Bước tới nội dung

T-20 Komsomolets

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Xe kéo T-20 Komsomolets)
T-20 Komsomolets
Xe kéo pháo T-20 của Phần Lan (bắt được của Liên Xô)
LoạiXe kéo pháo
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởi Liên Xô
 Phần Lan
 Đức Quốc Xã
România Romania
Hungary Hungary[1]
TrậnChiến tranh thế giới 2
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1936
Giai đoạn sản xuất1937-1941
Thông số
Khối lượng3.5 tấn
Chiều dài3.45 m
Chiều rộng1.86 m
Chiều cao1.58 m
Kíp chiến đấu2

Phương tiện bọc thép7–10 mm
Vũ khí
chính
7.62mm Degtyarov DP
Động cơ4-cylinder GAZ-M
50 hp (37 kW)
Công suất/trọng lượng14 hp/tấn
Tầm hoạt động250 km
Tốc độ50 km/h

Xe bọc thép kéo pháo T-20 Komsomolets (tiếng Nga: Bronirovannyy gusenichnyy tyagach Komsomolets T-20) là một xe bọc thép kéo pháo và chở quân được quân đội Xô viết sử dụng trong Chiến tranh Mùa Đông với Phần LanThế Chiến II.

T-20 Komsomolets được thiết kế vào năm 1936 ở Ordzhonikidze Moscow Plant No.37. Việc chế tạo diễn ra trong thời gian 1937-1941 ở nhà máy số 37 này, cũng như ở STZ và GAZ.

Chiếc xe được thiết kế để có thể kéo các pháo như pháo chống tăng 45 mm, hay các súng cối hạng nặng 120 mm. Ngoài ra nó còn có thể kéo thêm một rơ-moóc nhỏ chứa đạn dược (nối vào giữa xe và pháo). Đôi khi xe cũng được dùng để kéo 2 rơ-moóc đạn dược.

Thùng xe được thiết kế ghế ngồi, có thể chở 6 người lính.

Khoang lái phía trước xe dành cho lái xe và chỉ huy. Khoang này được bọc thép và có một súng DT machinegun.

Khoảng 4.400 chiếc T-20 Komsomolets đã được chế tạo trong khoảng giữa năm 1937 và năm 1941.[2]

Các biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Một biến thể được thiết kế và sản xuất vào năm 1941 là pháo tự hành chống tăng ZiS-30, lắp thêm pháo chống tăng ZiS-2 57mm lên bên trên thùng xe (ghỡ bỏ ghế chở quân). Khoảng 100 chiếc đã được sản xuất.

PaK-36 3,7cm

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Đức cũng bắt được một số chiếc T-20 Komsomolets trên mặt trân phía Đông. Họ đã lắp một súng chống tăng 3,7 cm Pak 36 vào bên trên đầu xe. Khi đó, cửa ra vào của buồng lái được đưa sang bên cạnh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ Zaloga, p.103

Một số hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]