Xã hội song song
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 7 2018) |
Xã hội song song là một khái niệm chính trị ở Đức dịch sát nghĩa từ (tiếng Đức: Parallelgesellschaft), mô tả một dân tộc, hay tôn giáo của thiểu số, thường là các nhóm người nhập cư, có tổ chức xã hội riêng không theo các quy tắc và đạo đức xã hội của đa số. Thuật ngữ một phần trùng lặp trong nội dung ý nghĩa của nó với phản văn hóa, mà cũng không chấp nhận một phần nền văn hóa của đa số.[1]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Thuật ngữ này đã được nhà xã hội học người Đức Wilhelm Heitmeyer đưa vào trong các cuộc tranh luận về di cư và hội nhập trong những năm đầu thập niên 1990.[2][3] Nó nổi lên trong công luận châu Âu sau vụ đạo diễn người Hà Lan và phê bình Hồi giáo Theo van Gogh bị giết chết vào cuối năm 2004. Năm 2004, nó đã được chọn bởi Hiệp hội ngôn ngữ Đức là từ thứ hai trong những Từ của năm.
Tranh luận khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]Nghiên cứu lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong tháng 11 năm 2004, nhà sử học Klaus J. Bade cho là thuật ngữ xã hội song song có các đặc điểm của chủ nghĩa dân túy. Ông cho biết,
“ | "Xã hội song song trong ý nghĩa truyền thống không tồn tại ở Đức. Muốn có điều này phải có một số điểm: một bản sắc văn hóa thống nhất, một sự ẩn náu xã hội tự nguyện và có ý thức trong nơi cư trú và trong cuộc sống hàng ngày, một sự phân biệt biên giới rõ ràng về kinh tế, các tổ chức song đôi của nhà nước. Ở nước chúng ta các khu di dân chủ yếu pha trộn các dân tộc, việc ẩn lánh là do điều kiện xã hội, thiếu các tổ chức song đôi. Các xã hội song song chỉ tồn tại trong tâm trí của những người lo sợ: Tôi lo sợ và tôi tin rằng, người khác có lỗi. Nếu những cuộc nói chuyện tuy đơn giản nhưng nguy hiểm vẫn tiếp tục về xã hội song song như vậy, tình hình sẽ xấu đi. Do đó nói chuyện này không phải là một phần của giải pháp, mà là một phần của vấn đề ".[4] | ” |
Phê bình
[sửa | sửa mã nguồn]- Trong tháng 1 năm 2007, nhà văn hóa học Wolfgang Kaschuba nhận xét trên tờ báo hàng ngày ở Berlin Der Tagesspiegel với tựa „Wie Fremde gemacht werden". Ông cho là từ Xã hội song song đưa tới một sự phân biệt về văn hóa. Nó gây cảm tưởng là có 2 nền văn hóa thống nhất, một là của chúng ta và cái thứ hai là của những người khác. Nó tạo nên cái cảm tưởng đây là một cuộc chiến tranh văn hóa giữa người Đức Ki tô và người di dân Hồi giáo. Nó làm cho người ta không thấy tới những sự gần gũi trong đời sống hàng ngày. Ông cho là trước đây vài năm, Đức đã phá vỡ một bức tường và không nên xây một bức tường mới.[3]
- Theo Ahmad Mansour, nhà tâm lý học, giám đốc chương trình tại European Foundation for Democracy ở Brüssel và làm việc cho các dự án tại Heroes und Hayat ở Berlin về việc ngăn ngừa bạo động và chống lại việc quá khích hóa thanh thiếu niên Hồi giáo cho là "chắc chắn là có Xã hội song song. Mặc dù không có các cộng đồng di dân với các tòa án, cảnh sát và nhà thương riêng biệt, nhưng mà ở Đức có những người sống với và truyền bá các đặc tính, mà không theo như hiến pháp. Khi chúng ta thí dụ bàn về cơ cấu gia trưởng và về luật gia đình hoặc tình dục tự quyết, hầu hết những người nhập cư Hồi giáo cố gắng giải quyết các vấn đề như vậy trước hết trong gia đình. Và theo đó phụ nữ thường có ít quyền hơn nam giới." Lập trường về tự do tôn giáo và quyền bình đẳng của đức tin khác nhau có vấn đề ở nhiều người Hồi giáo bảo thủ. Ngay cả khi nó không quá bảo thủ, điều này có thể tạo điều kiện một nơi sinh sản cho sự phát triển của các biến thể cực đoan hơn. Trẻ em lớn lên trong các điều kiện này, có thể có những quan điểm mà không phù hợp với hiến pháp. Nhiều người thậm chí phát triển sự cảm thông với những người Hồi giáo quá khích và tệ nhất là một số người quay ra ủng hộ ISIL.[5]
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Gibt es Parallelgesellschaften in Deutschland?, sueddeutsche, 10.8.2016
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Parallelgesellschaften?, Aus Politik und Zeitgeschichte, No. 1–2 (2006)
- ^ Für türkische Jugendliche in Deutschland spielt der Islam eine wichtige Rolle, zeit, 23.8.1996
- ^ a b Wolfgang Kaschuba: Wie Fremde gemacht werden. In: Der Tagesspiegel vom 14. Januar 2007. Online verfügbar: Tagesspiegel-Archiv
- ^ Spiegel Online vom 24. November 2004. Archiv
- ^ Gibt es Parallelgesellschaften in Deutschland?, sueddeutsche, 10.8.2016