Yên Trang công
Yên Trang công 燕莊公 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vua chư hầu Trung Quốc | |||||||||
Vua nước Yên | |||||||||
Trị vì | 690 TCN - 658 TCN | ||||||||
Tiền nhiệm | Yên Hoàn hầu | ||||||||
Kế nhiệm | Yên Tương công | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Mất | 658 TCN Trung Quốc | ||||||||
Hậu duệ | Yên Tương công | ||||||||
| |||||||||
Chính quyền | nước Yên | ||||||||
Thân phụ | Yên Hoàn hầu |
Yên Trang công (chữ Hán: 燕莊公; trị vì: 690 TCN-658 TCN[1]), là vị vua thứ 18 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Hoàn hầu[1]- vị vua thứ 17 nước Yên, không rõ tên thật của ông. Năm 691 TCN, Yên Hoàn hầu mất, Yên Trang công lên nối ngôi[2].
Chống nhà Chu
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 675 TCN[3], thiên tử nhà Chu lúc đó là Chu Huệ Vương chiếm đoạt vườn tược của các đại thần làm chỗ thả dã thú. Đại thần Biên Bá (边伯) bất mãn, cùng 4 đại thần khác chống lại vua Chu. Yên Trang công và Vệ Huệ công hùa với Biên Bá, hợp quân đánh Chu Huệ vương. Huệ vương bỏ chạy về đất Ôn[4] nương nhờ nước Trịnh. Biên Bá lập vương tử Đồi lên ngôi vua. Năm 673 TCN[5], Trịnh Lệ công cùng Quắc công đem quân đánh bại quân Yên và Vệ, đưa Huệ Vương phục vị.
Nhờ Tề đánh bại Sơn Nhung
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 664 TCN, Sơn Nhung đem quân đánh Yên nhằm thôn tính nước Yên. Yên Trang công không địch nổi, sai sứ sang cầu viện bá chủ chư hầu là Tề Hoàn công. Vua Tề đem quân đội sang cứu, lấy lý do cứu Yên xuất quân chinh phạt Sơn Nhung, nhân cơ hội đó cũng đánh chiếm và tiêu diệt các quốc gia/bộ lạc du mục phương bắc khác như Cô Trúc, Lệnh Chi (令支), Vô Chung (无终).
Khi Tề Hoàn công về nước giao lại đất đai mấy nước bị diệt cho Yên Trang công. Từ đó bờ cõi nước Yên được mở rộng thành một nước lớn và từ đó mới có đường giao thông với các nước trung nguyên, vì trước đó bị tộc Sơn Nhung ngăn trở[6]. Yên Trang công thi hành chính sách của Thiệu công Thích khiến nước Yên được ổn định.
Qua đời
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 658 TCN, Yên Trang công qua đời. Ông làm vua được 33 năm. Con ông là Yên Tương công lên nối ngôi.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Sử ký, Yên Thiệu công thế gia
- ^ Danh hiệu Trang công do đời sau truy tôn, chứ thời Trang công, quân chủ nước Yên vẫn mang tước hầu
- ^ Chu bản kỷ, chép là năm Chu Huệ Vương thứ 2, tức là 675 TCN. Yên Thiệu công thế gia lại chép là năm Yên Trang công thứ 12, tức là năm 679 TCN, sớm hơn 4 năm so với Chu bản kỷ
- ^ Nay là tây nam huyện Ôn, tỉnh Hà Nam
- ^ Chu bản kỷ là năm Chu Huệ vương thứ 4, tức là 673 TCN. Yên Thiệu công thế gia chép sự việc này năm Yên Trang công thứ 17, tức là 674 TCN, sớm hơn 1 năm. Theo Chu bản kỷ thì Chu Huệ vương bị mất ngôi 2 năm, còn theo Yên thế gia thì Huệ vương mất ngôi tới 5 năm
- ^ Xuân Thu tam truyện, tập 1, tr 172
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Sử ký Tư Mã Thiên, thiên
- Yên Thiệu công thế gia
- Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới
- Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 1, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh