Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận/Tiêu đề bài viết: I ngắn và Y dài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tiêu đề bài viết: I ngắn và Y dài

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây quả là một vấn đề nhức nhối và có chút "khó chịu" mỗi lần nhắc đến. Có nhiều quan điểm, ý kiến tranh cãi, giữa quan niệm, quy tắc cũ với quy định, quy tắc mới, vân vân, nhưng thiết nghĩ, ta đang thời buổi hiện đại, ngôn ngữ cũng đã phát triển hơn nhiều, ta nên có sự thống nhất chung, tuy không thể kiếm soát hết được, nhưng sao cho vẫn hiệu quả tối đa nhất đến mức có thể.

Có thể nhiều người đã biết, quy định chung về cẩm nang biên soạn Wikipedia cũng đã thành văn rồi, nhưng mình xin nói trọng tâm như sau:

i ngắn được dùng với các phụ âm B-, H-, K-, L-, M-, T-, trừ trường hợp tên riêng.

Ở quy ước cũ: có thể dùng y dài thay cho i ngắn nếu âm đó là gốc Hán Việt, nhưng theo quy tắc mới, cũng như văn phong Wikipedia ta nên có sự thay đổi theo đúng chuẩn: i ngắn thì dùng với các phụ âm b, h, k, l, m, t.

(Hơn nữa, ở quy tắc cũ chỉ là "có thể dùng thay cho", chứ không phải gặp Hán Việt là bắt buộc dùng y dài.)

Nếu không có sự thay đổi về âm và nghĩa, trừ trường hợp "Y" đứng sau "QU" (có thể châm trước), hầu hết các từ có âm "I" ở cuối đều được viết thống nhất bằng "I". Thí dụ: Hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ.

Trừ trường hợp tên riêng thì y dài thường được ưu tiên sử dụng hơn i ngắn chẳng hạn như những tên người họ (Lý Thái Tổ, Lý Uyên, Lý Tiểu Long), Mỹ, Phục Hy, Mỹ Đình.

Vậy y dài có trong các trường hợp:

  1. Tên riêng
  2. Đứng một mình, là phiên âm Hán Việt cho các chữ Hán:
    1. y (伊, 咿, 醫, 禕, 漪, 欹, 旖, 黟, 噫, 椅, 依, 猗, 衣)
    2. ý (懿, 薏, 饐, 鷾, 意)
    3. ỷ (倚, 扆, 犄, 綺)
  3. Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yêng (hùng), huỳnh huỵch...
  4. Trong các âm tiết nửa mở, nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thúy, (ma) túy, (xương) tủy, quỵ lụy... thì viết y dài. Còn [ui] thì dùng i ngắn cúi (đầu), túi (quần), tủi (hổ), xúi (bẩy), (tàn) lụi...
  5. Trong tổ hợp âm làm vần: tuyết, huyết, uyên bác, thuyết minh, khuyên bảo, duyên phận, luyến ái, ... (hơn là tuiết, huiết, uiên bác, thuiết minh, khuiên bảo, duiên phận, luiến ái, ...)

Quay lại vấn đề tiêu đề bài viết cụ thể:

Chẳng hạn, mình thấy bài Địa lý Hoa Kỳ nên đổi tên lại thành Địa lí Hoa Kỳ, Hoa Kỳy dài bởi đây đã là tên riêng rồi.

Tuy trong văn bản mỗi bài viết hàng nghìn hàng vạn chữ với i dài y ngắn lẫn lộn, nhưng ít ra ta nên có một tựa đề bài viết cho đúng chuẩn thống nhất.

Xin ý kiến của các Wikipedian.

--Lưu Nguyệt Hạ Uyên thảo luận đóng góp email @ 10:58, ngày 16 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đồng ý
Không đồng ý
Ý kiến
  1.  Ý kiến Trước nhất, ngay cả các chương trình truyền hình gần đây trên VTV, như Cuộc đua kỳ thú, vẫn viết y dài mà. Chứng tỏ rõ ràng chưa có sự thống nhất ngay cả ở cáp cao nhất. --37.24.144.111 (thảo luận) 18:02, ngày 22 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Và theo Duyệt Phố viết tại bài Thảo luận:Tị nạn : Theo tôi hiểu thì danh-từ Hán-Việt vần "i" nếu đi sau 6 phụ-âm: h, m, l, k, t, q(u) thì dùng "y". Quy-tắc này Đào-Duy-Anh dùng khi soạn từ-điển Hán-Việt của ông. Vì vậy ta có "công-ty" chứ không có "công-ti". Để dễ nhớ hơn, các lớp Việt-ngữ ở Hải-ngoại có câu: "học mau lên kẻo tôi quên" để các học-sinh nhớ cách dùng i/y.Duyệt-phố (thảo luận) 15:26, ngày 1 tháng 5 năm 2009 (UTC)