Bước tới nội dung

Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt và xã hội Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Wikipedia tiếng Việt là phiên bản tiếng Việt của Wikipedia, ra đời vào tháng 11 năm 2002.[1] Từ khi hình thành cho đến nay, Wikipedia tiếng Việt được xem là nguồn tư liệu để báo chí Việt Nam rút trích thông tin nội dung và hình ảnh, được các nhà khoa học xem là đối tượng nghiên cứu hay các thành phần chính trị xem là nơi thực hiện các mục đích của họ. Ngoài ra, Wikipedia tiếng Việt cũng có tác động không nhỏ đến giáo dục và xã hội Việt Nam.

Phá hoại nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì tính mở cho tất cả mọi người đều có thể chỉnh sửa nội dung, Wikipedia được xem là nơi dễ bị phá hoại. Hơn nữa, mặc dù phát triển hơn 10 năm, Wikipedia tiếng Việt vẫn được xem là hình thức đóng góp lạ lẫm với người dùng, có rất nhiều người chưa hiểu rõ cách đóng góp thông tin cho Wikipedia và cơ chế hoạt động của nó. Do vậy, Wikipedia tiếng Việt có lượng thành viên tham gia lâu năm rất ít nên các bài viết chất lượng khá ít, đa phần là các bài tương đối. Một lý do khác được xem là nổi cộm, đó là vấn đề ý thức văn hóa công cộng của người Việt Nam. Đa số, sẵn sàng phá hoại bất kể đâu nếu tài sản đó mang tính công cộng hay không thuộc về mình.[2]

Đa số các tờ báo điện tử chỉ trích Wikipedia tiếng Việt nhiều hơn là khen ngợi. Nhiều trang báo lá cải đưa tin về việc Wikipedia tiếng Việt bị phá hoại nội dung, chủ yếu là các bài về ca sĩ, diễn viên hay các nhân vật nổi tiếng.[3] Đặc biệt, các tờ báo này luôn đưa tin ngay khi một chương trình lớn nào đó xảy ra.

Một số nhân vật là nạn nhân của các phá hoại, ví dụ như: ca sĩ Hồ Ngọc Hà[4], ca sĩ Bảo Thy[5], hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên và MC trùng tên Kỳ Duyên, thậm chí cả nhà khoa học Isaac Newton và nhiều chủ đề khác.[6] Gần đây nhất, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cũng bị kéo vào vòng xoáy trùng tên tương tự sự kiện trùng tên MC và hoa hậu Kỳ Duyên năm 2014.[7]

Tác động đến giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tượng nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng Việt cũng được xem là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt là các chuyên ngành như Web ngữ nghĩaxử lý ngôn ngữ tự nhiên.[8][9]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn tham khảo không chính thức, chủ yếu là giới học sinh, sinh viên.

Quảng cáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều trang web chuyên về SEO cũng xem Wikipedia tiếng Việt là đối tượng thích hợp để quảng cáo, chèn link nhằm thăng hạng website của khách hàng, đối tác hay cá nhân.[10] Vì lý do Google luôn ưu tiên các đề mục bài viết của Wikipedia đứng ở các vị trí đầu trong các kết quả tìm kiếm (chỉ đối với các bài viết có chất lượng)[11], vì vậy nhiều người cho rằng chèn link ở các bài viết Wikipedia có thể thăng thứ tự website của họ nhanh chóng.

Wikipedia cũng được xem là nơi quảng cáo, đánh bóng tên tuổi của nhiều doanh nghiệp.[12] Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn thuê hẳn người có kinh nghiệm viết Wikipedia để PR cho bài viết về hồ sơ doanh nghiệp của họ. Một doanh nghiệp có bài viết tồn tại ở Wikipedia giúp doanh nghiệp đó tăng danh tiếng của mình, đồng thời là cũng là sự chứng minh độ nổi bật của doanh nghiệp nếu chiếu theo quy định của Wikipedia.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phiên bản đầu tiên của bài Internet Society vào ngày 16 tháng 11 năm 2002, người viết đến từ một địa chỉ của ISP Telia, Thuỵ Điển, nên rất có thể là Thành viên:Joakim Löfkvist, người cũng tham gia sửa bài này 8 ngày sau đó.
  2. ^ “Wikipedia Việt bị nhiều người chỉnh sửa thiếu ý thức Tạp chí Lifestyle - Chuyên trang giải trí và mua sắm”. Tạp chí Lifestyle. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “Wikipedia tiếng Việt thành bị nhiều người "rảnh nhảm" phá hoại”. YAN News. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “Wikipedia Việt bị nhiều người chỉnh sửa thiếu ý thức Tạp chí Lifestyle - Chuyên trang giải trí và mua sắm”. Tạp chí Lifestyle. Truy cập 3 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ “Bảo Thy không bận tâm dù bị bêu riếu”. Zing.vn. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “Wikipedia tiếng Việt thành bị nhiều người "rảnh nhảm" phá hoại”. 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ “Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh thành từ khoá hot trên mạng sau một đêm”. Zing.vn. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ Nguyen, C. Q., & Phan, T. T. (2009, August). An ontology-based approach for key phrase extraction. In Proceedings of the ACL-IJCNLP 2009 Conference Short Papers (pp. 181-184). Association for Computational Linguistics.
  9. ^ Nguyen, D. (2009, August). Using search engine to construct a scalable corpus for vietnamese lexical development for word segmentation. In Proceedings of the 7th Workshop on Asian Language Resources (pp. 171-178). Association for Computational Linguistics.
  10. ^ “Phân tích những yếu tố giúp Wikipedia trở nên hoàn hảo”. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ “10 năm Wikipedia”. PC World VN Tạp chí Công nghệ thông tin - Truyền thông. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.
  12. ^ “Tạo trang Wikipedia cho thương hiệu”. genk.vn. 21 tháng 6 năm 2013. Truy cập 30 tháng 8 năm 2016.