Bước tới nội dung

Xuân Đỉnh

21°04′16″B 105°47′28″Đ / 21,07124°B 105,791107°Đ / 21.071240; 105.791107
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xuân Đỉnh
Phường
Phường Xuân Đỉnh
Công viên Hòa Bình tại phường Xuân Đỉnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
QuậnBắc Từ Liêm
Trụ sở UBND418, Tổ dân phố Trung
Thành lập2013[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°04′16″B 105°47′28″Đ / 21,07124°B 105,791107°Đ / 21.071240; 105.791107
Xuân Đỉnh trên bản đồ Hà Nội
Xuân Đỉnh
Xuân Đỉnh
Vị trí phường Xuân Đỉnh trên bản đồ Hà Nội
Xuân Đỉnh trên bản đồ Việt Nam
Xuân Đỉnh
Xuân Đỉnh
Vị trí phường Xuân Đỉnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3,52 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng39.993 người[2]
Mật độ11.361 người/km²
Khác
Mã hành chính00610[3]

Xuân Đỉnh là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Xuân Đỉnh nằm ở phía đông bắc quận Bắc Từ Liêm, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 3,52 km²,[1] dân số năm 2022 là 39.993 người,[2] mật độ dân số đạt 11.361 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Xuân Đỉnh là một xã thuộc huyện Từ Liêm cũ.

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội[1]. Theo đó:

  • Chuyển xã Xuân Đỉnh về quận Bắc Từ Liêm mới thành lập
  • Thành lập phường Xuân Đỉnh trên cơ sở điều chỉnh 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 người của xã Xuân Đỉnh
  • Thành lập phường Xuân Tảo trên cơ sở điều chỉnh 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 người còn lại của xã Xuân Đỉnh.

Xuân Đỉnh nổi tiếng với hồng xiêm. Hồng xiêm Xuân Đỉnh có hương thơm và vị ngọt đặc biệt. Hồng được trồng ở đất Xuân Đỉnh hình phễu, quả to từ trên xuống dưới, da hồng, bổ ra có mùi thơm dịu, cát mịn, ăn có vị ngọt mát, phân biệt với hồng xiêm nơi khác cát to, có vị ngọt đậm, quả lớn hơn, hình dạng quả không đồng nhất. Bên cạnh cam Canh, bưởi Diễn, quất Quảng Bá, đào Nhật Tân, cốm Vòng... hồng xiêm Xuân Đỉnh cũng là niềm tự hào, món quà quý của người Hà Nội[4]. Những năm về trước hầu như nhà nào trong xã cũng trồng hồng xiêm, với số lượng cây lên đến hàng vạn, khiến xã trở thành một lãnh địa của hồng xiêm ngon nổi tiếng miền Bắc. Tuy nhiên, hiện nay, với tốc độ đô thị hóa quá nhanh, hồng xiêm Xuân Đỉnh cũng đang thu hẹp diện tích.

Phường còn có nghề làm bánh mứt kẹo truyền thống, đặc biệt là mứt tếtbánh trung thu. Những năm trước đây việc ít chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm và nhãn mác bao bì đã khiến bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh trở thành đối tượng phản ánh của các phương tiện truyền thông[5]. Bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh hiện không thể cạnh tranh với những mặt hàng xa xỉ của những hãng sản xuất có tên tuổi, tuy nhiên một số người vẫn biết và tìm đến mua hàng của một số gia đình nghệ nhân có uy tín như cơ sở Sinh Hùng; Đinh Tỵ; Bình Chung; Hồng Hạnh; Havico; Thành Công (hiện thuộc phường Xuân Tảo), và một số cơ sở khác. Những nhà sản xuất quy mô nhỏ lẻ đang dần rút lui để chuyển nghề còn số khác đang chuyển dần sang làm ăn công nghiệp, đề cao vệ sinh an toàn thực phẩm hơn trước. Từ dịp tết nguyên đán 2009, theo báo chí, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất bánh, mứt, kẹo tại làng nghề Xuân Đỉnh đã bước đầu được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ khâu chế biến[6].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Nghị quyết 132/NQ-CP năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội”.
  2. ^ a b Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (21 tháng 1 năm 2022). “Thông báo 64/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 21/01/2022”. LuatVietnam.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Hồng xiêm Xuân Đỉnh
  5. ^ Mạo hiểm khi mua mứt Tết không nhãn mác
  6. ^ Làng nghề bánh mứt kẹo đã coi trọng vệ sinh ATTP[liên kết hỏng]