Xuân giang hoa nguyệt dạ (thơ Trương Nhược Hư)
Xuân giang hoa nguyệt dạ là một thi phẩm của Trương Nhược Hư. Theo Đường Thi tuyển dịch (tập 2)[1], thì đây là một bài thơ tuyệt diệu với ngôn ngữ giản dị mà tươi tắn, thanh tao; âm điệu bàng hoàng, triền miên; hình ảnh sinh động, cảm xúc chứa chan.
Tác giả (sơ lược)
[sửa | sửa mã nguồn]Trương Nhược Hư (chữ Hán: 张若虚; sinh khoảng 660 - mất khoảng 720[2]) ở Dương Châu (nay là huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô) là một nhà thơ thời nhà Đường, Trung Quốc. Bản tính ông vốn không thích danh lợi, thường ngao du khắp thiên hạ để tìm bạn thơ; ông cùng với Hạ Tri Chương, Trương Húc, Bao Dung được người đương thời gọi là "Ngô trung tứ sĩ" (Bốn danh sĩ đất Ngô).
Trong quyển Thơ Đường, GS. Trần Trọng San cho biết: Ở vào thời sơ Đường, thơ của Ngô trung tứ sĩ không nhiều thì ít đều kế tục di phong phù mỹ của thời Lục Triều, nên được xếp vào phái thơ Ỷ mỹ phái [3]
Sách Từ điển văn học (bộ mới) cũng đã nhận xét: Phong cách thơ Trương Nhược Hư trong sáng hoa lệ, giàu chất trữ tình, có vị trí quan trọng trong sự chuyển biến thơ ca từ thời sơ Đường đến thịnh Đường[4]
Sáng tác của ông thất lạc gần hết, trong Toàn Đường thi chỉ ghi lại được 2 bài thơ của ông là Đại đáp khuê mộng hoàn (Đáp thay Khuê Mộng Hoàn) và Xuân giang hoa nguyệt dạ (Đêm hoa trăng trên sông xuân).
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Trọng Kim cho biết: Đời vua Hậu Chủ nhà Trần ở Nam triều cùng với các nữ học sĩ và các triều thần làm thơ, rồi nhặt những bài thơ đóng thành tập gọi là Xuân giang hoa nguyệt dạ. Trương Nhược Hư lấy cái đề ấy làm bài thơ này, là một bài thơ cổ rất hay.[5]
Văn bản
[sửa | sửa mã nguồn]
|
Bản dịch của Tản Đà:
|
|
Bản dịch tiếng Việt
|
|
Nhận xét
[sửa | sửa mã nguồn]- Xem đầu đề và phong cách biểu hiện, bài Xuân giang hoa nguyệt dạ, ở mức độ nhất định, đã chịu ảnh hưởng của thi phong Lục triều, có điều đã vượt lên trên thi phong phù hoa diễm lệ của Sơ Đường. Với ngòi bút tươi tắn, thanh nhã và ngôn ngữ ít đẽo gọt chạm trổ, tác giả miêu tả cảnh đẹp của đêm trăng trên sông xuân, và nói lên nỗi lòng triền miên, xa xôi do cảnh đẹp tự nhiên khêu gợi. Về mặt nghệ thuật, bài thơ có những chỗ hay, ngôn ngữ trong trẻo lưu loát, âm điệu uyển chuyển trở đi trở lại. Cảnh thơ rộng lớn, sâu thẳm, mà tình nồng đượm, ý xa xôi, dễ đưa con người vào thế giới vắng lặng, xa xăm; và dễ gợi lên nỗi buồn về cuộc đời monh manh cùng thế sự vô thường...[7]
- Chính tứ thơ của Xuân giang hoa nguyệt dạ đã gợi ý cho bài Minh nguyệt dẫn (Khúc hát trăng sáng) của Lư Chiếu Tân và bài Thái liên khúc (Khúc hái sen) của Vương Bột. Thi phẩm này được người sau xếp vào hàng những sáng tác hay trong thơ Đường, và chính nó đã làm cho Trương Nhược Hư bất tử.[4]
Chuyển thể
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, một người nào đó đã chuyển thể bài thơ này thành bản nhạc độc tấu dành riêng cho đàn tỳ bà, "Tịch dương tiêu cổ" (夕陽蕭鼓) thành một bản song tấu dành cho cổ tranh và nhị hồ, bài này cũng được đặt tên là "Xuân giang hoa nguyệt dạ". Bài thơ này đã được nhạc sĩ đương đại nổi tiếng Trung Quốc Bành Tu Văn (彭修文) chuyển thể cho âm nhạc của dàn nhạc quốc gia Trung Quốc, và do đó được lưu truyền rộng rãi. Trong phần "âm nhạc nghi lễ" của lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008, các nghệ sĩ biểu diễn đã hát hai dòng đầu tiên của "Xuân giang hoa nguyệt dạ" dưới dạng nhạc Côn khúc.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lê Nguyễn Lưu, Đường Thi tuyển dịch, tập 2, Nhà Xb Thuận Hoá, Huế, 1997, tr. 1615.
- ^ Thân thế Trương Nhược Hư, các sách đã dẫn trong bài đều cho biết rất ít, và cũng không cho biết rõ năm sinh và mất của ông. Tra trên internet thì thấy thông tin có ở đây, nhưng chưa kiểm chứng được nên chỉ ghi để tham khảo [1] Lưu trữ 2008-08-03 tại Wayback Machine.
- ^ Trần Trọng San, Thơ Đường, Tủ sách Đại học tổng hợp TP. HCM xuất bản, 1990, tr. 15.
- ^ a b Theo Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1863.
- ^ Đường thi, Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1974, tr. 92
- ^ Chép theo Thơ Đường, Tản Đà dịch, Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM, Nhà xuất bản Trẻ, 1989, tr.27-28.
- ^ Theo Lịch sử Văn học Trung Quốc tập II, Sở Nghiên cứu Văn học thuộc Viện KHXH Trung Quốc, bản dịch do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1993, tr. 35-36.