Bước tới nội dung

Tây An

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Xi'an)
Tây An
西安
Trường An · 长安
—  Phó tỉnh thị  —
西安市
Tây An ở Thiểm Tây, Trung Quốc
Tây An ở Thiểm Tây, Trung Quốc
Tây An trên bản đồ Trung Quốc
Tây An
Tây An
Vị trí ở Trung Quốc
Tọa độ: 34°16′B 108°54′Đ / 34,267°B 108,9°Đ / 34.267; 108.900
TỉnhThiểm Tây
Chính quyền
 • Bí thư thành uỷ Tây AnTôn Thanh Vân (孙清云)
 • Thị trưởngTrần Ngọc Cân (陈宝根)
Diện tích
 • Phó tỉnh thị9.983 km2 (3,854 mi2)
 • Đô thị1.166 km2 (450 mi2)
 • Yangling94 km2 (36 mi2)
Độ cao405 m (1,329 ft)
Dân số (2000)
 • Phó tỉnh thị8.252.000
 • Mật độ830/km2 (2,100/mi2)
 • Đô thị2.670.000
 • Mật độ đô thị2,300/km2 (5,900/mi2)
Múi giờUTC+8
Mã bưu chính710000 - 710090
Mã điện thoại29
Thành phố kết nghĩaIași, Cairo, Isfahan, Thành phố Nara, Kalamata, Konya, Jeddah, Hạ Hutt, Edinburgh, Dortmund, Lahore, Funabashi, Gyeongju, Dnipro, Istanbul, Brasilia, Pompei, Athena, Birmingham, Cuzco, Taupo, Thành phố Kansas, Kathmandu, Thành phố Québec, Thành phố Kyōto, Pau, Veliko Tarnovo, Veliko Tarnovo, Jinju, Samarkand, Quận Montgomery, Valencia, Penang, Sankt-Peterburg, Maribor
GDP(2008)
- Tổng cộng219 tỷ ¥
- đầu người26.259 NDT
Đầu biển số xe陕A
Hoa biểu tượnghoa lựu
cây biểu tượnghòe
Websitehttp://www.xa.gov.cn/
Xī'ān
"Tây An" viết bằng chữ Hán
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung西安
Latinh hóaSianfu
Nghĩa đen"Western Peace"
Cháng'ān
Giản thể长安
Phồn thể長安
Nghĩa đen"Perpetual Peace"
Tên tiếng Trung Quốc
tiếng Trung Quốc西安: [ɕi²¹.ŋã²¹]
長安: [ʈ͡ʂʰaŋ²⁴.ŋã²¹]

Tây An (tiếng Hoa: 西安; pinyin: Xī'ān; Wade-Giles: Hsi-An) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh. Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hánnhà Đường[1] Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường An (tiếng Hoa phồn thể: 長安; tiếng Hoa giản thể: 长安; pinyin: Cháng'ān; có nghĩa là "muôn đời bình yên"). Tây An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất khu vực Tây Bắc và là một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Chu lập đô tại Phong (灃/沣 Feng) và Cảo (鎬/镐 Hao) giữa cuối thế kỷ 11 và năm 770 trước Công nguyên. Cả hai địa điểm này đều nằm phía tây của Tây An.

Nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) xây đô ở Hàm Dương, bờ bắc sông Hoài, sau đó bị Hạng Vũ cho thiêu rụi vào cuối đời nhà Tần.

Năm 202 trước Công nguyên: Lưu Bang, Hán Cao Tổ, thành lập thành Trường An làm kinh đô. Cung Trường Lạc (tiếng Hoa phồn thể: 長樂宮; tiếng Hoa giản thể: 长乐宫) được xây dựng dọc hai bên sông trên khu phế tích của thành nhà Tần. Đây được xem là ngày thành lập của thành phố Tây An.

200 trước Công nguyên: Lưu Bang cho xây Cung Vị Ương (未央宫) ở Trường An.

194 trước Công nguyên: Khởi công xây dựng tường thành đầu tiên của Tràng An. Thành dài 25,7 km, dày 12–16 m tại đáy, diện tích: 36 km².

Năm 190 sau Công nguyên: Nhà Đông Hán dời triều đình từ Tràng An đến Lạc Dương.

Năm 582: Hoàng đế nhà Tùy ra lệnh xây đô mới ở Đông Nam kinh đô nhà Hán, gọi là Đại Hưng (大興 Daxing). Thành gồm 3 phần: Cung điện, Tử Cấm Thành và khu vực dân cư. Diện tích trong thành: 84 km². Thành được đổi tên là Tràng An.

Thế kỷ thứ 7: Đường Tăng Tam Tạng lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch Kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về.

Năm 652: Xây dựng Tháp Đại Nhạn (大雁塔) cao 64 m dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tăng Tam Tạng.

Tháp chuông Tây An 707: Thuộc Tháp Tiểu Nhạn (小雁塔) cao 45 m, sau trận động đất năm 1556, chiều cao giảm còn 43,4 m.

Năm 904: Kết thúc nhà Đường kéo theo sự phá hủy Trường An. Cư dân của thành bị lùa về Lạc Dương - kinh đô mới.

Năm 1370: Nhà Minh xây một thành mới nhỏ hơn (khoảng 12 km²), chu vi: 11,9 km, cao: 12 m và dày 15–18 m tại chân thành. Tháng 10 năm 1911, trong thời kỳ cách mạng lật đổ nhà Thanh, những người Mãn Châu sống ở khu đông bắc trong thành đã bị thảm sát[2]. Năm 1936, sự kiện Tây An đã diễn ra trong thành của thành phố trong nội chiến Trung Quốc. Sự kiện này đã khiến Quốc Dân ĐảngĐảng Cộng sản Trung Quốc thoả thuận đình chiến để tập trung đánh quân Nhật Bản. Đây cũng là nơi có Phố Hồi giáo lớn. Nơi tham quan cho du khách nổi bật: Trường An Bát Cảnh (chữ Hán phồn thể: 長安八景; chữ Hán giản thể: 长安八景).

Những công trình kiến trúc cổ, những tự viện và chùa chiền đã bị phá hủy nghiêm trọng trong sự tàn phá của cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976.[3]

Năm 1974, sau khi những người đào giếng tình cờ phát hiện ra đội quân đất nung thì Tây An một lần nữa lại nổi lên trên bản đồ quốc tế

Phân chia hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố phó tỉnh Tây An chia thành 11 quận và 2 huyện:

Bản đồ
Mã đơn vị hành chính[4] Việt Trung Bính âm Diện tích (km²)[5] Thủ phủ Mã bưu chính Subdivisions[6]
Nhai đạo Trấn Khu dân cư Hương
610100 Tây An 西安市 Xī'ān Shì 10.096,81 Vị Ương 710000 113 55 766 2984
610102 Tân Thành 新城区 Xīnchéng Qū 30,13 Tây Nhất Lộ nhai đạo
(西一路街道)
710000 9 105
610103 Bi Lâm 碑林区 Bēilín Qū 23,37 Trương Gia Thôn nhai đạo
(张家村街道)
710000 8 100
610104 Liên Hồ 莲湖区 Liánhú Qū 38,32 Bắc Viện Môn nhai đạo
(北院门街道)
710000 9 127 5
610111 Bá Kiều 灞桥区 Bàqiáo Qū 324,50 Phưởng Chức Thành nhai đạo
(纺织城街道)
710000 9 40 223
610112 Vị Ương 未央区 Wèiyāng Qū 264,41 Trương Gia Bảo nhai đạo
(张家堡街道)
710000 12 114 147
610113 Nhạn Tháp 雁塔区 Yàntǎ Qū 151,44 Tiểu Trại Lộ nhai đạo
(小寨路街道)
710000 8 123 84
610114 Diêm Lương 阎良区 Yánliáng Qū 244,55 Phượng Hoàng Lộ nhai đạo
(凤凰路街道)
710089 5 2 23 80
610115 Lâm Đồng 临潼区 Líntóng Qū 915,97 Li Sơn nhai đạo
(骊山街道)
710600 23 36 284
610116 Trường An 长安区 Cháng'ān Qū 1.588,53 Vi Khúc nhai đạo
(韦曲街道)
710100 25 47 659
610117 Cao Lăng 高陵区 Gāolíng Qū 285,03 Lộc Uyển nhai đạo
(鹿苑街道)
710200 3 3 8 88
610118 Hộ Ấp 鄠邑区 Hùyì Qū 1.279,42 Cam Đình nhai đạo
(甘亭街道)
710300 1 13 21 518
610122 Lam Điền 蓝田县 Lántián Xiàn 2.005,95 Lam Quan nhai đạo
(蓝关街道)
710500 1 18 8 520
610124 Chu Chí 周至县 Zhōuzhì Xiàn 2.945,20 Nhị Khúc nhai đạo
(二曲街道)
710400 1 19 14 376

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 2005, Tây An có dân số 8,07 triệu người[9], so với số liệu điều tra năm 2000, dân số đã tăng thêm 656.700 người từ con số 7,41 triệu người[9]. Cơ cấu dân số gồm 51,66% nam giới và 48,34% nữ giới.[9] Quận đông dân nhất là Nhạn Tháp, với 1,08 triệu dân[9].

Đa số dân Tây An là người Hán, chiếm 99,1% tổng dân số. Có khoảng 50.000 người thuộc các dân tộc thiểu số, gồm 80.000 người Hồi tập trung ở phố người Hồi, nơi có Nhà thờ Hồi giáo Tây An 1360 năm.

GDP năm 2005 là 127 tỷ Nhân dân tệ, GDP đầu người: 16.180 NDT (2.025 Đô la Mỹ) xếp thứ 39 trong 659 thành phố của Trung Quốc. Tây An là một thành phố công nghiệp và phát triển lớn nhất Tây Bắc Trung Quốc. Tây An cũng là nơi thu hút vốn FDI lớn nhất trong số các thành phố miền Tây Trung Quốc.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường sắt

Tây An có một nhà ga chính: Nhà ga Tây An. Các nhà ga khác là Nhà ga Tây Tây An, Nhà ga Đông Tây An, Nhà ga Sanmincun, Nhà ga Fangzhicheng, Nhà ga Bắc Tây An. Tây An là trung tâm mạng lưới đường sắt.

Hàng không

Sân bay quốc tế Hàm Dương Tây An, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Tây An thuộc thành phố Hàm Dương, có cự ly 47 km từ trung tâm của Tây An, cách trung tâm thành phố Hàm Dương 13 km. Đây là sân bay chính của Tây An. Đây là sân bay lớn nhất vùng Tây Bắc Trung Quốc. Các hãng hàng không Chang'an Airlines, China Eastern Airline là hãng hàng không chính ở Tây An. Các tuyến bay quốc tế gồm: Bangkok, Fukuoka, Hong Kong, Osaka, Pusan, SapporoSingapore.

Xe buýt công cộng

Có hơn 200 tuyến xe buýt ở Tây An.

Tàu điện ngầm

Tuyến đầu tiên của dự án xây dựng tàu điện ngầm đã bắt đầu vào năm 2009. Hiện tại đang xây dựng dọc theo đường Trường An, là tuyến đường tàu điện ngầm đầu tiên ở thành phố này, có 6 tuyến, hoàn thành năm 2020.


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Xi'an”. Encarta. 1993-2008. ngày 3 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ Ernest Frank Borst-Smith, Caught in the Chinese revolution: A record of risks and rescue, published by T.F. Unwin, 1912.
  3. ^ Trường An: Kinh đô của 10 triều đại Trung Hoa, bbc, 26.2.2015
  4. ^ 国家统计局统计用区划代码 Lưu trữ 2012-04-07 tại Wayback Machine
  5. ^ 《贵阳统计年鉴2011》
  6. ^ 《中国民政统计年鉴2011》
  7. ^ 中国地面国际交换站气候标准值月值数据集(1971-2000年) (bằng tiếng Trung). China Meteorological Administration. tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  8. ^ “Extreme Temperatures Around the World”. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ a b c d “西安人口 (Xi'an population)”. City of Xi'an, in Chinese. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2007.