). ngày 28 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ “alibaba/AliOS-Things”. GitHub (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ Reisinger, Don (28 tháng 7 năm 2011). “Alibaba OS-powered handset launching this month | The Digital Home”. CNET News. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2011.
  9. ^ “Alibaba Created AliOS To Challenge Android's Domination In China”. Eyerys. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2018.
  10. ^ Andy Rubin. “We were surprised to read Alibaba Group's chief strategy…”. Google+. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  11. ^ Brodkin, Jon. “Google blocked Acer's rival phone to prevent Android "fragmentation". Ars Technica. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  12. ^ a b c Jon Brodkin (17 tháng 9 năm 2012). “Pirated Android apps featured prominently on Aliyun app store”. arstechnica.com. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2014.
  13. ^ Moyer, Edward (15 tháng 9 năm 2012). “Alibaba: Google just plain wrong about our OS”. CNET News. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  14. ^ “Aliyun App Store Confirmed To Be Distributing Pirated Android Apps, Many From Another Pirate Site”. Androidpolice.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  16. ^ “广电总局再发大招 七成电视盒子被"阉割"_国内国际_新闻首页_成都全搜索”. News.chengdu.cn. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]